Nhận diện bản chất về tài chính toàn diện nhằm thực hiện việc thúc đẩy phát triển bền vững
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 244.89 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Xuất phát từ bản chất sẽ luôn là những nguyên lý cơ bản nhằm bao quát được tất cả các yếu tố của Tài chính toàn diện, đó là các yếu tố về đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ; đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ; sản phẩm, dịch vụ; phương tiện và ứng dụng CNTT và Môi trường xung quanh đến thúc đẩy tài chính toàn diện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện bản chất về tài chính toàn diện nhằm thực hiện việc thúc đẩy phát triển bền vững NHẬN DIỆN BẢN CHẤT VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN NHẰM THỰC HIỆN VIỆC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chúc Anh Tú Học viện Tài chính Tóm tắt Có nhiều cách tiếp cận khác về Tài chính toàn diện nhưng đều thể hiện sự cần thiết cần thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện bền vững trong điều kiện hiện nay. Mỗi cách tiếp cận đều theo những khía cạnh riêng, điều này sẽ khó cho việc đưa ra các giải pháp tác động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện bền vững và hiệu quả. Xuất phát từ bản chất sẽ luôn là những nguyên lý cơ bản nhằm bao quát được tất cả các yếu tố của Tài chính toàn diện, đó là các yếu tố về đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ; đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ; sản phẩm, dịch vụ; phương tiện và ứng dụng CNTT và Môi trường xung quanh đến thúc đẩy tài chính toàn diện. Từ khóa: yếu tố tài chính toàn diện; môi trường tài chính toàn diện; sản phẩm tài chính toàn diện; cung cấp tài chính toàn diện. Những năm gần đây, tài chính toàn diện (TCTD) đã trở thành vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ thuận tiện và phù hợp với chi phí hợp nhất cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. TCTD được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối vơi người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện: theo Leyshon and Thrift (1995) tài chính toàn diện là quá trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức; Theo Sinclair (2001) tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cần thiết bằng cách thức thích hợp; Tại Ấn Độ, Ủy ban Tài chính toàn diện Rangaranjan (2008) cho rằng: “Tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo nhóm dân cư thiệt thòi chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính và tín dụng kịp thời, đầy đủ khi cần thiết với chi phí phải chăng”; Theo United Nations (2006) là khả năng tiếp cận danh mục dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý của tất cả hộ gia đình; Theo Islam và Mamun, (2011) tài chính toàn diện được hiểu là khả năng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ và sản phẩm tài chính phù hợp. Tiếp cận tài chính: theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo (CGAP - Consultative Group to Assist the Poor, 2009), tiếp cận tài chính là sự cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người; Theo WB (2017) tiếp cận tài chính có nghĩa là các cá nhân, doanh nghiệp được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ hữu ích và giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, thanh toán... một cách có trách nhiệm và bền vững. Phổ cập tài chính: theo WB (2014) phổ cập tài chính là việc cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên xã hội với mức chi phí hợp lý, đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức yếu thế, chưa được tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính chính thống; 11 Theo Cámara (2004) cho rằng phổ cập tài chính là quá trình theo đó việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức được tối đa hóa, đồng thời giảm thiểu những rào cản đối với cá nhân trong việc tham gia vào hệ thống tài chính chính thức; Theo Sama (2015) phổ cập tài chính có thể được hiểu là một quá trình đảm bảo khả năng tiếp cận, tính khả dụng và sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế. Tài chính Vi mô (TCVM): theo J. Ledgerwood (2007) TCVM không chỉ bao gồm các dịch vụ ngân hàng đơn giản, mà còn là công cụ phát triển, với dịch vụ tài chính cho người thu nhập thấp gồm tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất; Theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo TCVM là dịch vụ tài chính cung cấp cho những người có thu nhập thấp, người nghèo những khoản vay nhỏ giúp họ tham gia sản xuất kinh doanh và thoát khỏi đói nghèo; Tại Nghị định số 28/2005/NĐ-CP, Điều 2 thì TCVM là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo. Như vậy, có thể tóm lược tài chính toàn diện, TCVM và phổ cập tài chính đều có đặc điểm sau: (i) cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính tới các đối tượng có nhu cầu với chi phí, phương tiện, thủ tục hợp lý nhất. Đặc biệt là mở rộng khả năng tiếp cận cho các tầng lớp có thu nhập thấp nhằm tạo cơ hội đồng đều và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế; (ii) Các thước đo thể hiện ở tiếp cận dịch vụ tài chính, sử dụng dịch vụ tài chính và chất lượng của các dịch vụ tài chính; (iii) Tham gia vào quá trình này bao gồm các yếu tố đó là đối tượng cung sản phẩm, cấp dịch vụ tài chính; đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính; các phương tiện hỗ trợ và ứng dụng CNTT; Môi trường pháp lý các cấp. Nội dung thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện: là thúc đẩy chính là các yếu tố tham gia vào quá trình này. Sơ đồ: 12 Môi trường giáo dục, phổ cập kiến thức tài chính... Môi trường pháp lý Đối tượng Sản phẩm, Đối tượng sử dụng Phương tiện ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện bản chất về tài chính toàn diện nhằm thực hiện việc thúc đẩy phát triển bền vững NHẬN DIỆN BẢN CHẤT VỀ TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN NHẰM THỰC HIỆN VIỆC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Chúc Anh Tú Học viện Tài chính Tóm tắt Có nhiều cách tiếp cận khác về Tài chính toàn diện nhưng đều thể hiện sự cần thiết cần thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện bền vững trong điều kiện hiện nay. Mỗi cách tiếp cận đều theo những khía cạnh riêng, điều này sẽ khó cho việc đưa ra các giải pháp tác động nhằm thúc đẩy tài chính toàn diện bền vững và hiệu quả. Xuất phát từ bản chất sẽ luôn là những nguyên lý cơ bản nhằm bao quát được tất cả các yếu tố của Tài chính toàn diện, đó là các yếu tố về đối tượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ; đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ; sản phẩm, dịch vụ; phương tiện và ứng dụng CNTT và Môi trường xung quanh đến thúc đẩy tài chính toàn diện. Từ khóa: yếu tố tài chính toàn diện; môi trường tài chính toàn diện; sản phẩm tài chính toàn diện; cung cấp tài chính toàn diện. Những năm gần đây, tài chính toàn diện (TCTD) đã trở thành vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu, với mục tiêu phát triển hệ thống tài chính phục vụ cho tất cả các thành viên trong xã hội, cung cấp các dịch vụ thuận tiện và phù hợp với chi phí hợp nhất cho mọi cá nhân và doanh nghiệp, qua đó góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia. TCTD được coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững, góp phần huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội. Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi cá nhân và tổ chức, đặc biệt đối vơi người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế, luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tài chính toàn diện: theo Leyshon and Thrift (1995) tài chính toàn diện là quá trình một số nhóm xã hội và cá nhân nhất định được tiếp cận với hệ thống tài chính chính thức; Theo Sinclair (2001) tài chính toàn diện là khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cần thiết bằng cách thức thích hợp; Tại Ấn Độ, Ủy ban Tài chính toàn diện Rangaranjan (2008) cho rằng: “Tài chính toàn diện là quá trình đảm bảo nhóm dân cư thiệt thòi chẳng hạn như tầng lớp yếu thế và nhóm thu nhập thấp có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính và tín dụng kịp thời, đầy đủ khi cần thiết với chi phí phải chăng”; Theo United Nations (2006) là khả năng tiếp cận danh mục dịch vụ tài chính với chi phí hợp lý của tất cả hộ gia đình; Theo Islam và Mamun, (2011) tài chính toàn diện được hiểu là khả năng cá nhân tiếp cận và sử dụng dịch vụ và sản phẩm tài chính phù hợp. Tiếp cận tài chính: theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo (CGAP - Consultative Group to Assist the Poor, 2009), tiếp cận tài chính là sự cung cấp khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho tất cả mọi người; Theo WB (2017) tiếp cận tài chính có nghĩa là các cá nhân, doanh nghiệp được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ hữu ích và giá cả phải chăng, đáp ứng nhu cầu tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, thanh toán... một cách có trách nhiệm và bền vững. Phổ cập tài chính: theo WB (2014) phổ cập tài chính là việc cung cấp các dịch vụ tài chính phù hợp và thuận tiện cho mọi thành viên xã hội với mức chi phí hợp lý, đặc biệt chú trọng đến nhóm cá nhân và tổ chức yếu thế, chưa được tiếp cận và sử dụng dịch vụ tài chính chính thống; 11 Theo Cámara (2004) cho rằng phổ cập tài chính là quá trình theo đó việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức được tối đa hóa, đồng thời giảm thiểu những rào cản đối với cá nhân trong việc tham gia vào hệ thống tài chính chính thức; Theo Sama (2015) phổ cập tài chính có thể được hiểu là một quá trình đảm bảo khả năng tiếp cận, tính khả dụng và sử dụng hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của nền kinh tế. Tài chính Vi mô (TCVM): theo J. Ledgerwood (2007) TCVM không chỉ bao gồm các dịch vụ ngân hàng đơn giản, mà còn là công cụ phát triển, với dịch vụ tài chính cho người thu nhập thấp gồm tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm, dịch vụ thanh toán và các dịch vụ phi tài chính như đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất; Theo Nhóm tư vấn và hỗ trợ người nghèo TCVM là dịch vụ tài chính cung cấp cho những người có thu nhập thấp, người nghèo những khoản vay nhỏ giúp họ tham gia sản xuất kinh doanh và thoát khỏi đói nghèo; Tại Nghị định số 28/2005/NĐ-CP, Điều 2 thì TCVM là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng nhỏ, đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp, đặc biệt là hộ gia đình nghèo. Như vậy, có thể tóm lược tài chính toàn diện, TCVM và phổ cập tài chính đều có đặc điểm sau: (i) cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, dịch vụ tài chính tới các đối tượng có nhu cầu với chi phí, phương tiện, thủ tục hợp lý nhất. Đặc biệt là mở rộng khả năng tiếp cận cho các tầng lớp có thu nhập thấp nhằm tạo cơ hội đồng đều và xóa đói, giảm nghèo, hạn chế bất bình đẳng trong nền kinh tế; (ii) Các thước đo thể hiện ở tiếp cận dịch vụ tài chính, sử dụng dịch vụ tài chính và chất lượng của các dịch vụ tài chính; (iii) Tham gia vào quá trình này bao gồm các yếu tố đó là đối tượng cung sản phẩm, cấp dịch vụ tài chính; đối tượng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính; các phương tiện hỗ trợ và ứng dụng CNTT; Môi trường pháp lý các cấp. Nội dung thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện: là thúc đẩy chính là các yếu tố tham gia vào quá trình này. Sơ đồ: 12 Môi trường giáo dục, phổ cập kiến thức tài chính... Môi trường pháp lý Đối tượng Sản phẩm, Đối tượng sử dụng Phương tiện ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tài chính toàn diện Môi trường tài chính toàn diện Sản phẩm tài chính toàndiện Cung cấp tài chính toàn diện Cung cấp tài chínhTài liệu liên quan:
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính toàn diện
3 trang 177 0 0 -
Vai trò của thông tin kế toán và kiểm toán trong thúc đẩy tài chính toàn diện tại Việt Nam
3 trang 77 0 0 -
Thúc đẩy tài chính toàn diện ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025
9 trang 68 0 0 -
Xây dựng và phân tích chỉ số tài chính toàn diện
11 trang 38 0 0 -
Thúc đẩy tiếp cận tín dụng chính thức trong nông nghiệp Việt Nam
4 trang 34 0 0 -
Tác động trực tiếp của tín dụng công nghệ đến bất bình đẳng thu nhập
11 trang 32 0 0 -
Phát triển tài chính toàn diện và giải pháp cho Việt Nam trong bối cảnh mới
4 trang 32 0 0 -
Mức độ hiểu biết tài chính toàn diện của người dân khu vực nông thôn Việt Nam
3 trang 32 0 0 -
Vai trò của ví điện tử đối với tài chính toàn diện tại Việt Nam
13 trang 32 0 0 -
204 trang 30 1 0