Danh mục

Nhận diện chính quyền tự trị địa phương của xã hội phương Đông - Tiếp cận lý thuyết và thực tiễn từ trường hợp Nhật Bản

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 575.68 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chính quyền địa phương là cơ quan nhà nước ở địa phương. Để đảm bảo sự thống trị toàn vẹn lãnh thổ và duy trì quyền lực thống trị xã hội thống nhất, giai cấp cầm quyền nhất thiết tạo lập hệ thống quản trị địa phương. Mức độ tự trị, tự quản trong hoạt động của chính quyền địa phương, phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố tự nhiên, lịch sử, tâm lý xã hội, mà còn phụ thuộc vào khả năng áp đặt ý chí kiểm soát của chính quyền trung ương. Khác các nước phương Đông, Nhật Bản trở thành đất nước “hiếm có” về hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước từ trung ương tới địa phương. Chính sự phân quyền mạnh mẽ trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đã tạo nên ở Nhật Bản một cấu trúc chính trị vững chắc, ổn định, năng động và hoạt động hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận diện chính quyền tự trị địa phương của xã hội phương Đông - Tiếp cận lý thuyết và thực tiễn từ trường hợp Nhật Bản Hoàng Văn Việt Nhận diện chính quyền tự trị địa phương của xã hội phương Đông... NHẬN DIỆN CHÍNH QUYỀN TỰ TRỊ ĐỊA PHƯƠNG CỦA XÃ HỘI PHƯƠNG ĐÔNG - TIẾP CẬN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN TỪ TRƯỜNG HỢP NHẬT BẢN Hoàng Văn Việt(1) (1) Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (VNU-HCM) Ngày nhận bài: 15/9/2018; Ngày gửi phản biện 15/9/2018; Chấp nhận đăng 1/12/2018 Email: thaicenter@hcmussh.edu.vn Tóm tắt Chính quyền địa phương là cơ quan nhà nước ở địa phương. Để đảm bảo sự thống trị toàn vẹn lãnh thổ và duy trì quyền lực thống trị xã hội thống nhất, giai cấp cầm quyền nhất thiết tạo lập hệ thống quản trị địa phương. Mức độ tự trị, tự quản trong hoạt động của chính quyền địa phương, phụ thuộc không chỉ vào các yếu tố tự nhiên, lịch sử, tâm lý xã hội, mà còn phụ thuộc vào khả năng áp đặt ý chí kiểm soát của chính quyền trung ương. Khác các nước phương Đông, Nhật Bản trở thành đất nước “hiếm có” về hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước từ trung ương tới địa phương. Chính sự phân quyền mạnh mẽ trong các cơ quan nhà nước, đặc biệt giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương đã tạo nên ở Nhật Bản một cấu trúc chính trị vững chắc, ổn định, năng động và hoạt động hiệu quả. Từ khóa: chính quyền, địa phương, Nhật Bản, phương Đông, quản lý xã hội Abstract RECOGNIZING THE ORIENTAL LOCAL AUTONOMOUS GOVERNMENT – THEORETICAL AND PRACTICAL APPROACH FROM JAPANESE CASE Local government is a governmental agency of the locality. In order to ensure the territorial integrity and maintain the unique social dominant power, it is necessary for the ruling class to set up a local management system. The autonomous level in local government activities depends on not only natural, historical and social psychological factors but also the central government’s ability of controlling will imposition. Unlike the Oriental countries, Japan has its unique system of central and local governments. It is the strong power division among the governmental agencies, in particular, between the central and local ones that forms the firm, stable, active and effective political structure of Japan. 1. Đặt vấn đề Quản lý xã hội là hiện tượng tất yếu của hoạt động xã hội con người trong xã hội nhân loại. Trong xã hội chưa phân chia giai cấp, quyền lực tập trung trong tay số đông, gọi là quyền lực xã hội. Khi xã hội xuất hiện các giai cấp thì quyền lực chuyển từ số nhiều sang số ít người - đại diện chủ sở hữu về tư liệu sản xuất. Để đảm bảo sự thống trị thống nhất, giai cấp cầm quyền cần thiết xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức quyền lực từ trung ương đến địa phương. Khác các nước phương Tây, do các đặc thù về điều kiện địa lý tự nhiên, quá trình tộc người, đặc 82 Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 4(39)-2018 trưng văn hóa, hoàn cảnh lịch sử chi phối, trong các xã hội phương Đông luôn tồn tại song hành hai hệ thống quản lý xã hội - quản lý xã hội truyền thống và quản lý xã hội hiện đại. Quản lý truyền thống dựa trên các nguyên tắc phẩm chất công; còn quản lý xã hội hiện đại từ các nguyên tắc phân chia lợi ích giai cấp. Sự cộng sinh hai hệ thống quản lý xã hội đã tạo nên diện mạo phong phú và điển hình của xã hội phương Đông. Trong thế giới phương Đông, Nhật Bản - một quốc gia đơn tộc. Sự hài hòa chế ngự và phổ biến trong tổ chức quản lý xã hội đã xuyên suốt dòng lịch sử từ thời khởi phát văn minh thế kỷ V-VII đến xã hội hiện đại ngày nay. Đặc điểm chính quyền địa phương là ở chỗ hệ thống quản lý được tổ chức một cách đồng nhất ở hầu hết các khu vực; hoạt động của nó dựa trên nguyên tắc tự chủ - tự trị - tự chịu trách nhiệm cao độ. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động , mặc dù thể hiện tính tự trị cao nhưng không làm rạn nứt và phá vỡ hệ thống quản lý nhà nước thống nhất của Nhật Bản. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có không ít những tài liệu nghiên cứu liên quan đến chính quyền địa phương ở một số nước phương Đông, nói riêng, trên thế giới, nói chung. Nguyễn Đăng Dung (1998) đã khái quát những nét cơ bản về chính quyền địa phương - khái niệm, vai trò, cấu trúc… Nguyễn Minh Tuấn (2007) đề cập ít nhiều đến các chính quyền địa phương (về tổ chức, về chức năng hoạt động). Về hệ thống tổ chức quản lý xã hội tộc người ở châu Á, Phạm Minh Thảo và Nguyễn Kim Loan (2011) đã liệt kê và mô tả khá đầy đủ về một số tộc người ở các nước châu Á. Hoàng Văn Việt (2008) trong một số bài viết về Hệ thống chính trị Liên Bang Úc, chính quyền tự quản ở cộng đồng dân tộc ít người ở Việt Nam, Hoàng Văn Việt đã phân tích khá kỹ cơ cấu tổ chức, vị trí, vai trò của cơ chế quản lý này trong xã hội hiện đại. Về chính quyền địa phương Nhật Bản, đã có kh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: