Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 1
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển vùng đất Nam Bộ (Tập 2): Phần 1 Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PGS. TS. PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung ỦY VIÊN HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP - XUẤT BẢN TS. VÕ VĂN BÉ Biên tập nội dung: ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH ThS. VŨ THỊ HỒNG THỊNH TRẦN PHAN BÍCH LIỄU ThS. PHÙNG MINH TRANG Trình bày bìa: HOÀNG MINH TÁM Chế bản vi tính: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT Sửa bản in: Đọc HỒNG THỊNH sách mẫu: VIỆT HÀSố đăng ký kế hoạch xuất bản: 2266-2021/CXBIPH/27-23/CTQG.Số quyết định xuất bản: 439-QĐ/NXBCTQG, ngày 29/6/2021.Nộp lưu chiểu: tháng 7 năm 2021.Mã ISBN: 978-604-57-6912-6. CHỦ BIÊN GS. PHAN HUY LÊ PHÂN CÔNG BIÊN SOẠNGS. PHAN HUY LÊ: Lời giới thiệu, Chương mở đầu, Chương kếtTS. TRƯƠNG THỊ KIM CHUYÊN: Chủ biên Chương IGS. TSKH. VŨ MINH GIANG: Chương IIGS. TS. NGUYỄN VĂN KIM: Chủ biên Chương IIIGS. TS. NGUYỄN QUANG NGỌC: Chủ biên Chương IVPGS. TS. ĐOÀN MINH HUẤN: Chủ biên Chương VPGS. TS. TRẦN ĐỨC CƯỜNG: Chủ biên Chương VIGS. TS. NGÔ VĂN LỆ: Chủ biên Chương VIIPGS. TS. VŨ VĂN QUÂN: Chủ biên Chương VIIITS. VÕ CÔNG NGUYỆN: Chủ biên Chương IXPGS. TS. VÕ VĂN SEN: Chủ biên Chương XPGS. TS. PHAN XUÂN BIÊN: Chủ biên Đề xuất, kiến nghịCùng các thành viên tham gia Ban biên soạn của các đề tài 5 Chương VII ĐẶC TRƯNG TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO VÀ SINH HOẠT VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG CƯ DÂN NAM BỘ I- ĐẶT VẤN ĐỀ Nam Bộ là đồng bằng lớn ở Việt Nam, với tổng diện tích trên64.000 km2. Xét về nhiều phương diện hiện nay cũng như trong tươnglai lâu dài, Nam Bộ sẽ đóng vai trò hết sức quan trọng trong chiếnlược phát triển kinh tế, văn hóa ở nước ta. Nam Bộ là vùng đất mới sovới lịch sử lâu đời của nước Việt Nam. Nhưng chính vùng đất này lạilà vùng đất hứa, là niềm hy vọng của bao lớp cư dân người Việt cùngvới các cộng đồng dân cư khác như Khmer, Hoa, Chăm vì nhiều lý dokhác nhau đã đến đây để sinh cơ lập nghiệp, mưu cầu cuộc sống mớiấm no, hạnh phúc hơn. Các thế hệ người Việt cùng với các thế hệ củacác tộc người anh em khác đã chung lưng đấu cật khai phá và bảo vệvùng đất này, làm nên những kỳ tích trong kháng chiến chống xâmlược cũng như trong xây dựng hòa bình. Do tính chất và tầm quantrọng của vùng đất này mà từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứura mắt độc giả. Những công trình đó đã khắc họa bức tranh khá sinhđộng về con người và vùng đất Nam Bộ với những đặc trưng văn hóa,xã hội. Tất cả những sắc thái văn hóa địa phương đó đã làm nên một6 VÙNG ĐẤT NAM BỘ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN “văn minh miệt vườn” được Sơn Nam trình bày trong tập khảo cứu của mình1. Trong phân loại các vùng văn hóa ở Việt Nam, các tác giả đều coi Nam Bộ là một vùng văn hóa với những đặc trưng rất đa dạng và phong phú, làm nên sắc thái của một vùng so với các vùng văn hóa khác ở nước ta2. Khi nghiên cứu văn hóa tộc người và lịch sử tộc người thì Nam Bộ là một khu vực lịch sử - dân tộc học (zone historico - ethnographique). Với tư cách là một vùng lịch sử - dân tộc học, Nam Bộ có những yếu tố địa lý tự nhiên, môi trường xã hội chi phối một cách sâu sắc đến các yếu tố văn hóa, đến sự phát triển kinh tế, xã hội của cả khu vực cũng như của từng cộng đồng dân cư sinh sống trên vùng đất phương Nam. Nghiên cứu đặc trưng tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của cư dân Nam Bộ thực chất là nghiên cứu khu vực lịch sử - dân tộc học, vì vậy chúng tôi nêu lên một số hướng tiếp cận để tạo tiền đề cho việc nghiên cứu như sau: 1. Tiếp cận theo hướng môi trường sinh thái Nam Bộ là vùng đất mới so với các khu vực khác của Việt Nam. Cách đây trên 3 thế kỷ, vào năm 1698, khi chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược phương Nam, chính thức hóa một tình hình thực tế, xác lập bộ máy hành chính thuộc quyền cai quản của chúa Nguyễn, thì nơi đây còn là một vùng đất hoang vu, thiên nhiên khắc nghiệt, môi sinh đa dạng với các tiểu vùng khác nhau. Những điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và đa dạng, có những nét đặc thù so với các vùng khác, thí dụ so với vùng đồng bằng sông Hồng, ảnh hưởng một cách trực tiếp và sâu sắc đến việc hình thành các yếu tố văn hóa 1. Sơn Nam ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vùng đất Nam Bộ Lịch sử Nam Bộ Tín ngưỡng Nam Bộ Sinh hoạt văn hóa Quản lý xã hội Quan hệ tộc người Tôn giáo ở Nam BộGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khoá luận tốt nghiệp: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần MISA
98 trang 154 0 0 -
Ebook Đất phương Nam: Sổ tay hành hương - Phần 1
162 trang 97 5 0 -
Quản trị địa phương - tiếp cận từ lịch sử quản lý xã hội
9 trang 62 0 0 -
Luật tục Ê-đê về bảo vệ tài nguyên môi trường trong mối tương quan với pháp luật hiện nay
13 trang 55 0 0 -
Bài giảng Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam - TS. Lâm Ngọc Rạng
31 trang 51 0 0 -
Lịch sử Nam bộ: Đất và người - Phần 2
170 trang 43 1 0 -
Lịch sử Nam bộ: Đất và người (Tập II) - Phần 1
229 trang 37 1 0 -
Phân tích cơ cấu xã hội - dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng hiện nay và khuyến nghị
8 trang 35 0 0 -
Nghiên cứu ca trù dưới góc nhìn âm nhạc dân tộc học
5 trang 34 0 0 -
Giáo trình Dân số và Phát triển: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Nam Phương (chủ biên)
165 trang 32 0 0 -
86 trang 32 0 0
-
Lịch sử Nam bộ: Đất và người - Phần 1
188 trang 32 1 0 -
Lịch sử Nam bộ: Đất và người (Tập II) - Phần 2
244 trang 31 1 0 -
Phong tục của người Việt vùng Tây Nam Bộ qua truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
5 trang 29 0 0 -
Quản lý xã hội ở các khu công nghiệp Việt Nam hiện nay: Vấn đề và giải pháp
9 trang 29 0 0 -
1 trang 28 0 0
-
14 trang 27 0 0
-
155 trang 27 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 2 - NXB ĐH Huế
161 trang 27 0 0 -
9 trang 25 0 0