Danh mục

Nhận định nhu cầu và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường bán lẻ Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 286.01 KB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài này nêu lên kinh doanh bán lẻ ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam vì thị trường này đã và đang mang lại tỉ suất lợi nhuận tốt. Cũng vì thế, thị trường này đang bị cạnh tranh rất khốc liệt, nếu không có kinh nghiệm cũng như kế hoạch kinh doanh rõ ràng, rất dễ bị các đối thủ khác đánh bật và giành mất thị phần. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận định nhu cầu và giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho thị trường bán lẻ Việt Nam NHẬN ĐỊNH NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM ThS. Lê Ngọc Hải CH. Trần Thị Tuyết Mai Kinh doanh bán lẻ ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam vì thị trường này đã và đang mang lại tỉ suất lợi nhuận tốt. Cũng vì thế, thị trường này đang bị cạnh tranh rất khốc liệt, nếu không có kinh nghiệm cũng như kế hoạch kinh doanh rõ ràng, rất dễ bị các đối thủ khác đánh bật và giành mất thị phần. Năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam diễn ra trước bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo,xung đột mâu thuẫn xảy ra ở nhiều nơi đặc biệt căng thẳng trên biển Đông. Trước tình hình đó, mặc dù thống kê cho thấy kinh tế Việt Nam đã xuất hiện dấu hiệu phục hồi, nhưng năng suất và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn chưa mấy được cải thiện. Thị trường bán lẻ Việt Nam là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng, năm 2014 là một năm hết sức sôi động với các hoạt động mua bán, sáp nhập, liên kết, liên doanh cả về sản xuất lẫn kinh doanh của các doanh nghiệp bản lẻ như: Kinh Đô, Citimart, Metro và mới nhất là Nguyễn Kim, hầu hết các doanh nghiệp nội đều có xu hướng co cụm, giữ vị trí của mình, thậm chí có một vài đơn vị rút địa điểm như Fivimart, Intimex, Hapro. Việc làm này nhằm củng cố lại về chất lượng kinh doanh, khẳng định thương hiệu, riêng Co.opmart và Satra đều vẫn đang có thêm những địa điểm mới với các siêu thị và chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi. Còn đối với doanh nghiệp nước ngoài, hầu hết các tập đoàn lớn trên thế giới đều đã gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam với Lotte, BigC, Parkson, Aeon… Năm 2014 trôi qua chứng minh hệ thống bán lẻ của các Doanh nghiệp Việt Nam không mấy hiệu quả, so với các Doanh nghiệp nước ngoài là một cuộc chơi không cân sức. Trong đó, Doanh nghiệp nước ngoài chủ động, kinh doanh theo chuỗi và có chiến lược cụ thể chiếm lĩnh thị trường. Bên cạnh một số Doanh nghiệp nước ngoài hoạt động hiệu quả cũng đã có một số Doanh nghiệp phải đóng cửa do bán giá quá cao vì người thu nhập thấp không tiếp cận được. Chính vì vậy, các Doanh nghiệp trong nước phải có chính sách và chiến lược phát triển đối với từng phân khúc thị trường hợp lý để phát triển bền vững. Năm 2015 tiếp theo sẽ là một năm đầy cơ hội và thách thức với ngành bán lẻ và các doanh nghiệp nội địa vớiviệc Việt Nam cho phép thành lập các công ty bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài theo cam kết khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó, năm 2015 là năm khu vực kinh tế chung ASEAN (AEC) chính thức có hiệu lực cho phép các dòng tài nguyên, 139 hàng hóa, nguồn vốn, nhân lực… di chuyển tự do và thuận lợi trong nội khối. Thêm vào đó, việc Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với 12 nước tham gia nếu ký kết trong năm 2015 cho phép hơn 10.000 loại hàng hóa từ các nước thành viên được loại bỏ hoàn toàn thuế quan. Việc này sẽ gây nhiều khó khăn, bất lợi cho hàng hóa trong nước nhưng cũng là động lực thúc đẩy tình hình sản xuất và phân phối, nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Thực trạng nguồn nhân lực cho thị trường bán lẻ Việt Nam Sau khi gia nhập WTO, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, đi kèm đó là nhu cầu rất lớn và cấp bách về đội ngũ nhân sự chuyên ngành. Theo đánh giá từ nhuongquyenvietnam.com thì “Nhân sự chuyên nghiệp là một thử thách lớn” là một trong bốn đặc điểm lớn của thị trường bán lẻ Việt Nam vớisố nhân sự ngành bản lẻ Việt Nam năm 2013 và 2014 lần lượt là 4,5 triệu và 5 triệu, trong khi đó tỷ lệ nhân sự được đào tạo chuyên nghiệp về quản lý bán lẻ chỉ đạt mức khiêm tốn là 2% (2013) và 3,1% (2014). Theo báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao trong quý 4/2014 tại thị trường Việt Nam của công ty Navigos Search ngày 14/07/2014 thì ngành Tiêu dùng/Bán lẻ chiếm 14%, đứng thứ 2 trong nhóm 5 ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao cao nhất. Đáng chú ý hơn là ngành Tiêu dùng/Bán lẻ có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp cao tăng mạnh nhất so với 4 ngành nghề còn lại trong nhóm (8%). Theo thống kê của careerbuilder.vn thì ngành Bán hàng/Kinh doanh là ngành đứng đầu trong nhóm 10 ngành có nhu cầu tuyển dụng trực tuyến cao nhất trong năm 2014, chiểm tý lệ 11,8% gấp đôi nhu cầu của ngành cao thứ hai là Tiếp thị/Marketing. Tại Việt Nam, mô hình bán lẻ các loại mặt hàng là hình thức phổ biến nhất trong kinh doanh và khách hàng đang ngày càng có những đòi hỏi cao hơn cả về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Chính vì thế, quản lý các hệ thống bán hàng là ngành nghề rất phổ biến, không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai các doanh nghiệp bán lẻ sẽ phải tìm kiếm những nguồn nhân lực với sự hiể ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: