Danh mục

Nhãn hàng riêng - Mối quan hệ cạnh tranh giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 660.55 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ cạnh tranh các nhà sản xuất và nhà bán lẻ khi phát triển nhãn hàng riêng. Đề xuất giải pháp tối ưu hóa mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong việc phát triển nhãn hàng riêng. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhãn hàng riêng - Mối quan hệ cạnh tranh giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất NHÃN HÀNG RIÊNG - MỐI QUAN HỆ CẠNH TRANH GIỮA NHÀ BÁN L VÀ NHÀ SẢN XUẤT ThS. Nguyễn Thị Thanh Mai Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội TÓM TẮT: Nhãn hàng riêng đang ngày càng chứng tỏ những ưu thế của mình. Việc phát triển nhãn hàng riêng đã làm cho các nhà bán lẻ và các nhà sản xuất trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau. Nghiên cứu này đưa ra một số giải pháp tối ưu hóa mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong việc phát triển nhãn hàng riêng Từ khóa: nhãn hàng riêng, thương hiệu cửa hàng, thương hiệu nhà phân phối, thương hiệu riêng, nhãn hàng quốc gia, nhãn hiệu nhà sản xuất,… ABSTRACT: Private label brands are increasingly proving their advantages. The development of private labels brand has turned retailers and manufacturers into competitors directly. This study give a number of solutions to optimize the manufacturer-retailer relationship in developing private labels brand. 1. GIỚI THIỆU Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, quy mô thị trường bán lẻ Việt Nam những năm gần đây đang tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm 2010 là 88 tỷ USD thì đến năm 2017 là 130 tỷ USD [18]. Cũng theo kết quả khảo sát thường niên của hãng tư vấn .T.Kearney (Hoa Kỳ) về Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 2017 (GRDI), Việt Nam đã tăng 5 bậc lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng, chỉ đứng sau các thị trường lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và Tiểu Vương quốc Ả - rập thống nhất (U E). Vượt qua các thị trường như Indonesia (vị trí thứ 8), Thái Lan (vị trí 30), Philippines (vị trí thứ 18),…[1]. Điều này có thể nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam có mức tăng trưởng cao và có tiềm năng phát triển rất lớn. Một trong những lý do lý giải cho điều này là Việt Nam có quy mô dân số lớn với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và ổn định. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,81%; năm 2018 là 7,1% và năm 2019 là 7,02% (theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF) [19]. Với tiềm năng và sức hấp dẫn như vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam đã thu hút sự quan tâm rất lớn của các doanh nghiệp không chỉ cả ở trong nước mà còn ngoài nước tham gia đầu tư. Nhiều tập đoàn lớn trong nước cũng đã đầu tư rất mạnh cho lĩnh vực bán lẻ, điển hình là tập đoàn Masan với việc mua lại chuỗi cửa hàng Vinmart và Vinmart+ cùng tham vọng đến năm 2025, sẽ đưa chuỗi cửa hàng bán lẻ này từ 3.000 như hiện nay lên 10.000, đồng thời mở mô hình nhượng quyền. Bên cạnh các doanh nghiệp trong nước, nhiều tập đoàn nước ngoài đã đầu tư vào thị trường bán lẻ Việt Nam, điển hình như Big C (Thái Lan), eon (Nhật Bản), Lotte (Hàn Quốc),… (Kỳ Ngọc, 2020) [9]. 537 Sự phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu bán lẻ lớn trong và ngoài nước đã tạo nên diện mạo mới cho thị trường bán lẻ Việt Nam, mang đến cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn hơn. Tuy nhiên, cũng đặt các doanh nghiệp bán lẻ trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Để có thể tạo được lợi thế cho mình, các nhà bán lẻ đã tung ra rất nhiều chiến lược, trong đó có chiến lược phát triển nhãn hàng riêng. Thuật ngữ nhãn hàng riêng hay còn được gọi là thương hiệu cửa hàng, thương hiệu nhà phân phối đề cập đến tất cả hàng hóa được bán dưới nhãn hiệu của nhà bán lẻ. Nhãn đó có thể là tên riêng của các cửa hàng hoặc tên được tạo ra bởi cửa hàng đó. Trong một số trường hợp, một cửa hàng có thể thuộc một nhóm các thành viên cùng sở hữu nhãn hàng riêng này, những nhãn hàng riêng này được gọi là nhãn đã được kiểm soát. (Theo Hiệp hội nhãn hàng riêng - Private Label Manufacturers Association - PLM ‟s, 2016) [20]. Những sản phẩm mang nhãn hàng riêng do chính các nhà phân phối thiết kế trên cơ sở phối hợp với nhà sản xuất và triển khai trong quá trình kinh doanh nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau liên quan trực tiếp đến chiến lược định vị, chiến lược phát triển. Với sự ra đời của nhãn hàng riêng, các nhà bán lẻ vừa biến nhà sản xuất thành những đối tác, vừa đẩy họ trở thành những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của mình. Vậy để cùng tăng trưởng và phát triển bền vững trong lĩnh vực nhãn hàng riêng các nhà phân phối và nhà sản xuất cần phải làm gì? Nghiên cứu này sẽ phần nào giải đáp câu hỏi trên. 2. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu của nghiên cứu là: - Nghiên cứu mối quan hệ cạnh tranh các nhà sản xuất và nhà bán lẻ khi phát triển nhãn hàng riêng. - Đề xuất giải pháp tối ưu hóa mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ trong việc phát triển nhãn hàng riêng. Để đạt được những mục tiêu trên, tác giả đã kế thừa những nghiên cứu trước đó về nhãn hàng riêng được tiếp cận từ góc độ nhà sản xuất nhãn hàng riêng, nhà bán lẻ nhãn hàng riêng và cả những nghiên cứu từ phía người tiêu dùng nhãn hàng riêng. Dựa trên những nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả đã tiến hành diễn giải kết quả bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và suy luận. Khi thực hiện nghiên cứu này các dữ liệu thứ cấp được sử dụng từ các nghiên cứu trước, các dữ liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, các báo cáo thị trường của các tổ chức Kantar Worldpanel, Nielsen, cũng như thông tin của nhiều trang website được đăng tải. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. C sở lý luận về nhãn hàng riêng Khái niệm nhãn hàng riêng (private label brands, store brands, own brands hoặc house brands) được khởi xướng đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1970 ở dạng bao bì rất đơn giản, chỉ có màu trắng và màu đen. Đặc điểm của nhãn hàng riêng lúc đó được mô tả với một số nét đặc trưng như: giá của nhãn hàng riêng thấp hơn nhãn hàng của nhà sản xuất, không nhận được hoặc nhận được rất ít sự hỗ trợ của hoạt động quảng cáo, chất lượng của sản phẩm nhãn h ...

Tài liệu được xem nhiều: