Danh mục

Nhận thức của hộ sản xuất cà phê về giảm tác động đến môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Cưmgar, tỉnh Đắk Lắk

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức của hộ sản xuất cà phê giảm tác động đến môi trường. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đồng ý sản xuất giảm tác động đến môi trường của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk cũng được tìm hiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của hộ sản xuất cà phê về giảm tác động đến môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Cưmgar, tỉnh Đắk Lắk Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” NHẬN THỨC CỦA HỘ SẢN XUẤT CÀ PHÊ VỀ GIẢM TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN CƯMGAR, TỈNH ĐẮK LẮK TS. Phan Thị Thúy, ThS. Từ Thị Thanh Hiệp TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức của hộ sản xuất cà phê giảm tác động đến môi trường. Ngoài ra, các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đồng ý sản xuất giảm tác động đến môi trường của các hộ sản xuất cà phê ở tỉnh Đắk Lắk cũng được tìm hiểu. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện và sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu gồm thống kê mô tả, kiểm định one sample T test và mô hình Logit, kết quả chỉ ra rằng đa số các hộ dân nhận thức được các hoạt động thực hành canh tác sản xuất giảm tác động tới môi trường và có sự chênh lệch về giá trị trung bình giữa nhận thức kinh tế và rủi ro của các hộ. Bên cạnh đó, các yếu tố gồm giới tính, tập huấn, trình độ học vấn, nguồn thông tin tiếp cận ảnh hưởng đến quyết định đồng ý sản xuất giảm tác động đến môi trường của hộ dân. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa cho các nhà hoạch định chính sách trong việc nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất giảm tác động đến môi trường nói chung và sản xuất cà phê nói riêng. Từ khóa: Cà phê, Đắk Lắk, nhận thức, giảm tác động, môi trường ABSTRACT PERCEPTION OF COFFEE FARMERS ON PRODUCTION OF REDUCING ENVIRONMENTAL IMPACTS: A CASE STUDY IN CUMGAR DISTRICT, DAK LAK PROVINCE The study evaluates the perception of coffee farmers on the reducing environmental impacts. In addition, the factors affecting their decision on production to reduce environmental impact of coffee production in Dak Lak province are also mentioned. The study employed convenient sampling method and used data analysis methods of descriptive statistics, one sample T test and Logit model, the results show that the majority of farmers highly awares coffee farming practices to reduce environmental impacts as well as there is a different mean between economic and risk perceptions. In addition, farmers’ decision was significantly related to gender, training, education level, access to information sources. The findings give implications for policy makers in increasing farmer awareness about production to reduce envivronmental impacts. Key words: Coffee farmers, perception, reducing enevironmental impacts, Dak Lak province 1. MỞ ĐẦU Canh tác nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, giảm lượng khí thải cacbon là phương tiện đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng nông nghiệp xanh và bền vững (Parris, 2011). Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với rủi ro về thiên tai, dịch bệnh đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức, nhận thức và hiểu biết về mối quan hệ giữa sản xuất và môi trường. Bởi trong quá trình sản xuất, nông dân đã có nhiều tác động tiêu cực lên môi trường, điều này vô hình trung ảnh hưởng đến việc sản xuất bền vững và thu nhập của chính các hộ (Despotović và cộng sự, 2021). 294 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” Tại Việt Nam, nông nghiệp là một trong năm lĩnh vực (nông nghiệp, năng lượng, các quá trình công nghiệp, chất thải và sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp) được chính phủ đưa ra với cộng đồng quốc tế nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Bảo vệ môi trường trong nông nghiệp và sản xuất giảm tác động đến môi trường đã và đang được khuyến khích phát triển nhằm giảm tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế dịch bệnh và nâng cao giá trị sản phẩm, đặc biệt đối với những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao như cà phê. Đắk Lắk là vùng sản xuất trọng điểm của cây cà phê, lĩnh vực này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu, góp phần ổn định kinh tế, xóa đói giảm nghèo và giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Chẳng hạn, niên vụ 2019-2020, diện tích cà phê toàn tỉnh là 208 nghìn ha, sản lượng 476 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 290 triệu USD, thu hút hơn 350.000 lao động trực tiếp. Tuy nhiên, do nhiều vấn đề như giá cả bấp bênh, dịch bệnh cây trồng, biến đổi khí hậu làm cho việc sản xuất của các hộ gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, việc sản xuất manh mún, tự phát, tận dụng kinh nghiệm bản thân, nhất là sử dụng nhiều lượng phân bón, hóa chất, thuốc trừ sâu và nước tưới nhằm nâng cao năng suất vô hình trung ảnh hưởng đến môi trường sản xuất. Do đó, nhận thức về vấn đề canh tác giảm tác động đến môi trường, giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị sản lượng cần thiết phải được quan tâm. Nghiên cứu nhằm đánh giá nhận thức của hộ trong canh tác cà phê giảm tác động đến môi trường liên quan đến thực hành canh tác gồm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nước tưới và che bóng và giá trị cảm nhận gồm nhận thức kinh tế và rủi ro đồng thời tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đồng ý của hộ trong sản xuất cà phê nhằm giảm tác động đến môi trường tại huyện CưMgar, tỉnh Đắk Lắk, nơi có diện tích cà phê lớn nhất toàn tỉnh (Niên giám thống kê, 2021). 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết Nhận thức Theo Laugksch (2000), nhận thức là “những điều mà công chúng nên biết trong khoa học”. Sau đó, nhận thức được định nghĩa cụ thể hơn. Trong khi đó, Ban và Hawkin (2000), “nhận thức là quá trình thu nhận thông tin hoặc được kích thích từ môi trường và biến đổi thành cảm nhận về tâm lý”. Theo Smiglak-Krajewska và Wojciechowska-Solis, (2021) nhận thức môi trường (environemtal awereness) là một dạng của nhận thức xã hội (social aweraness), là sự hiểu biết, sự nhận thức và sự đáp ứng nhu cầu và phẩm chất của môi trường ...

Tài liệu được xem nhiều: