Danh mục

Nhận thức của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM về biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 378.98 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết cung cấp một số thông tin nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH) và các giải pháp ứng phó của sinh viên (SV) trong giai đoạn hiện nay. Quá trình khảo sát và thu thập mẫu nghiên cứu được thực hiện ở Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (ĐH CNTP TPHCM).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhận thức của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM về biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phóTạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 20 (1) (2020) 60-67 NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HCM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ Đặng Hồ Phương Thảo Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Email: thaodang0986@gmail.com Ngày nhận bài: 09/01/2020; Ngày chấp nhận đăng: 02/3/2020 TÓM TẮT Bài báo cung cấp một số thông tin nhận thức về biến đổi khí hậu (BĐKH) và các giảipháp ứng phó của sinh viên (SV) trong giai đoạn hiện nay. Quá trình khảo sát và thu thậpmẫu nghiên cứu được thực hiện ở Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố HồChí Minh (ĐH CNTP TPHCM). Nghiên cứu đã sử dụng phiếu điều tra được thiết kế sẵn cho200 SV trong Trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức về khái niệm BĐKH của SVở mức trung bình. SV đã nhận thấy các biểu hiện của BĐKH ở địa phương, trong đó, biểuhiện được nhận thấy rõ ràng nhất là sự thay đổi nhiệt độ. Ngoài ra, còn có các biểu hiện khácnhư hạn hán, lũ lụt… Nguồn thông tin về BĐKH được SV tiếp nhận khá rộng rãi, chủ yếuqua tivi và radio. 80,5% SV được khảo sát cho rằng BĐKH có tác động lớn nhất đến hoạtđộng sản xuất nông nghiệp. Trước tác động của BĐKH, Trường ĐH CNTP TPHCM nóichung và các Khoa nói riêng đã tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường và ứng phó vớiBĐKH. Trong đó, 85,5% SV tham gia các hoạt động vì mục đích chính là bảo vệ môitrường.Từ khóa: Nhận thức, biến đổi khí hậu, ứng phó, sinh viên. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức lớn nhất đối với toàn nhân loạitrong thế kỉ 21 và các thế kỷ tiếp theo [1]. BĐKH với biểu hiện chính là sự ấm lên toàn cầudo phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của con người. Trong vòng 100 năm qua (1906-2010), nhiệt độ toàn cầu đã tăng lên khoảng 0,74 °C, hầu hết là tăng lên trong vòng 50 nămtrở lại đây. BĐKH được dự báo sẽ gây ra sự thay đổi bất thường về lượng mưa và gia tăngcác hiện tượng cực đoan như lũ lụt, hạn hán và bão [2]. BĐKH không còn đơn thuần là vấnđề về môi trường mà nó đã trở thành vấn đề gắn liền với sự phát triển, là yếu tố quan trọngcó tác động toàn diện đến sự phát triển bền vững của cả thế giới. Báo cáo đánh giá lần thứ 5 của Ủy Ban Liên chính phủ về BĐKH đã chỉ ra rằng cácquốc gia ven biển ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng nặng nềcủa BĐKH và nước biển dâng [3]. Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trungbình đã tăng khoảng 2-3 °C và mực nước biển đã dâng thêm khoảng 20 cm. Dự đoán rằng,vào cuối thế kỷ 21, theo kịch bản phát thải cao, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăngthêm 2,5-3,7 °C và mực nước biển có thể dâng thêm 78-95 cm [4]. Tác động của BĐKH đốivới nước ta là rất nghiêm trọng, là nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, choviệc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của đất nước [5]. 60Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM về biến đổi… Trong Chiến lược quốc gia của nước ta về BĐKH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệtnăm 2011 [5], Việt Nam coi ứng phó với BĐKH là vấn đề có ý nghĩa sống còn. Ứng phó vớiBĐKH phải gắn liền với phát triển bền vững, được tiến hành đồng thời các hoạt động thíchứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, trong đó ở thời kỳ đầu thích ứng là trọng tâm. Nhiềubiện pháp xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với BĐKH đã được triển khai, đặc biệt làcác đối tượng học sinh và sinh viên (SV) [6, 7]. Trong Kế hoạch hành động thực hiện Chiếnlược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của ngành Giáo dục giai đoạn 2011-2020 [7],ngành Giáo dục đã đưa kiến thức cơ bản về BĐKH vào trong các chương trình, bậc giáo dục,đào tạo; phát triển và có chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các chuyên ngànhliên quan đến thích ứng với BĐKH. Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc Trung ương được xếp loại đô thị đặcbiệt của Việt Nam. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Thành phố Hồ Chí Minh làmột trong 10 thành phố đông dân nhất trên thế giới có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng doBĐKH. Đến năm 2050, hàng triệu người dân thành phố sẽ gánh chịu rủi ro từ những sự kiệnthời tiết thường xuyên và cực đoan như ngập lụt và các cơn bão nhiệt đới [8]. Hiện tại, trênđịa bàn Thành phố có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp, thu hút SV đến học tập vàsinh sống. Việc tập trung một lượng lớn dân cư đã gây áp lực không nhỏ đến vấn đề khaithác, sử dụng tài nguyên và môi trường sống trên địa bàn Thành phố. SV là tầng lớp tri thứccủa xã hội hiện nay đang phải ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: