Nhân vật người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn Trương
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 261.57 KB
Lượt xem: 4
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong giai đoạn văn học Việt Nam 1930-1945, Lê Văn Trương nổi lên như một hiện tượng đặc biệt. Sức viết của Lê Văn Trương không dễ mấy ai có được, nếu không nói là không ai có được (riêng sách đã hơn 200 cuốn). Ngoài tiểu thuyết, ông viết truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, bút ký, thơ và cả kịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn TrươngLê Thị Ngân và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ65(03): 85 - 90NHÂN VẬT NGƢỜI HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƢƠNGLê Thị Ngân*, Nguyễn Thị HườngTrường Đại học Khoa học - Đại học Thái NguyênTÓM TẮTTrong giai đoạn văn học Việt Nam 1930-1945, Lê Văn Trương nổi lên như một hiện tượng đặcbiệt. Sức viết của Lê Văn Trương không dễ mấy ai có được, nếu không nói là không ai có được(riêng sách đã hơn 200 cuốn). Ngoài tiểu thuyết, ông viết truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, bútký, thơ và cả kịch. Ông là người đầu tiên và duy nhất trong lịch sử văn học Việt Nam tạo ra đượcnhân vật “người hùng”- mẫu nhân vật được đông đảo độc giả một thời say mê. Bài viết đi tìm hiểunét riêng độc đáo của nhân vật người hùng của tiểu thuyết Lê Văn Trương, kể cả mặt thành côngvà hạn chế của bút pháp nghệ thuật của ông khi xây dựng kiểu nhân vật này.Từ khoá: Lê Văn Trương, tiểu thuyết, nhân vật, người hùng, hình tượng.Mỗi một nhà văn, với ngưỡng cảm nhậnriêng trong tâm thức thẩm mỹ, sẽ tạo ra mộtkiểu dạng nhân vật riêng. Lê Văn Trương, vớimột Trường đời đầy những Trận đời đầymưa gió đã tạo cảm hứng cho ông xây dựngkiểu nhân vật Người hùng trong hầu hết cáctiểu thuyết của mình.Trong văn học Việt Nam, cũng như văn họcthế giới, thời nào, hình tượng người hùngcũng luôn chiếm một vị trí nhất định trong đờisống văn học. Nhưng không phải ai cũng cómột niềm tự hào là tên mình luôn được nhắcđến kèm theo một định ngữ “người hùng”mẫu nhân vật mà cả đời văn mình theo đuổinhư Lê Văn Trương. Điều đó đã bao hàm sựkhẳng định. Cái tên Lê Văn Trương- ngườihùng luôn đi liền với nhau bởi bản thân cuộcđời ông đậm chất phiêu lưu và oanh liệt, bởinhân vật tiểu thuyết của ông luôn mang khíphách của một kẻ anh hùng. Phạm Thế Ngũ,trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ướctân biên, đã đánh giá: “Điều đáng chú ý ởông là cái tư tưởng người hùng ông đã đemdiễn tả thành gần như một chủ nghĩa trongtác phẩm” [4]. Thời đại nào cũng có conngười mới của nó. Người hùng của Lê VănTrương là chính là hình tượng con người mớicủa thời đại ông đang sống.Người hùng không đồng nghĩa hoàn toàn vớianh hùng. Một anh hùng, theo định nghĩa củaJoseph Campbell, là một nhân vật điển hình,người có thể vượt qua mọi trở ngại, và bằngTel: 0912022777, Email:cách nào đó mang lại cho chúng ta một cảmgiác chung rằng, chúng ta có thể làm nhiều hơnnhững gì chúng ta đang làm, và có thể trởthành người tốt hơn chúng ta hiện tại. Ởphương Tây cũng như phương Đông, ngườianh hùng luôn đứng trên đỉnh cao của lịch sử,có tính cách phi phàm, trí tuệ hơn người vàmang trong mình những khát vọng dân tộc.Người anh hùng Asin, Uylixơ trong Homerơ,Người hùng Đôn Quijote của Cervantes….lànhững kiểu anh hùng như vậy.Người hùng của Lê Văn Trương là mẫu ngườikhông hoàn toàn giống như vậy. Họ khôngphải là những con người lý tưởng, không phảilà hạt nhân tích cực với những thành tích lớnlao trong cuộc đấu tranh vì tiến bộ cuộc sống,không phải là người có nhân cách vĩ đại.Hành trang của họ rất dễ hoà trong đám đông.Họ là những người ta có thể gặp đâu đó trênđường đời. Người hùng trong tiểu thuyết LêVăn Trương ngang tàng, khí khái, thể hiệnnhững đức tính ông cho là tốt đẹp nhất củacon người. Nguyễn Huệ Chi, trong cuốn Từđiển văn học, khi giới thiệu về Lê VănTrương, đã đánh giá về người hùng của tiểuthuyết gia họ Lê: “Người hùng không chỉoanh liệt trong cuộc phiêu lưu mạo hiểm, màcòn là người có lương tâm cao quý, gươngmẫu. Đó là kiểu người hăng hái, xông pha,không từ nan trước mọi khó khăn, luôn gánhchịu phần thiệt thòi về mình, nhằm trừ tai cứunạn, đem lại hạnh phúc cho người khác.” [6]Độc giả gặp ở tiểu thuyết Lê Văn Trươngnhững người hùng rất đời thường. Đó là85Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.Lrc-tnu.edu.vnLê Thị Ngân và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆchàng trai trẻ gan dạ, bỏ học đi kinh doanh,làm rất nhiều nghề nguy hiểm, kể cả nhữngnghề ngoài pháp luật, kiến thức từ sách vở,nhà trường không nhiều, nhưng hiểu biếtngoài đời lại phong phú. Đó là người anh cảtrong một gia đình đông em, còm cọm đi làmđể nuôi các em, hy sinh hết thảy: danh vọng,sự nghiệp, tình yêu, khoái lạc…để làm trònnghĩa vụ người anh trưởng; Đó là một ngườimẹ trẻ một mình nuôi ba đứa con thơ dại, kiênquyết từ chối lời cầu hôn của chàng y sĩ saytình để trọn đạo với người chồng đã quá cố,để tình cảm dành cho các con không bị san sẻ.Thậm chí, đó có thể là cô gái điếm, ngồi trêntiền bạc, lặn trong tình trường, nhưng khi yêuthật sự, sẵn sàng chết để bảo toàn danh dự vàhạnh phúc cho người mình yêu…Nhân vậtngười hùng của Lê Văn Trương không phải làhiệp sĩ, siêu nhân, mà như một người bạn, cóđủ cả những ưu điểm và nhược điểm rấtngười, nhưng hơn người một chút ở cái ýthức sâu sắc về trách nhiệm cụ thể của mình ởmọi cương vị, trong gia đình cũng như trongxã hội, ở cái ý chí khẳng định, ở cái nghị lựckiên trì và quyết tâm sống với tư cách là mộtCON NGƯỜI viết hoa với cái nghĩa đẹp nhấtcủa nó. Trong cuộc đấu tranh để khẳng định sựtồn tại và nhân cách của mình, người hùng củaLê Văn Trương không phải lúc nào cũng ngạonghễ vượt lên trên hoàn cảnh. Có những lúc,họ vẫn bộc lộ, dẫu khoảng khắc, cái yếu đuốidễ gần của những con người bình thường.Nguyễn Mạnh Trinh, trong bài viết Lê VănTrương, tiểu thuyết của triết lý người hùngđã viết: “…trong những tiểu thuyết ấy tôi tìmđược rất nhiều cá tính của những nhân vậtmà người ta tưởng là hiếm hoi trong đờithường mà thật ra lại có những nét sốngđộng của những mẫu người đang sống vàhành động”[3]Người hùng của Lê Văn Trương như một thứđá nam châm thu hút và chinh phục hết thảymọi người, kể cả những kẻ không cùng chiếntuyến. Nhưng có lẽ, rõ nét nhất là sự chinhphục trái tim người đẹp. Họ thường xuất thântừ anh tiểu tư sản nghèo, tay trắng. Hoặc là bịđuổi việc, hoặc là bị phá sản, trong tay khôngmột cắc bạc, chỉ có đầy lòng kiêu hãnh và65(03): 85 - 90niề ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhân vật người hùng trong tiểu thuyết Lê Văn TrươngLê Thị Ngân và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ65(03): 85 - 90NHÂN VẬT NGƢỜI HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LÊ VĂN TRƢƠNGLê Thị Ngân*, Nguyễn Thị HườngTrường Đại học Khoa học - Đại học Thái NguyênTÓM TẮTTrong giai đoạn văn học Việt Nam 1930-1945, Lê Văn Trương nổi lên như một hiện tượng đặcbiệt. Sức viết của Lê Văn Trương không dễ mấy ai có được, nếu không nói là không ai có được(riêng sách đã hơn 200 cuốn). Ngoài tiểu thuyết, ông viết truyện ngắn, truyện dài, phóng sự, bútký, thơ và cả kịch. Ông là người đầu tiên và duy nhất trong lịch sử văn học Việt Nam tạo ra đượcnhân vật “người hùng”- mẫu nhân vật được đông đảo độc giả một thời say mê. Bài viết đi tìm hiểunét riêng độc đáo của nhân vật người hùng của tiểu thuyết Lê Văn Trương, kể cả mặt thành côngvà hạn chế của bút pháp nghệ thuật của ông khi xây dựng kiểu nhân vật này.Từ khoá: Lê Văn Trương, tiểu thuyết, nhân vật, người hùng, hình tượng.Mỗi một nhà văn, với ngưỡng cảm nhậnriêng trong tâm thức thẩm mỹ, sẽ tạo ra mộtkiểu dạng nhân vật riêng. Lê Văn Trương, vớimột Trường đời đầy những Trận đời đầymưa gió đã tạo cảm hứng cho ông xây dựngkiểu nhân vật Người hùng trong hầu hết cáctiểu thuyết của mình.Trong văn học Việt Nam, cũng như văn họcthế giới, thời nào, hình tượng người hùngcũng luôn chiếm một vị trí nhất định trong đờisống văn học. Nhưng không phải ai cũng cómột niềm tự hào là tên mình luôn được nhắcđến kèm theo một định ngữ “người hùng”mẫu nhân vật mà cả đời văn mình theo đuổinhư Lê Văn Trương. Điều đó đã bao hàm sựkhẳng định. Cái tên Lê Văn Trương- ngườihùng luôn đi liền với nhau bởi bản thân cuộcđời ông đậm chất phiêu lưu và oanh liệt, bởinhân vật tiểu thuyết của ông luôn mang khíphách của một kẻ anh hùng. Phạm Thế Ngũ,trong cuốn Việt Nam văn học sử giản ướctân biên, đã đánh giá: “Điều đáng chú ý ởông là cái tư tưởng người hùng ông đã đemdiễn tả thành gần như một chủ nghĩa trongtác phẩm” [4]. Thời đại nào cũng có conngười mới của nó. Người hùng của Lê VănTrương là chính là hình tượng con người mớicủa thời đại ông đang sống.Người hùng không đồng nghĩa hoàn toàn vớianh hùng. Một anh hùng, theo định nghĩa củaJoseph Campbell, là một nhân vật điển hình,người có thể vượt qua mọi trở ngại, và bằngTel: 0912022777, Email:cách nào đó mang lại cho chúng ta một cảmgiác chung rằng, chúng ta có thể làm nhiều hơnnhững gì chúng ta đang làm, và có thể trởthành người tốt hơn chúng ta hiện tại. Ởphương Tây cũng như phương Đông, ngườianh hùng luôn đứng trên đỉnh cao của lịch sử,có tính cách phi phàm, trí tuệ hơn người vàmang trong mình những khát vọng dân tộc.Người anh hùng Asin, Uylixơ trong Homerơ,Người hùng Đôn Quijote của Cervantes….lànhững kiểu anh hùng như vậy.Người hùng của Lê Văn Trương là mẫu ngườikhông hoàn toàn giống như vậy. Họ khôngphải là những con người lý tưởng, không phảilà hạt nhân tích cực với những thành tích lớnlao trong cuộc đấu tranh vì tiến bộ cuộc sống,không phải là người có nhân cách vĩ đại.Hành trang của họ rất dễ hoà trong đám đông.Họ là những người ta có thể gặp đâu đó trênđường đời. Người hùng trong tiểu thuyết LêVăn Trương ngang tàng, khí khái, thể hiệnnhững đức tính ông cho là tốt đẹp nhất củacon người. Nguyễn Huệ Chi, trong cuốn Từđiển văn học, khi giới thiệu về Lê VănTrương, đã đánh giá về người hùng của tiểuthuyết gia họ Lê: “Người hùng không chỉoanh liệt trong cuộc phiêu lưu mạo hiểm, màcòn là người có lương tâm cao quý, gươngmẫu. Đó là kiểu người hăng hái, xông pha,không từ nan trước mọi khó khăn, luôn gánhchịu phần thiệt thòi về mình, nhằm trừ tai cứunạn, đem lại hạnh phúc cho người khác.” [6]Độc giả gặp ở tiểu thuyết Lê Văn Trươngnhững người hùng rất đời thường. Đó là85Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.Lrc-tnu.edu.vnLê Thị Ngân và csTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆchàng trai trẻ gan dạ, bỏ học đi kinh doanh,làm rất nhiều nghề nguy hiểm, kể cả nhữngnghề ngoài pháp luật, kiến thức từ sách vở,nhà trường không nhiều, nhưng hiểu biếtngoài đời lại phong phú. Đó là người anh cảtrong một gia đình đông em, còm cọm đi làmđể nuôi các em, hy sinh hết thảy: danh vọng,sự nghiệp, tình yêu, khoái lạc…để làm trònnghĩa vụ người anh trưởng; Đó là một ngườimẹ trẻ một mình nuôi ba đứa con thơ dại, kiênquyết từ chối lời cầu hôn của chàng y sĩ saytình để trọn đạo với người chồng đã quá cố,để tình cảm dành cho các con không bị san sẻ.Thậm chí, đó có thể là cô gái điếm, ngồi trêntiền bạc, lặn trong tình trường, nhưng khi yêuthật sự, sẵn sàng chết để bảo toàn danh dự vàhạnh phúc cho người mình yêu…Nhân vậtngười hùng của Lê Văn Trương không phải làhiệp sĩ, siêu nhân, mà như một người bạn, cóđủ cả những ưu điểm và nhược điểm rấtngười, nhưng hơn người một chút ở cái ýthức sâu sắc về trách nhiệm cụ thể của mình ởmọi cương vị, trong gia đình cũng như trongxã hội, ở cái ý chí khẳng định, ở cái nghị lựckiên trì và quyết tâm sống với tư cách là mộtCON NGƯỜI viết hoa với cái nghĩa đẹp nhấtcủa nó. Trong cuộc đấu tranh để khẳng định sựtồn tại và nhân cách của mình, người hùng củaLê Văn Trương không phải lúc nào cũng ngạonghễ vượt lên trên hoàn cảnh. Có những lúc,họ vẫn bộc lộ, dẫu khoảng khắc, cái yếu đuốidễ gần của những con người bình thường.Nguyễn Mạnh Trinh, trong bài viết Lê VănTrương, tiểu thuyết của triết lý người hùngđã viết: “…trong những tiểu thuyết ấy tôi tìmđược rất nhiều cá tính của những nhân vậtmà người ta tưởng là hiếm hoi trong đờithường mà thật ra lại có những nét sốngđộng của những mẫu người đang sống vàhành động”[3]Người hùng của Lê Văn Trương như một thứđá nam châm thu hút và chinh phục hết thảymọi người, kể cả những kẻ không cùng chiếntuyến. Nhưng có lẽ, rõ nét nhất là sự chinhphục trái tim người đẹp. Họ thường xuất thântừ anh tiểu tư sản nghèo, tay trắng. Hoặc là bịđuổi việc, hoặc là bị phá sản, trong tay khôngmột cắc bạc, chỉ có đầy lòng kiêu hãnh và65(03): 85 - 90niề ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tạp chí khoa học Nhân vật người hùng Tiểu thuyết Lê Văn Trương Lê Văn Trương Văn học Việt NamTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 1 (Tập 2)
79 trang 373 12 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975: Phần 1 - Trường ĐH Thủ Dầu Một
142 trang 341 8 0 -
6 trang 300 0 0
-
Thống kê tiền tệ theo tiêu chuẩn quốc tế và thực trạng thống kê tiền tệ tại Việt Nam
7 trang 272 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
5 trang 234 0 0
-
Luận án tiến sĩ Ngữ văn: Dấu ấn tư duy đồng dao trong thơ thiếu nhi Việt Nam từ 1945 đến nay
193 trang 229 0 0 -
10 trang 215 0 0
-
Khảo sát, đánh giá một số thuật toán xử lý tương tranh cập nhật dữ liệu trong các hệ phân tán
7 trang 210 0 0 -
8 trang 210 0 0