![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Nhìn lại hơn ba thập kỷ đổi mới cơ chế, chính sách giá ở Việt Nam
Số trang: 21
Loại file: pdf
Dung lượng: 557.14 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Nhìn lại hơn ba thập kỷ đổi mới cơ chế, chính sách giá ở Việt Nam tập trung vào quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, điều hành giá những loại hàng hóa, dịch vụ lớn của nền kinh tế như: Giá hàng hóa nói chung (đầu vào, đầu ra); Giá dịch vụ công; Giá đất; Tỷ giá; Lãi suất tín dụng và giá sức lao động (tiền lương).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại hơn ba thập kỷ đổi mới cơ chế, chính sách giá ở Việt Nam NHÌN LẠI HƠN BA THẬP KỶ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH GIÁ Ở VIỆT NAM Trần Phương Thúy1 Tóm tắt: Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giá cả luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là một đòn bẩy kinh tế quan trọng điều tiết sản xuất kinh doanh, tính toán hao phí lao động xã hội, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội và thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong 35 năm đổi mới (1986-2021), Đảng Cộng sản Việt Nam đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giá, không ngừng tổng kết, tìm tòi, đổi mới tư duy lý luận và điều hành thực tiễn để xây dựng một cơ chế kinh tế nói chung, cơ chế quản lý giá nói riêng phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng thời kỳ. Nhờ đó mà cơ chế giá của Việt Nam đã có những bước chuyển đổi mang tính lịch sử, xóa bỏ nền kinh tế hiện vật và cơ chế giá hành chính do Nhà nước áp đặt đối với hầu hết hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế để chuyển hẳn sang nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ với cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Bài viết dựng lại quá trình nhận thức và quan điểm về giá của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng bước chuyển đổi chính sách giá từ cơ chế chỉ huy, kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường. Những vấn đề thực trạng nêu ra giúp chúng ta nhìn nhận lại các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, từ đó đề xuất các định hướng lớn về chính sách giá đối với hàng hóa dịch vụ nói chung và các nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quan trọng nói riêng, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cơ chế, chính sách giá, đổi mới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bài viết nhìn lại quá trình đổi mới cơ chế, chính sách giá ở Việt Nam trong hơn 30 năm 1986-2021. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá quá trình đổi mới cơ chế chính sách giá, khẳng định những thành tựu đã đạt Học viên Tài chính. Email: thuytp162@gmail.com 1 Phần 2. KINH TẾ HỌC 405 được đồng thời rút ra những tồn tại, bất cập và yêu cầu bức thiết đặt ra phải đẩy nhanh cải tổ hệ thống giá cả, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách giá trong điều kiện hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế và ứng phó với nhưng biến động không ngừng của nền kinh tế hiện nay. Đây là một vấn đề có ý nghĩa khoa học, thực tiễn sâu sắc và có tính thời sự cao. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Bài viết tập trung vào quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, điều hành giá những loại hàng hóa, dịch vụ lớn của nền kinh tế như: Giá hàng hóa nói chung (đầu vào, đầu ra); Giá dịch vụ công; Giá đất; Tỷ giá; Lãi suất tín dụng và giá sức lao động (tiền lương). Các lĩnh vực khác có liên quan như một số vấn đề mang tính kỹ thuật điều hành chính sách hay các quy trình hoạt động nghiệp vụ cụ thể… sẽ không được đề cập trong bài viết hoặc nếu có thì chỉ có tính chất minh họa. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc độ lịch sử kinh tế, nghiên cứu sử dụng các phương pháp của khoa học lịch sử như phương pháp phân kỳ lịch sử, quy luật lịch sử, bối cảnh lịch sử và dòng vận động lịch sử để nêu, trình bày, phân tích vấn đề và rút ra nhận xét. 3. NỘI DUNG 3.1. Những bước đi của quá trình đổi mới Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, “đánh giá đúng sự thật…” lần đầu tiên thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ và khẳng định: “dứt khoát xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa… mà tiêu chuẩn cao nhất của nó là làm sao giải phóng được sức sản xuất đang bị kìm hãm bởi những sai lầm trong cơ chế cũ”1. Trong lĩnh vực giá cả, tiền tệ - Ngân hàng, Đại hội chủ trương “bên cạnh nhiệm vụ quản lý 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 47, tr 380. 406 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng, hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế…” Từ “luồng gió” đổi mới đó tháng 4/1987 Hội nghị Trung ương lần thứ 2 chuyên bàn về những nhiệm vụ cấp bách về phân phối lưu thông, tìm giải pháp từng bước xóa bỏ tem phiếu, khuyến khích phát triển lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, vùng, miền. Ngày 5/4/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp thay chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư khóa IV là một quyết sách quan trọng trong việc giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Từ ngày 20 đến 29/3/1989 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa VI đã họp kiểm điểm 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và vạch ra các nhiệm vụ của gần 3 năm còn lại của nhiệm kỳ, trong đó nêu ra 5 nguyên tắc giữ vững định hướng XHCN và 5 chủ trương cụ thể về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đó là: “trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thị trường xã hội bao gồm cả thị trường tiêu dùng, thị trường vật tư, thị trường vốn và chứng khoán… là một thể thống nhất với nhiều lực lượng tham gia lưu thông hàng hóa. Thị trường phải thông suốt cả nước và gắn với thị trường thế giới…” “Thị trường tác động đến quá trình sản xuất và tái sản xuất, chủ yếu thông qua giá cả. Giá cả trong nước phải gắn liền với giá cả trên thị trường quốc tế”1. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ phải phù hợp với giá thị trường trong nước và thị trường quốc tế”. Cũng trong Nghị quyết này, lần đầu tiên Đảng ta nhắc đến cụm từ “lạm phát” và chỉ rõ giải pháp chống lạm phát: “Chống lạm ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhìn lại hơn ba thập kỷ đổi mới cơ chế, chính sách giá ở Việt Nam NHÌN LẠI HƠN BA THẬP KỶ ĐỔI MỚI CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH GIÁ Ở VIỆT NAM Trần Phương Thúy1 Tóm tắt: Trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước nhằm thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, giá cả luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam xác định là một đòn bẩy kinh tế quan trọng điều tiết sản xuất kinh doanh, tính toán hao phí lao động xã hội, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của xã hội và thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong 35 năm đổi mới (1986-2021), Đảng Cộng sản Việt Nam đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện công tác giá, không ngừng tổng kết, tìm tòi, đổi mới tư duy lý luận và điều hành thực tiễn để xây dựng một cơ chế kinh tế nói chung, cơ chế quản lý giá nói riêng phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng thời kỳ. Nhờ đó mà cơ chế giá của Việt Nam đã có những bước chuyển đổi mang tính lịch sử, xóa bỏ nền kinh tế hiện vật và cơ chế giá hành chính do Nhà nước áp đặt đối với hầu hết hàng hóa dịch vụ trong nền kinh tế để chuyển hẳn sang nền kinh tế hàng hóa-tiền tệ với cơ chế giá thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Bài viết dựng lại quá trình nhận thức và quan điểm về giá của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng bước chuyển đổi chính sách giá từ cơ chế chỉ huy, kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường. Những vấn đề thực trạng nêu ra giúp chúng ta nhìn nhận lại các giai đoạn thăng trầm của nền kinh tế, từ đó đề xuất các định hướng lớn về chính sách giá đối với hàng hóa dịch vụ nói chung và các nhóm hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quan trọng nói riêng, góp phần phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: Cơ chế, chính sách giá, đổi mới. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bài viết nhìn lại quá trình đổi mới cơ chế, chính sách giá ở Việt Nam trong hơn 30 năm 1986-2021. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá quá trình đổi mới cơ chế chính sách giá, khẳng định những thành tựu đã đạt Học viên Tài chính. Email: thuytp162@gmail.com 1 Phần 2. KINH TẾ HỌC 405 được đồng thời rút ra những tồn tại, bất cập và yêu cầu bức thiết đặt ra phải đẩy nhanh cải tổ hệ thống giá cả, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách giá trong điều kiện hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế và ứng phó với nhưng biến động không ngừng của nền kinh tế hiện nay. Đây là một vấn đề có ý nghĩa khoa học, thực tiễn sâu sắc và có tính thời sự cao. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Bài viết tập trung vào quá trình đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, điều hành giá những loại hàng hóa, dịch vụ lớn của nền kinh tế như: Giá hàng hóa nói chung (đầu vào, đầu ra); Giá dịch vụ công; Giá đất; Tỷ giá; Lãi suất tín dụng và giá sức lao động (tiền lương). Các lĩnh vực khác có liên quan như một số vấn đề mang tính kỹ thuật điều hành chính sách hay các quy trình hoạt động nghiệp vụ cụ thể… sẽ không được đề cập trong bài viết hoặc nếu có thì chỉ có tính chất minh họa. Tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ góc độ lịch sử kinh tế, nghiên cứu sử dụng các phương pháp của khoa học lịch sử như phương pháp phân kỳ lịch sử, quy luật lịch sử, bối cảnh lịch sử và dòng vận động lịch sử để nêu, trình bày, phân tích vấn đề và rút ra nhận xét. 3. NỘI DUNG 3.1. Những bước đi của quá trình đổi mới Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 12 năm 1986 với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, “đánh giá đúng sự thật…” lần đầu tiên thừa nhận nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ và khẳng định: “dứt khoát xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa… mà tiêu chuẩn cao nhất của nó là làm sao giải phóng được sức sản xuất đang bị kìm hãm bởi những sai lầm trong cơ chế cũ”1. Trong lĩnh vực giá cả, tiền tệ - Ngân hàng, Đại hội chủ trương “bên cạnh nhiệm vụ quản lý 1 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, sđd, tập 47, tr 380. 406 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ DÀNH CHO CÁC NHÀ KHOA HỌC TRẺ KHỐI TRƯỜNG KINH TẾ VÀ KINH DOANH... lưu thông tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân hàng, hoạt động theo cơ chế hạch toán kinh tế…” Từ “luồng gió” đổi mới đó tháng 4/1987 Hội nghị Trung ương lần thứ 2 chuyên bàn về những nhiệm vụ cấp bách về phân phối lưu thông, tìm giải pháp từng bước xóa bỏ tem phiếu, khuyến khích phát triển lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, vùng, miền. Ngày 5/4/1988 Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 10-NQ/TW về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp thay chỉ thị số 100-CT/TW ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư khóa IV là một quyết sách quan trọng trong việc giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn. Từ ngày 20 đến 29/3/1989 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 6 khóa VI đã họp kiểm điểm 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI và vạch ra các nhiệm vụ của gần 3 năm còn lại của nhiệm kỳ, trong đó nêu ra 5 nguyên tắc giữ vững định hướng XHCN và 5 chủ trương cụ thể về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đó là: “trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thị trường xã hội bao gồm cả thị trường tiêu dùng, thị trường vật tư, thị trường vốn và chứng khoán… là một thể thống nhất với nhiều lực lượng tham gia lưu thông hàng hóa. Thị trường phải thông suốt cả nước và gắn với thị trường thế giới…” “Thị trường tác động đến quá trình sản xuất và tái sản xuất, chủ yếu thông qua giá cả. Giá cả trong nước phải gắn liền với giá cả trên thị trường quốc tế”1. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ phải phù hợp với giá thị trường trong nước và thị trường quốc tế”. Cũng trong Nghị quyết này, lần đầu tiên Đảng ta nhắc đến cụm từ “lạm phát” và chỉ rõ giải pháp chống lạm phát: “Chống lạm ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách giá Điều hành giá Điều tiết sản xuất kinh doanh Tính toán hao phí lao động xã hội Cơ chế quản lý giáTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Marketing du lịch: Phần 2
160 trang 151 0 0 -
Bài giảng Marketing căn bản - ThS. Trần Thị Trương Nhung
135 trang 49 0 0 -
Bài giảng Marketing dịch vụ (Services marketing): Chương 4 (Phần 2) - Nguyễn Quỳnh Hoa
27 trang 45 0 0 -
Bài 8 - Quản trị giá - Th.S Đinh Tiến Minh
24 trang 35 0 0 -
Bài giảng Marketing Du lịch - Chương 7: Chính sách giá (Năm 2022)
18 trang 32 0 0 -
Quản lý, điều hành giá năm 2024 và một số vấn đề đặt ra
3 trang 32 0 0 -
Giáo trình Marketing căn bản (Giáo trình đào tạo từ xa): Phần 1
47 trang 30 0 0 -
Bài tập cá nhân - Chủ đề: Dịch vụ Marketing - CRM
22 trang 28 0 0 -
Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về giá điện ở Việt Nam
4 trang 28 0 0 -
LÝ THUYẾT CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI
9 trang 28 0 0