Danh mục

NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 45

Số trang: 22      Loại file: pdf      Dung lượng: 147.34 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dư Hữu Đạt đưa bức thư nhà cho Đỗ Thiếu Khanh xem. Đại khái bức thư viết: “Ở nhà vừa xảy ra một việc, em đang lo liệu. Anh nhất thiết nhớ có về. Nghe tin anh ở đấy với chú. Thiếu Khanh, em rất yên tâm. Anh cứ ở đấy và đừng có bận tâm gì hết. Khi nào thu xếp công việc xong, em sẽ đến đón anh về”. Dư Hữu Đạt hỏi: - Có việc gì xảy ra? Đỗ nói:- Nếu em anh không muốn nói ra thì anh cũng không có cách gì biết được....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
NHO LÂM NGOẠI SỬ - Hồi 45 NHO LÂM NGOẠI SỬ Hồi 45 Dày hữu nghị thay anh chịu tội lỗi, Bàn địa lý về quán táng song thân Dư Hữu Đạt đưa bức thư nhà cho Đỗ Thiếu Khanh xem. Đại khái bứcthư viết: “Ở nhà vừa xảy ra một việc, em đang lo liệu. Anh nhất thiết nhớ cóvề. Nghe tin anh ở đấy với chú. Thiếu Khanh, em rất yên tâm. Anh cứ ở đấyvà đừng có bận tâm gì hết. Khi nào thu xếp công việc xong, em sẽ đến đónanh về”. Dư Hữu Đạt hỏi: - Có việc gì xảy ra? Đỗ nói: - Nếu em anh không muốn nói ra thì anh cũng không có cách gì biếtđược. Anh cứ ở đây rồi sẽ biết. Dư Hữu Đạt viết thư cho em: “Có việc gì thế? Em viết tất cả cho anhbiết thì anh mới yên tâm được. Em không nói chỉ càng làm anh thêm lo lắngmà thôi”. Người bán vịt mang bức thư về cho Dư Hữu Trọng. Lúc đó HữuTrọng đang nói chuyện với một tên sai nhân ở nha môn phái đến. Hữu Trọngcầm bức thư và bảo người bán vịt về. Hữu Trọng nói với tên sai nhân: - Tờ công văn này là để bắt tên phạm tội Dư Hữu Trọng. Nhưng tôikhông bao giờ ở Vô Vi cả. Như vậy tôi đến nha môn để làm gì? - Ai biết ông đến hay không? Tất cả công việc của bọn sai nhân chúngtôi là cứ chiếu theo công văn mà bắt người. Trong nha môn chúng tôi, khibắt bọn ăn cắp thì đời nào chúng lại thú nhận, ngay lúc bị kìm kẹp gần chếtchúng cũng chẳng nói thực bao giờ!Hữu Trọng đành phải lên nha môn vớihắn. Y đến công đường gặp tri huyện, quỳ và bẩm: - Con không bao giờ đến Vô Vi. Con không biết gì về việc này hết. - Ta không biết anh có ở đấy hay không! Nhưng ta có một tờ công vănở châu Vô Vi gửi đến. Anh nói không bao giờ ở châu Vô Vi hết thì hãy nhìnđây. Tri huyện lấy một công văn có dấu son đỏ, bảo sai nhân đưa cho HữuTrọng. Hữu Trọng đọc: “Về việc quan tri châu ở châu Vô Vi ăn hối lộ. Dựcống sinh người Ngũ Hà đã nhận của hối lộ...”. Hữu Trọng nói: - Việc này thì ngài thấy rất rõ: Tờ công văn này nói “cống sinh HữuTrọng”. Nhưng con là tú tài, ít nhất cũng phải mười năm nữa mời là cốngsinh. Hữu Trọng nói xong trả tờ công văn và định quay đi ra. Tri huyện nói: - Ông Dư! Đợi một lát đã! Tôi hiểu lời của ông! Cái đó có thể rõ ngay. Và quay hỏi người thơ lại: - Trong huyện có ai là cống sinh Dư Hữu Trọng không? - Gia đình ông Dư có một người đỗ cống sinh nhưng không phải tên làHữu Trọng. Hữu Trọng nói: - Như thế thật là tờ công văn này nói vu vơ không vào đâu! HữuTrọng lại đứng dậy định đi ra. Tri huyện nói: - Ông Dư! Ông về nhà viết một tờ trình nói rõ mình vô tôi. Sau đó tôisẽ trả lời hộ ông. Hữu Trọng vâng dạ đi ra. Y cùng với tên sai nhân ra khỏi nha mônvào một tiệm trà để uống trà. Hữu Trọng đứng dậy định đi thì sai nhân nói: - Ông đi đâu thế? Tôi theo ông từ nhà đến nha môn suốt cả buổi sángmà chưa hề có cơm nước gì cả. Mặc dầu đấy là việc của triều đình, nhưngông cũng phải nể tôi thế nào chứ? Tôi giờ hơi sức đâu đi mãi với ông đượcnữa. - Quan huyện bảo tôi về nhà viết một tờ trần tình. - Ở công đường, ông vừa nói rằng ông là tú tài. Nhưng tú tài thì suốtnăm viết đơn hộ người khác, còn về đơn của mình lại phải nhờ người khácviết hộ. Bên kia đường sau tiệm trà là chỗ cho các ông tú tài viết đơn. Ôngvào đấy mà nhờ người ta viết. Hữu Trọng và tên sai nhân vào một cái nhà sau tiệm trà. Tên sai nhânnói với một người ngồi đấy: - Ông Dư muốn viết một cái đơn, anh viết giúp, ông Dư sẽ viết bảnnháp và anh chép lại. Nếu ông ta mà không trả tiền cho anh thì thật lại nguycho tôi. Tôi còn phải đến hàng cơm tìm cái thằng bị nhốt hôm qua, rồi tôi sẽtrở lại đây. Hữu Trọng vái chào người viết hộ. Người kia ngồi cái ghế ở bên bàn, đầu đội mũ rách, mặc áo cánh rách,đi đôi giày long cả đế. Hữu Trọng nhận ra là Đường Tam Đàm, một ngườibạn ở trong huyện, vốn là một người gây kiện tụng, lừa đảo. Đường TamĐàm thấy Hữu Trọng liền nói: - Ông Dư! Mời ông ngồi! - Ông Đường! Ông đến đây sớm thế? - Nào có sớm gì đâu! Sáng sớm tinh mơ, tôi ăn miến ở nhà ôngPhương thứ sáu. Sau khi tiễn ông ta ra khỏi thành tôi mới đến đây. Việc ấytôi biết cả rồi. Y kéo Hữu Trọng ra một phía và nói thầm: - Này ông hai! Việc này tuy không phải là án quan trên đưa xuống,nhưng cũng gần như là án quan trên đưa xuống. Ai lại không biết ông anhcủa ông hiện nay đang ở Nam Kinh sao? Nhưng trong những việc như thếnày, điều quan trọng nhất vẫn là việc xét xử của quan huyện ở đây. Mà quan huyện ở đây thì họ Bành nói gì là quan làm nấy. Như vậy,ông nên mau mau đến gặp ông Bành thứ ba để bàn bạc. Tất cả gia đình họBành đều dữ tợn như sói như cọp cả. Chỉ có ông Bành thứ ba là người tốt màthôi. Nếu nhờ ông ta giúp đỡ trong lúc nguy cấp thì có lẽ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: