Danh mục

Nhốn nháo chuyện tiếp thị nón bảo hiểm

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.41 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chỉ còn ít ngày nữa, người đi xe máy sẽ bị phạt nếu không đội nón bảo hiểm. Có nhiều chuyện cười ra nước mắt quanh chiếc nón để bảo hiểm thân thể của người chạy xe này.\
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhốn nháo chuyện tiếp thị nón bảo hiểmNhốn nháo chuyện tiếp thị nón bảo hiểmChỉ còn ít ngày nữa, người đi xe máy sẽ bị phạt nếu không đội nón bảohiểm. Có nhiều chuyện cười ra nước mắt quanh chiếc nón để bảo hiểm thânthể của người chạy xe này.Năm lần “kỳ cục” của một cái nón bảo hiểmChuyện buồn cười nhất mà dân ngồi cà phê truyền tai nhau và cười nghiêngngả là vụ đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh Hà Tĩnh đã thu hồi gần 1.000chiếc nón bảo hiểm kém chất lượng. Điều chán nhất, và cũng kỳ cục nhất, là1.000 cái nón này được chuẩn bị để tặng cho khách hàng. Ai đời đi tặng quàmà lại tặng hàng dỏm, thật là kỳ!Điều kỳ cục thứ hai là sản phẩm dùng để “bảo hiểm” lại chẳng “bảo hiểm” tínào. Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam tại Hà Tĩnh miêu tả: “những chiếcnón mỏng manh, lớp xốp bên trong không kết dính, sức căng của mặt ngoàikhông đồng đều, dễ bị nứt vỡ khi rơi từ độ cao khoảng từ 1,5 - 2m xuốngnền đất đá”. Thật đáng buồn cho sự vô trách nhiệm của nhà sản xuất.Nhưng đó cũng chưa phải là đỉnh điểm của sự bực mình trong công luận,nếu không có điều kỳ cục thứ ba: hai đơn vị chủ sở hữu các sản phẩm kémchất lượng này lại là hai công ty bảo hiểm: công ty Bảo Việt Hà Tĩnh và chinhánh PJICO Hà Tĩnh. Hai công ty kinh doanh với sứ mệnh là đảm bảo antoàn tính mạng của người dân lại đồng loạt chơi trò coi thường tính mạngkhách hàng đến mức khuyến mãi tặng nón bảo hiểm dỏm cho khách hàng thìchắc không còn gì để bàn nữa.Kể chuyện cuối cùng quanh lô hàng dỏm này là việc xài nón “dỏm” khôngphải chỉ riêng hai công ty bảo hiểm của Hà Tĩnh, mà “chi nhánh PJICO HàTĩnh được tổng công ty phân phối cho hơn 1.000 chiếc nón. Hơn một nửa sốnón nói trên đã được “tặng” cho khách hàng. Nhiều khách hàng sau khi biếtnón có chất lượng quá kém đã vứt bỏ”. Điều đó có nghĩa là không chỉ cóngười Hà Tĩnh phải chịu cảnh bị “dính quả lừa” mà còn nhiều người dân tinvào công ty bảo hiểm mà “bảo hiểm” mình một cách cẩu thả như thế.Thật ra, sẽ không có chuyện kỳ cục thứ tư, nếu cuộc cà phê sáng không cóquá nhiều bức xúc: “Đúng ra là phải có ai đó đứng ra nhận lỗi và chịu tráchnhiệm về cái việc tày đình này chứ, đâu phải thu hồi 1.000 cái nón là xongchuyện”.Quảng cáo kiểu... sơn đông mãi võNgày càng nhiều các cơ sở sản xuất của Việt Nam tung ra thị trường sảnphẩm mũ bảo hiểm, chen chân với hàng ngoại nhập và hàng Trung Quốc.Ngoại trừ một nhãn hiệu đã “làm mưa làm gió” trên thị trường bấy lâu naythông qua chương trình phòng chống thương vong châu Á, còn lại đều hếtsức lúng túng trong việc quảng bá sản phẩm của mình.Một công ty gởi thông tin đến từng khách hàng, khẳng định “Chúng tôi mờibạn đến xem chúng tôi dùng búa đập nón để đảm bảo chất lượng”. Chuyệnnày làm nhiều người phì cười, vì nó rất giống chuyện các tay bán hàng dạongoài chợ vẫn thường chứng minh độ bền của các loại thau nhựa bằng việcđập vào nhau rầm rầm, rầm rầm. Họ có “công nghệ” để đập, thì chẳng baogiờ bể thau, nhưng khi khách hàng về táy máy tay chân, thế nào cũng… bể.Một câu chuyện khác, cũng mang tính “nhảm nhí” vô cùng trong việc quảngbá nón bảo hiểm, là một người bán muốn chứng minh “nón tui xịn”, liền độinón lên đầu, yêu cầu khách hàng dùng… dao chặt xuống. Dao thì đâu cómắt, nên nó sượt qua cái nón và chém thẳng xuống… vai người bán. Hậuquả là cả hai phải gặp nhau ở bệnh viện.Bất chấp mọi cách quảng cáo về chất lượng nón, một cộng tác viên gởi vềcho SGTT bức ảnh chụp trong đêm, khi chứng kiến một người chạy xe vôtình bị té ngã. Cú ngã chắc không nặng, nhưng chiếc nón bảo hiểm đang độitrên đầu anh ta đã nhanh chóng vỡ ra từng mảnh…

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: