Danh mục

Nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y tế xã tỉnh Lạng Sơn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.69 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xác định nhu cầu đào tạo liên tục (ĐTLT) cho cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã tỉnh Lạng Sơn, Phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang đã được tiến hành.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y tế xã tỉnh Lạng SơnTrường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016 NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CHO CÁN BỘ Y TẾ XÃ TỈNH LẠNG SƠN Lương Văn Tiến*, Trịnh Văn Hùng** * Trường Cao đ ng Y tế Lạng Sơn ** Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định nhu cầu đào tạo liên tục (ĐTLT) cho cán bộ y tế (CBYT) tuyến xã tỉnh Lạng Sơn, Phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả, thiết kế cắt ngang đã được tiến hành Kết quả: Nhu cầu ĐTLT cho CBYT tuyến xã rất cao (100,0% cán bộ quản lý trạm y tế và 99,3% nhân viên của trạm y tế); Lý do cần được ĐTLT hàng năm tương đối tập trung, cán bộ quản lý có nhu cầu cao hơn so với nhân viên, đó là: Cập nhật kiến thức và kỹ năng mới (89,5% và 83,9%), nâng cao trình độ chuyên môn (83,1% và 80,5%), củng cố kiến thức chuyên môn (82,2% và 79,4%); Xác định được nhu cầu ĐTLT về quản lý, chuyên môn cho từng nhóm đối tượng CBYT; Thời gian đào tạo phù hợp cho mỗi đợt ĐTLT từ 3 - 5 ngày (44,2%), địa điểm tổ chức ĐTLT phù hợp tại huyện/thành phố (70,2%). Khuyến nghị: Các tác giả đã khuyến nghị cần xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp ĐTLT trên cơ sở nhu cầu đào tạo của CBYT tuyến xã tỉnh Lạng Sơn. Từ khóa: Đào tạo liên tục, nhu cầu đào tạo liên tục, cán bộ y tế tuyến xã, Lạng Sơn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bước vào thế kỷ 21,nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ngày càng cao, mô hình bệnh tật thay đổi vớicác bệnh không lây nhiễm, tại nạn, thương tích ngày càng tăng, các dịch bệnh mới nổidiễn biến phức tạp, tình trạng già hóa dân số... sẽ là thách thức đối với ngành y tế thờigian tới. Vì vậy, đòi hỏi về trình độ chuyên môn, tinh thần thái độ, trách nhiệm ngườiCBYT trong tương lai phải không ngừng được cập nhật, nâng cao để đáp ứng nhu cầuphát triển. Mặt khác, nước ta đã và đang bước vào quá trình hội nhập quốc tế thì sự đòihỏi chất lượng dịch vụ y tế trong nước ngày càng được nâng cao là một xu thế tất yếu.Việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới là một nhiệm vụ bắt buộc với mọingười hành nghề y. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ĐTLT, Bộ Ytế đã quy định CBYT làm việc trong các cơ sở y tế phải có nghĩa vụ tham gia các khóaĐTLT nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhiệm [1]. Luật Khámbệnh, chữa bệnh cũng yêu cầu bắt buộc về ĐTLT đối với CBYT là điều kiện để được cấpgiấy phép hành nghề [5]. Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhândân tỉnh Lạng Sơn, ngành y tế đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việctriển khai thực hiện ĐTLT cho CBYT, nhất là CBYT tuyến xã nhằm tăng cường năng lựcvà chất lượng hoạt động chuyên môn. Tuy nhiên, việc thực hiện ĐTLT chưa đảm bảotheo quy định, các đối tượng y, bác sĩ chỉ đạt 80 - 85%, điều dưỡng đạt 60 - 65% trêntổng số cán bộ, viên chức đảm bảo số giờ được ĐTLT [6], để công tác ĐTLT được thựchiện có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài nhằm xác định nhu cầu ĐTLT cho CBYT tuyến xã tỉnh Lạng Sơn hiện nay. 55Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên Bản tin Y Dược học miền núi số 3 năm 2016 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Cán bộ y tế của 226 trạm y tế (TYT) xã, phường, thị trấn của tỉnh Lạng Sơn:1.250 người. - Trưởng trạm y tế được chọn nghiên cứu. - Lãnh đạo Trung tâm y tế các huyện: Bình Gia, Cao Lộc, Chi Lăng. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Tại 226 xã, phường, thị trấn của tỉnh Lạng Sơn từ tháng 09/2015 đến tháng9/2016. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp địnhlượng và định tính. 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu - Định lượng: Toàn bộ Trưởng trạm và cán bộ y tế tại các xã, phường, thị trấn củatỉnh Lạng Sơn. - Định tính: Tiến hành thảo luận nhóm tại 03 huyện (mỗi nhóm 10 Trưởng trạm y tế),phỏng vấn sâu lãnh đạo 03 Trung tâm y tế huyện được chọn và lãnh đạo Sở Y tế. 2.3.3. Phương pháp thu thập thông tin Thu thập số liệu bằng phiếu qua bộ câu hỏi và thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu đốitượng nghiên cứu đã chọn. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được làm sạch, sau đó được phân tích bằngphần mềm thống kê SPSS Version 18.0. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Mong muốn của cán bộ y tế được đào tạo liên tục Có Không TT Nội dung SL % SL % 1 Cán bộ lãnh quản lý 219 100,0 0 0 2 Nhân viên 1022 99,3 09 0,7 Nhận xét: Kết quả cho thấy 100,0% cán bộ quản lý trạm y tế và 99,3% nhân viênmong muốn được ĐTLT. Bảng 3.2. Lý do cần được đào tạo liên tục hàng năm Trưởng trạm Nhân viên TT Nội dung cần được ĐTLT SL % SL % 1 Củng cố kiến thức chuyên môn 180 82,2 811 79,4 2 Trau dồi kỹ năng chuyên môn 140 63,9 655 64,1 3 Cập nhật kiến thức và kỹ năng mới 196 89,5 857 83,9 4 Nâng cao trình độ chuyên môn 182 83,1 823 80,5 5 Mô hình bệnh tật thay đổi 139 63,5 366 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: