Những biên bản chiến tranh trong thời gian 1-2-3-4.75 (Tái bản lần thứ 5): Phần 2
Số trang: 352
Loại file: pdf
Dung lượng: 3.24 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn "Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75" là các biên bản cuộc phỏng vấn do Viện Nghiên cứu chiến lược RAND (Hoa Kỳ) công bố sau khi thực hiện đối với 27 nhân vật từng là lãnh đạo chủ chốt của giới quân sự và dân sự chính quyền Sài Gòn sau giải phóng chạy ra sống ở nước ngoài,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những biên bản chiến tranh trong thời gian 1-2-3-4.75 (Tái bản lần thứ 5): Phần 2 14 THIỆU NHƯ NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ Tiếng nổ dữ dội của quả bom tấn ngay trên nóc Dinh Độc Lập hất Thiệu ra khỏi ghế. Cửa phòng bật mở, gió thốc vào thổi tung công văn, giấy tờ trên bàn. - Cái chi vậy? - Thiệu thét lạc cả giọng, hốt hoảng chạy bổ ra khỏi phòng, mặt tái mét. Khói bom cuộn đen kịt, mù mịt ở ngoài vườn. Sĩ quan, binh lính bảo vệ dinh chạy nháo lên. Cận vệ vội kè nách đưa Thiệu xuống tầng hầm dưới cùng. Rất có thể máy bay sẽ quay lại ném bom lần nữa. Đến lúc này còi báo động của thành phố mới rú lên. Xuống dưới tầng hầm sâu nhất, Thiệu vẫn chưa hoàn hồn. Mặc dù ở dưới này Thiệu không còn lo gì bom ném. Sau ngày Diệm đổ, Dinh Độc Lập được xây lại hết sức kiên cố, riêng mái được đổ bê tông cốt thép rất dày, bom nổ không thể xuyên phá. Ngay sau khi bom nổ, Đặng Văn Quang và Hoàng Đức Nhã phóng xe tới Dinh Độc Lập. Thiệu mặt mày cau có, ra lệnh cho Quang, giọng run lên vì tức giận: - Anh gọi điện ngay cho thằng Minh, thằng Bình, thằng Toàn, thằng Nghi và thằng Nam xem máy bay nào và từ đâu tới ném bom? Tụi nào âm mưu đảo chính? Thằng Nguyễn Cao Kỳ có dính vô không? Nhưng Kỳ đã nhanh chóng tuyên bố không dính dáng gì vào vụ ném bom này. Kỳ phản ứng ngay tức khắc vì sợ Thiệu 261 nhân đó vu cho rồi bắt Kỳ, vì Kỳ vẫn có dinh cơ trong Tân Sơn Nhất, vẫn là tướng không quân, vẫn thỉnh thoảng chơi ngông cưỡi máy bay lượn trên bầu trời Sài Gòn. Nhưng Kỳ lại ỡm ờ nói với các hãng tin phương Tây rằng: “Hãy cứ chờ xem. Trong tình hình như thế này có trời mới biết chuyện gì sẽ xảy ra”. Trong lúc Quang gọi điện tứ tung đi các nơi thì Thiệu buông mình ngồi phịch xuống chiếc ghế bành bọc dạ đỏ. Nhã cắm cúi thu nhặt công văn, giấy tờ rơi vung vãi dưới nền nhà, trong đó có bản lưu tư văn ngày 06/4/1975, cách đây mới hai hôm Thiệu gửi riêng cho Cao Văn Viên và tờ tạp chí Mỹ số mới nhất ra ngày 07/4/1975 - tờ tạp chí mới chuyển đến, bao bì còn nguyên Thiệu chưa kịp đọc. Nội dung tư văn Thiệu gửi riêng cho Cao Văn Viên yêu cầu cải tiến gấp Bộ Tổng tham mưu để ngoài nhiệm vụ quản trị và tham mưu sẽ trực tiếp chỉ huy việc phối hợp tác chiến của liên quân gồm lục quân, hải quân và không quân. (Xem toàn văn Tư văn của Nguyễn Văn Thiệu tại tài liệu tham khảo số 16 ở phụ lục cuối sách - N.V). Đặt mạnh ống nghe xuống máy điện thoại, Quang quay lại phía Thiệu: - Tôi đã kiểm chứng ráo trọi. Không có cuộc đảo chính nào hết. Các đơn vị vẫn đâu ở đó. Thằng Minh cho biết máy bay vừa ném bom là chiếc phản lực cơ F.5, cất cánh từ sân bay Biên Hòa. Ném bom xong, tên phi công có tên Nguyễn Thành Trung đã lái máy bay ra vùng cộng sản, hiện chưa xác định được hắn đáp xuống phi trường nào? Minh nói thằng Kỳ không xía vô vụ này. Nhưng hắn lại nửa nạc nửa mỡ nói với Minh là những hành động tương tự như vậy sẽ còn xảy ra nhiều trong tương lai. Thiệu vùng khỏi ghế. Sau phút hút chết, Thiệu đã hoàn hồn. Cái chính làm Thiệu yên tâm là đây chưa phải hành động 262 mở đầu của một cuộc đảo chính. Chẳng hiểu Thiệu ra lệnh cho Quang hay cho Nhã nữa. Thiệu hùng hổ đi đi lại lại trong phòng, quát tháo om sòm: - Loạn, loạn, loạn hết ráo trọi. Thằng Minh, thằng Lành (Tư lệnh và Phó tư lệnh không quân - N.V) là đồ ăn hại. Phải truy cứu ngay lai lịch tên phi công. Nó thuộc phe nhóm nào hay là cộng sản nằm vùng! Đợi Thiệu nguôi cơn giận dữ, một lúc sau Nhã mới lên tiếng: - Thưa Tổng thống! Để trấn an quân dân và để dư luận bớt xôn xao, theo tôi, nên có một thông báo ngắn của Phủ Tổng thống về vụ ném bom này? - Đúng! - Thiệu đồng ý ngay. Thiệu giao cho Nhã: Anh hãy dự thảo ngay thông báo để đài Sài Gòn kịp phát thanh trưa nay. Anh cũng gọi cho Bộ Thông tin lệnh cho tất cả các báo ra chiều nay phải đăng toàn văn thông báo đó trên đầu trang nhất, cần thì đục bỏ bài để lấy chỗ. Trong lúc Nhã cắm đầu soạn thảo bản thông báo thì Thiệu lệnh cho Quang: - Anh triệu Hội đồng An ninh quốc gia họp ngay chiều nay. Quang hỏi lại Thiệu: - Tổng thống cho mời Thủ tướng mới dự họp luôn? - Được, anh mời cả Nguyễn Bá Cẩn và Trần Văn Đôn - Ngừng một lát, sực nhớ tới Khiêm, Thiệu dặn thêm Quang - Anh nhớ mời cả Trần Thiện Khiêm. Nội các mới chưa ra mắt, Khiêm vẫn là Thủ tướng đương quyền. Nhớ cho các báo vào chụp hình đưa tin luôn! Nghe Thiệu nói vậy, Quang ngớ người. Đây là lần đầu tiên trong phiên họp tuyệt mật của Hội đồng An ninh quốc gia, Thiệu cho gọi báo chí tới. Quang không hiểu, trong thâm tâm, sau cú chết hụt, Thiệu đang rất cần làm cho toàn thể “bàn dân 263 thiên hạ” thấy là Thiệu vẫn đang vững vàng điều hành “công việc quốc gia”. Đúng 11 giờ trưa, đài Sài Gòn phát đi bản thông báo của Thiệu, bản thông báo do Hoàng Đức Nhã soạn thảo, Thiệu gần như không sửa gì, ngoài một câu cuối cùng thêm vào: “Tôi cương quyết ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những biên bản chiến tranh trong thời gian 1-2-3-4.75 (Tái bản lần thứ 5): Phần 2 14 THIỆU NHƯ NGỌN ĐÈN TRƯỚC GIÓ Tiếng nổ dữ dội của quả bom tấn ngay trên nóc Dinh Độc Lập hất Thiệu ra khỏi ghế. Cửa phòng bật mở, gió thốc vào thổi tung công văn, giấy tờ trên bàn. - Cái chi vậy? - Thiệu thét lạc cả giọng, hốt hoảng chạy bổ ra khỏi phòng, mặt tái mét. Khói bom cuộn đen kịt, mù mịt ở ngoài vườn. Sĩ quan, binh lính bảo vệ dinh chạy nháo lên. Cận vệ vội kè nách đưa Thiệu xuống tầng hầm dưới cùng. Rất có thể máy bay sẽ quay lại ném bom lần nữa. Đến lúc này còi báo động của thành phố mới rú lên. Xuống dưới tầng hầm sâu nhất, Thiệu vẫn chưa hoàn hồn. Mặc dù ở dưới này Thiệu không còn lo gì bom ném. Sau ngày Diệm đổ, Dinh Độc Lập được xây lại hết sức kiên cố, riêng mái được đổ bê tông cốt thép rất dày, bom nổ không thể xuyên phá. Ngay sau khi bom nổ, Đặng Văn Quang và Hoàng Đức Nhã phóng xe tới Dinh Độc Lập. Thiệu mặt mày cau có, ra lệnh cho Quang, giọng run lên vì tức giận: - Anh gọi điện ngay cho thằng Minh, thằng Bình, thằng Toàn, thằng Nghi và thằng Nam xem máy bay nào và từ đâu tới ném bom? Tụi nào âm mưu đảo chính? Thằng Nguyễn Cao Kỳ có dính vô không? Nhưng Kỳ đã nhanh chóng tuyên bố không dính dáng gì vào vụ ném bom này. Kỳ phản ứng ngay tức khắc vì sợ Thiệu 261 nhân đó vu cho rồi bắt Kỳ, vì Kỳ vẫn có dinh cơ trong Tân Sơn Nhất, vẫn là tướng không quân, vẫn thỉnh thoảng chơi ngông cưỡi máy bay lượn trên bầu trời Sài Gòn. Nhưng Kỳ lại ỡm ờ nói với các hãng tin phương Tây rằng: “Hãy cứ chờ xem. Trong tình hình như thế này có trời mới biết chuyện gì sẽ xảy ra”. Trong lúc Quang gọi điện tứ tung đi các nơi thì Thiệu buông mình ngồi phịch xuống chiếc ghế bành bọc dạ đỏ. Nhã cắm cúi thu nhặt công văn, giấy tờ rơi vung vãi dưới nền nhà, trong đó có bản lưu tư văn ngày 06/4/1975, cách đây mới hai hôm Thiệu gửi riêng cho Cao Văn Viên và tờ tạp chí Mỹ số mới nhất ra ngày 07/4/1975 - tờ tạp chí mới chuyển đến, bao bì còn nguyên Thiệu chưa kịp đọc. Nội dung tư văn Thiệu gửi riêng cho Cao Văn Viên yêu cầu cải tiến gấp Bộ Tổng tham mưu để ngoài nhiệm vụ quản trị và tham mưu sẽ trực tiếp chỉ huy việc phối hợp tác chiến của liên quân gồm lục quân, hải quân và không quân. (Xem toàn văn Tư văn của Nguyễn Văn Thiệu tại tài liệu tham khảo số 16 ở phụ lục cuối sách - N.V). Đặt mạnh ống nghe xuống máy điện thoại, Quang quay lại phía Thiệu: - Tôi đã kiểm chứng ráo trọi. Không có cuộc đảo chính nào hết. Các đơn vị vẫn đâu ở đó. Thằng Minh cho biết máy bay vừa ném bom là chiếc phản lực cơ F.5, cất cánh từ sân bay Biên Hòa. Ném bom xong, tên phi công có tên Nguyễn Thành Trung đã lái máy bay ra vùng cộng sản, hiện chưa xác định được hắn đáp xuống phi trường nào? Minh nói thằng Kỳ không xía vô vụ này. Nhưng hắn lại nửa nạc nửa mỡ nói với Minh là những hành động tương tự như vậy sẽ còn xảy ra nhiều trong tương lai. Thiệu vùng khỏi ghế. Sau phút hút chết, Thiệu đã hoàn hồn. Cái chính làm Thiệu yên tâm là đây chưa phải hành động 262 mở đầu của một cuộc đảo chính. Chẳng hiểu Thiệu ra lệnh cho Quang hay cho Nhã nữa. Thiệu hùng hổ đi đi lại lại trong phòng, quát tháo om sòm: - Loạn, loạn, loạn hết ráo trọi. Thằng Minh, thằng Lành (Tư lệnh và Phó tư lệnh không quân - N.V) là đồ ăn hại. Phải truy cứu ngay lai lịch tên phi công. Nó thuộc phe nhóm nào hay là cộng sản nằm vùng! Đợi Thiệu nguôi cơn giận dữ, một lúc sau Nhã mới lên tiếng: - Thưa Tổng thống! Để trấn an quân dân và để dư luận bớt xôn xao, theo tôi, nên có một thông báo ngắn của Phủ Tổng thống về vụ ném bom này? - Đúng! - Thiệu đồng ý ngay. Thiệu giao cho Nhã: Anh hãy dự thảo ngay thông báo để đài Sài Gòn kịp phát thanh trưa nay. Anh cũng gọi cho Bộ Thông tin lệnh cho tất cả các báo ra chiều nay phải đăng toàn văn thông báo đó trên đầu trang nhất, cần thì đục bỏ bài để lấy chỗ. Trong lúc Nhã cắm đầu soạn thảo bản thông báo thì Thiệu lệnh cho Quang: - Anh triệu Hội đồng An ninh quốc gia họp ngay chiều nay. Quang hỏi lại Thiệu: - Tổng thống cho mời Thủ tướng mới dự họp luôn? - Được, anh mời cả Nguyễn Bá Cẩn và Trần Văn Đôn - Ngừng một lát, sực nhớ tới Khiêm, Thiệu dặn thêm Quang - Anh nhớ mời cả Trần Thiện Khiêm. Nội các mới chưa ra mắt, Khiêm vẫn là Thủ tướng đương quyền. Nhớ cho các báo vào chụp hình đưa tin luôn! Nghe Thiệu nói vậy, Quang ngớ người. Đây là lần đầu tiên trong phiên họp tuyệt mật của Hội đồng An ninh quốc gia, Thiệu cho gọi báo chí tới. Quang không hiểu, trong thâm tâm, sau cú chết hụt, Thiệu đang rất cần làm cho toàn thể “bàn dân 263 thiên hạ” thấy là Thiệu vẫn đang vững vàng điều hành “công việc quốc gia”. Đúng 11 giờ trưa, đài Sài Gòn phát đi bản thông báo của Thiệu, bản thông báo do Hoàng Đức Nhã soạn thảo, Thiệu gần như không sửa gì, ngoài một câu cuối cùng thêm vào: “Tôi cương quyết ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Biên bản chiến tranh Văn học hiện đại Tiểu thuyết lịch sử Tiểu thuyết chiến tranh Lịch sử Việt Nam Điện văn của Tổng thống Mỹ NixonGợi ý tài liệu liên quan:
-
Lạ hóa một cuộc chơi - Tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI: Phần 1
161 trang 432 13 0 -
91 trang 180 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
69 trang 84 0 0
-
4 trang 80 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 55 0 0 -
11 trang 52 0 0
-
171 trang 51 0 0