Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta 2Một đêm tháng 3, 400 chiến thuyền của quân ta ngược dòng sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào cụm quân Quách Quỳ từ hướng Đông. Trong khi cụm quân này đang mải đối phó, Lý Thường Kiệt nắm đại quân vượt sông đánh thẳng vào cụm quân Triệu Tiết. Địch bị bất ngờ, bị ta chia cắt thành từng mảng và tiêu diệt. Thừa thắng, từ hướng Tây Bắc, Lý Thường Kiệt kéo chủ lực vu hồi vào đạo quân Quách Quỳ cách đó 30 km. Địch lại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta 2 Những chiến thắng nổi tiếng trong lịch sử dân tộc ta 2 Một đêm tháng 3, 400 chiến thuyền của quân ta ngược dòng sông Như Nguyệtbất ngờ đánh vào cụm quân Quách Quỳ từ hướng Đông. Trong khi cụm quân nàyđang mải đối phó, Lý Thường Kiệt nắm đại quân vượt sông đánh thẳng vào cụmquân Triệu Tiết. Địch bị bất ngờ, bị ta chia cắt thành từng mảng và tiêu diệt. Thừathắng, từ hướng Tây Bắc, Lý Thường Kiệt kéo chủ lực vu hồi vào đạo quân QuáchQuỳ cách đó 30 km. Địch lại một lần nữa bị bất ngờ, phải đối phó tr ên hai hướng,và cuối cùng phải phá vây chạy về phía Bắc. Đạo quân của Thân Cảnh Phúc chặnở Chi Lǎng, cận đại quân ta phía sau truy kích theo. Địch bị ti êu diệt đại bộ phậnvà buộc phải rút hết quân về nước. Những phát triển của nghệ thuật quân sự. Trận đánh trên sông Như Nguyệt nằm trong tổng thể ý đồ tác chiến chiến lượccủa Lý Thường Kiệt (tiến công sang đất địch - tổ chức phòng ngự chiến lược đềphản công đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của chúng) là bước phát triền củanghệ thuật giữ nước, khẳng định chủ quyền dân tộc. Ta đǎ chủ động phòng ngự,phòng ngự trong thế giặc mạnh và phòng ngự thắng lợi. Trong tác chiến, ta đã kếthợp phòng ngự chính diện với đánh địch ở phía sau, khiến địch bị ti êu hao, mỏimệt. Sau đó nắm thời cơ, ta bất ngờ tung ra đòn phản công mạnh tiêu diệt tập đoànchủ yếu của địch, kết thúc chiến tranh. Cùng với các đòn tiến công sang đất địch,trận Như Nguyệt một lần nữa khẳng định cách đánh giải quyết nhanh của quân độinhà Lý. ở đây, lần đầu tiên đã xuất hiện một phương thức kết thúc chiến tranh vớigiặc ngoại xâm: trong thế thắng, ta vẫn chủ động giảng hoà, mở đường cho giặcrút về nước.Ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông (1258 - 1285 - 1288) Trong thế kỷ XIII, dân tộc Việt Nam đã lập nên những chiến công vĩ đại: balần chiến thắng giặc Nguy ên Mông xâm lược. Lần thứ nhất xảy ra vào tháng Giêng nǎm 1258. Bấy giờ, vua chúa Mông Cổđang tiến hành cuộc chiến tranh xâm chiếm Trung Quốc. Bên cạnh những đạoquân ồ ạt đánh vào đất Tống, một đạo quân khoảng bốn vạn người, gồm kỵ binhMông Cổ và binh lính người Thoán Vân Nam, do tướng Ngột Lương Hợp Thai(Uryangquadai) chỉ huy, từ Vân Nam đánh xuống Đại Việt. Vua Trần là TháiTông đã đem quân lên chặn giặc ở Bình Lệ Nguyên, bên sông Cà Lồ. Nhưng sauđó, quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng trước thế mạnh ban đầu của giặc. Quân ta rút lui, bỏ Thǎng Long lại phía sau, nhưng Triều đình nhà Trần và quândân vẫn không nao núng. Vua tôi nhà Trần đã bàn phương lược đánh giặc trênnhững con thuyền xuôi sông Hồng. Khi đ ược Thái Tông hỏi ý kiến, Thái sư TrầnThủ Độ đã trả lời: Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo. Giặc đóng ở Thǎng Long, trong một toà thành trống, đã khốn đốn vì thiếu lươngthực. Chúng cố đánh ra xung quanh để cướp lương thực, nhưng ở đâu cũng gặpsức chống trả mãnh liệt của nhân dân. Vì vậy mà chỉ sau 9 ngày, chúng đã vô cùnghốt hoảng. Đó chính là thời cơ để quân ta phản công. Ngày 29-l-1258, Vua TrầnThái Tông đã đem binh thuyền ngược sông Hồng tiến về Thǎng Long. Quân địchbị đánh bật khỏi Kinh thành, theo đường cũ, chạy về Vân Nam. Trên đường tháochạy, chúng còn bị quân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi tập kích, đánh cho tantác. Sau lần thất bại đó, bọn vua chúa Mông Cổ vướng vào cuộc nội chiến (1259 -1264) và cuộc chiến tranh với Tống (1267-1279) nên chưa thể tiếp tục ngay cuộcchiến tranh xâm lược Việt Nam. Mãi đến nǎm 1279, nhà Tống mất, toàn bộ đấtTrung Quốc đǎ nằm dưới ách thống trị của nhà Nguyên, vua Nguyên là Hốt TấtLiệt (Quibilai) mới chuẩn bị xâm lược nước ta bằng quân sự. Sau khi không thểkhuất phục được Đại Việt bằng những sứ bộ ngoại giao, cuối nǎm 1284, đạo quânNguyên Mông do Thoát Hoan (Toan), con trai Hốt Tất Liệt, và A Lý Hải Nha(Ariquaya) chỉ huy, đã lên đường, bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lầnthứ hai. Lần thứ 2 này, ngoài cánh quân lớn của Thoát Hoan đánh vào mặt Lạng Sơn,Vua Nguyên còn sai Nạp Tốc Lạt Đinh (Nasirud Din) đem một cánh quân từ VânNam đánh vào mặt Tuyên Quang, và ra lệnh cho Toa Đô (Sogatu) đem đạo quâncòn đóng ở Bắc Chǎmpa, đánh vào mặt Nam của Đại Việt. Sau một vài trận đánh chặn giặc ở mặt Lạng Sơn và Tuyên Quang, trong tháng2/1285, quân ta lại rút lui và lần nữa bỏ trống Thǎng Long, kéo về mạn ThiênTrường và Trường Yên (Ninh Bình). Và để tránh cái thế bị kẹp vào giữa các gọngkìm của giặc, đại quân và Triều đình chờ cho cánh quân của ba Đô tiến đếnTrường Yên (Ninh Bình) thì rút vào Thanh Hoá. Trong khi một bộ phận lớn quânchủ lực rút, thì khắp nơi, quân địa phương và dân binh các lộ, phối hợp với cáccánh quân nhỏ của Triều đình để lại đã không ngừng tập kích, tấn công vào quânđịch ở vùng bị chiếm đóng. Kế hoạch vườn không nhà trống được toàn dân thựchiện. Giặc đóng quân phân tán, thiếu lương thực, có nguy cơ bị ...