Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của 4 nhóm dân tộc Mường, H'Mông, Dao và Gia Rai ở Việt Nam - Vũ Tuấn Huy
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 461.87 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tham khảo nội dung bài viết "Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của 4 nhóm dân tộc Mường, HMông, Dao và Gia Rai ở Việt Nam" dưới đây để nắm bắt được sự phân bố dân cư và cơ cấu dân số của 4 dân tộc Mường, HMông, Dao và Gia Rai ở Việt Nam, một số chỉ báo kinh tế xã hội của 4 nhóm dân tộc thiểu số.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của 4 nhóm dân tộc Mường, HMông, Dao và Gia Rai ở Việt Nam - Vũ Tuấn Huy 24 Xã hội học, số 1 -1998 Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của các nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai ở Việt Nam VŨ TUẤN HUY I. Giới thiệu Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của 4 nhóm dân tộc thiểu số Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai là bản tổng quan dựa trên những công trình nghiên cứu gần đây và số liệu điều tra dân số 1989 ở Việt Nam. Đây là kết quả bước đầu của Dự án nghiên cứu : Những đặc điểm nhân khẩu của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam với sự giúp đỡ của Tiến sỹ Magali Barbieri trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Xã hội học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Việt Nam và Viện Nghiên cứu Dân số Quốc gia Pháp (INED). Việc lựa chọn 4 nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai dựa trên mức sinh và mức tử vong cao của bốn nhóm dân tộc thiểu số này qua số liệu điều tra dân số 1989, những đặc điểm về phân bố dân cư của dân tộc Mường, H’Mông, Dao ở vùng núi phía Bắc và dân tộc Gia Rai ở Tây Nguyên, những khu vực cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Mục đích chủ yếu là mô tả những đặc điểm về quá trình phân bố dân cư, về lịch sử, phong tục tập quán, hôn nhân và gia đình của bốn nhóm dân tộc thiểu số này. Trên cơ sở phân tích mức sinh và mức chết, báo cáo cũng nhằm rút ra mô hình sinh đẻ và tử vong đặc thù của 4 nhóm dân tộc này trong sự liên hệ với những yếu tố kinh tế xã hội như việc làm, thu nhập, y tế, giáo dục. II. Phân bố dân cư và cơ cấu dân số của 4 dân tộc Mường, H’Mông, Dao, Gia Rai Theo số liệu bảng 1, dân tộc Kinh là dân tộc đa số với tỷ lệ dân số là 86,86% dân số cả nước, dân tộc Mường chiếm 1,42% ; H’Mông 0,87% ; Dao 0,74% và Gia Rai chiếm 0,38%. Về tỷ suất giới tính, cả bốn dân tộc này đều có tỷ suất giới tính cao hơn tỷ suất giới tính của cả nước. Trong đó, cao nhất là dân tộc Dao (100,2), tiếp đến là dân tộc H’Mông (98,47), Mường (95,76), Gia Rai (94,68). Tỷ suất giới tính của dân tộc Kinh (93,80) thấp nhất so với bốn dân tộc này và thấp hơn so với tỷ suất giới tính trung bình của cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ suất giới tính giữa các dân tộc như mức độ sinh, chết, di cư. Sự phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực, các tỉnh và thành phố dẫn đến tỷ suất giới tính rất khác nhau ngay trong cùng một tộc người do ảnh hưởng của yếu tố di cư. Một quy luật của di cư là có tính lựa chọn. Theo giới tính, nam giới thường di cư nhiều hơn nữ giới. Theo độ tuổi, những người ít tuổi thường di cư nhiều hơn là người có tuổi và dòng di cư theo chiều từ nông thôn đến đô thị. Điều này thấy rõ hơn khi xem xét tỷ suất giới tính của từng dân tộc tại những nơi di cư đi và di cư đến của cùng một dân tộc. Tại những nơi di cư đến, tỷ suất giới tính thường cao trong khi tại những nơi di cư đi, tỷ suất giới tính thường thấp. (Bảng 1) Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Vũ Tuấn Huy 25 Bảng 1: Quy mô dân số và tỷ suất giới tính của từng dân tộc Dân tộc Tổng số % Tỷ suất giới tính Mường 914596 1,42 95,76 H’Mông 558053 0,87 98,47 Dao 473945 0,74 100,02 Gia Rai 242291 0,38 94,68 Kinh 55900224 86,86 93,80 Dân số cả nước 64357762 100,00 94,22 Nguồn : Tính từ biểu 1.4 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập 1. Tổng điều tra dân số Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991. Cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi từ 0-4, 5-14 và 60 trở lên cho thấy đặc điểm dân số của mỗi tộc người về tỷ lệ phụ thuộc của nhóm dân số ngoài độ tuổi lao động. Xếp theo thứ tự giảm dần, trong 4 nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc H’Mông có tỷ lệ dân số trong nhóm tuổi 0- 4 và 5-14 cao nhất (21% và 29%), tiếp đến là dân tộc Dao (19% và 27%), dân tộc Gia Rai (18% và 31%), và dân tộc Mường (17% và 25%). Ngược lại, trong nhóm tuổi từ 60 trở lên, dân tộc Mường có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên cao nhất trong 4 nhóm dân tộc này (6,64%), dân tộc Dao (5,43%), Dân tộc Gia Rai (5,4%) và thấp nhất là dân tộc H’Mông (4,87%). (Bảng 2) Bảng 2: Tỷ lệ dân số trong các nhóm tuổi so với tổng số dân của mỗi dân tộc Nhóm tuổi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của 4 nhóm dân tộc Mường, HMông, Dao và Gia Rai ở Việt Nam - Vũ Tuấn Huy 24 Xã hội học, số 1 -1998 Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của các nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai ở Việt Nam VŨ TUẤN HUY I. Giới thiệu Những đặc điểm nhân khẩu và kinh tế xã hội của 4 nhóm dân tộc thiểu số Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai là bản tổng quan dựa trên những công trình nghiên cứu gần đây và số liệu điều tra dân số 1989 ở Việt Nam. Đây là kết quả bước đầu của Dự án nghiên cứu : Những đặc điểm nhân khẩu của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam với sự giúp đỡ của Tiến sỹ Magali Barbieri trong chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Viện Xã hội học, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia Việt Nam và Viện Nghiên cứu Dân số Quốc gia Pháp (INED). Việc lựa chọn 4 nhóm dân tộc Mường, H’Mông, Dao và Gia Rai dựa trên mức sinh và mức tử vong cao của bốn nhóm dân tộc thiểu số này qua số liệu điều tra dân số 1989, những đặc điểm về phân bố dân cư của dân tộc Mường, H’Mông, Dao ở vùng núi phía Bắc và dân tộc Gia Rai ở Tây Nguyên, những khu vực cư trú chủ yếu của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Mục đích chủ yếu là mô tả những đặc điểm về quá trình phân bố dân cư, về lịch sử, phong tục tập quán, hôn nhân và gia đình của bốn nhóm dân tộc thiểu số này. Trên cơ sở phân tích mức sinh và mức chết, báo cáo cũng nhằm rút ra mô hình sinh đẻ và tử vong đặc thù của 4 nhóm dân tộc này trong sự liên hệ với những yếu tố kinh tế xã hội như việc làm, thu nhập, y tế, giáo dục. II. Phân bố dân cư và cơ cấu dân số của 4 dân tộc Mường, H’Mông, Dao, Gia Rai Theo số liệu bảng 1, dân tộc Kinh là dân tộc đa số với tỷ lệ dân số là 86,86% dân số cả nước, dân tộc Mường chiếm 1,42% ; H’Mông 0,87% ; Dao 0,74% và Gia Rai chiếm 0,38%. Về tỷ suất giới tính, cả bốn dân tộc này đều có tỷ suất giới tính cao hơn tỷ suất giới tính của cả nước. Trong đó, cao nhất là dân tộc Dao (100,2), tiếp đến là dân tộc H’Mông (98,47), Mường (95,76), Gia Rai (94,68). Tỷ suất giới tính của dân tộc Kinh (93,80) thấp nhất so với bốn dân tộc này và thấp hơn so với tỷ suất giới tính trung bình của cả nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về tỷ suất giới tính giữa các dân tộc như mức độ sinh, chết, di cư. Sự phân bố dân cư khác nhau giữa các khu vực, các tỉnh và thành phố dẫn đến tỷ suất giới tính rất khác nhau ngay trong cùng một tộc người do ảnh hưởng của yếu tố di cư. Một quy luật của di cư là có tính lựa chọn. Theo giới tính, nam giới thường di cư nhiều hơn nữ giới. Theo độ tuổi, những người ít tuổi thường di cư nhiều hơn là người có tuổi và dòng di cư theo chiều từ nông thôn đến đô thị. Điều này thấy rõ hơn khi xem xét tỷ suất giới tính của từng dân tộc tại những nơi di cư đi và di cư đến của cùng một dân tộc. Tại những nơi di cư đến, tỷ suất giới tính thường cao trong khi tại những nơi di cư đi, tỷ suất giới tính thường thấp. (Bảng 1) Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn Vũ Tuấn Huy 25 Bảng 1: Quy mô dân số và tỷ suất giới tính của từng dân tộc Dân tộc Tổng số % Tỷ suất giới tính Mường 914596 1,42 95,76 H’Mông 558053 0,87 98,47 Dao 473945 0,74 100,02 Gia Rai 242291 0,38 94,68 Kinh 55900224 86,86 93,80 Dân số cả nước 64357762 100,00 94,22 Nguồn : Tính từ biểu 1.4 - Dân số theo dân tộc và giới tính. Kết quả điều tra toàn diện, tập 1. Tổng điều tra dân số Việt Nam 1989. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số Trung ương, Hà Nội 1991. Cơ cấu dân số theo các nhóm tuổi từ 0-4, 5-14 và 60 trở lên cho thấy đặc điểm dân số của mỗi tộc người về tỷ lệ phụ thuộc của nhóm dân số ngoài độ tuổi lao động. Xếp theo thứ tự giảm dần, trong 4 nhóm dân tộc thiểu số này, dân tộc H’Mông có tỷ lệ dân số trong nhóm tuổi 0- 4 và 5-14 cao nhất (21% và 29%), tiếp đến là dân tộc Dao (19% và 27%), dân tộc Gia Rai (18% và 31%), và dân tộc Mường (17% và 25%). Ngược lại, trong nhóm tuổi từ 60 trở lên, dân tộc Mường có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên cao nhất trong 4 nhóm dân tộc này (6,64%), dân tộc Dao (5,43%), Dân tộc Gia Rai (5,4%) và thấp nhất là dân tộc H’Mông (4,87%). (Bảng 2) Bảng 2: Tỷ lệ dân số trong các nhóm tuổi so với tổng số dân của mỗi dân tộc Nhóm tuổi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xã hội học Đặc điểm nhân khẩu dân tộc Mường Kinh tế xã hội dân tộc Mường Đặc điểm nhân khẩu dân tộc HMông Đặc điểm nhân khẩu dân tộc Dao Đặc điểm nhân khẩu dân tộc Gia RaiTài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu xã hội học: Phần 1 - Phạm Văn Quyết
123 trang 468 11 0 -
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 267 0 0 -
Tiểu luận 'Mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội'
20 trang 183 0 0 -
Giới thiệu lý thuyết xã hội học Curriculum - Nguyễn Khánh Trung
0 trang 176 0 0 -
Giáo trình Nhập môn xã hội học: Phần 1 - TS. Trần Thị Kim Xuyến
137 trang 153 1 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 119 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu khái quát về điều tra xã hội học
42 trang 118 0 0 -
Một số đặc điểm của Giáo phận Thái Bình
17 trang 108 0 0 -
195 trang 106 0 0
-
Những thuận lợi và thách thức trong phát triển xã hội bền vững ở Thừa Thiên Huế - Vũ Mạnh Lợi
0 trang 89 0 0