Những điều cần biết khi lưu trữ dữ liệu trên 'đám mây'
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những điều cần biết khi lưu trữ dữ liệu trên “đám mây” Những điều cần biết khi lưu trữ dữ liệu trên “đám mây” Nhưng trên thực tế thì chúng ta đã ít nhiều lưu trữ dữ liệu cá nhân trực tuyến khi sử dụng các phần mềm, ứng dụng chia sẻ trực tuyến, tán gẫu, trò chuyện với bạn bè... Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu những đặc điểm cơ bản của hình thức lưu trữ Cloud phổ biến ngày nay, cách tận dụng tối đa những lợi thế của những dịch vụ này, làm thế nào để đồng bộ thông tin dữ liệu giữa người sử dụng và các thiết bị hỗ trợ, nền tảng hệ điều hành, phần mềm... khác nhau. Cloud Messaging: Email Cho dù bạn có sở hữu những tài khoản email như Yahoo, Hotmail, Gmail... hoặc trong quá trình gửi / nhận emai thông qua ứng dụng client dành cho Desktop, thì những email đó chắc chắn phải “đi” qua “đám mây” và sau đó là lưu trữ trên server, ít nhất là trong thời điểm tạm thời. Điểm lợi của những tài khoản webmail này là toàn bộ email đều được lưu trữ vĩnh viễn, do vậy các bạn không phải lo lắng về việc mất dữ liệu hoặc tin nhắn, email cá nhân. Một số người cẩn thận còn scan các văn bản tài liệu này và gửi vào nhiều tài khoản khác nhau để đề phòng trường hợp rủi ro. Tuy rất chắc chắn nhưng cách làm này là thực sự không cần thiết! Với Google Mail, người sử dụng được sở hữu tới hơn 7 GB dung lượng lưu trữ, với rất nhiều tính năng nâng cao và tiện ích khác: Dropbox: Có lẽ chúng ta không phải nói quá nhiều về công cụ đồng bộ hóa dữ liệu n ày, với nhiều khả năng và tiện ích nâng cao, gần đây Dropbox đã được bổ sung thêm tính năng tự động mã hóa dữ liệu dành cho người sử dụng. Chỉ cần đăng ký 1 tài khoản, các bạn đã có thể sở hữu 1 trong những chương trình hỗ trợ việc sao lưu và chia sẻ dữ liệu toàn diện nhất hiện nay, và trên hết tất cả, công cụ này hoàn toàn miễn phí. Evernote: Đối với nhiều người sử dụng chúng ta, đặc biệt là những người dùng văn phòng, Evernote có thể coi là công cụ hỗ trợ gần như không thể thiếu với chức năng chính là lưu trữ chi tiết bên ngoài như các cuộc hẹn, lịch phỏng vấn, ý tưởng, lời mời, thông tin cá nhân... hoặc nói gọn là bất cứ thứ gì bạn cần phải nhớ. Evernote có thể lưu trữ nội dung dưới nhiều dạng thông tin, thậm chí cả với những văn bản đã được scan, các bức ảnh và một số file định dạng khác. LassPass: Điều gì thực sự phiền phức nhất khi bạn muốn kiểm tra email trên máy tính của đồng nghiệp hoặc tại nơi công cộng? Và trên thực tế, rất nhiều người sử dụng có thói quen đặt chế độ lưu giữ mật khẩu – Remember Password trên máy cá nhân cũng như máy tính bên ngoài. Hệ quả của những việc làm đó rất dễ đoán, họ bị mất tài khoản email. Để khắc phục tình trạng trên, LastPass đã ra đời như 1 giải pháp toàn diện, công cụ này sẽ giúp người dùng mã hóa và lưu trữ toàn bộ thông tin về các tài khoản cũng như mật khẩu trực tuyến. Tương thích với nhiều trình duyệt, hệ điều hành phổ biến hiện nay. Với sự hỗ trợ đắc lực của LastPass, những tài khoản trực tuyến của bạn đã trở nên an toàn hơn rất nhiều. Xmarks: Khi đề cập đến khái niệm Cloud thì có nghĩa là chúng ta đang nói đ ến tính tương tác giữa môi trường và người sử dụng, hoặc là giữa trình duyệt và Bookmark. Như chúng ta đã biết, trình duyệt chính là công cụ quan trọng nhất để truy cập Internet. Và trong khi tất cả các phiên bản trình duyệt đều có khả năng đồng bộ dữ liệu cá nhân, thì lại không thể tự kết nối và sử dụng Bookmark lẫn nhau? Đó là lý do tại sao chúng ta nên sử dụng Xmarks: Nhưng các bạn cần lưu ý rằng Xmarks hiện nay không hỗ trợ tính năng đồng bộ mật khẩu của các tài khoản khác nhau. Amazon Cloud Drive & Player: Có thể tại thời điểm hiện tại, Amazon Cloud Drive ch ưa được nhiều người biết đến, tuy nhiên với những thay đổi táo bạo gần đây, đặc biệt là Cloud Player, chắc chắn số lượng người đăng ký và sử dụng dịch vụ chia sẻ trực tuyến này sẽ tăng lên đáng kể.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Storage and File Structure lưu trữ dữ liệu cấu trúc tập tin truy xuất nhanh dữ liệu chỉ mục indice băm hashingTài liệu cùng danh mục:
-
62 trang 388 3 0
-
Đề thi kết thúc học phần học kì 2 môn Cơ sở dữ liệu năm 2019-2020 có đáp án - Trường ĐH Đồng Tháp
5 trang 371 6 0 -
Bài giảng Phân tích thiết kế hệ thống thông tin: Chương 3 - Hệ điều hành Windowns XP
39 trang 318 0 0 -
Phương pháp truyền dữ liệu giữa hai điện thoại thông minh qua môi trường ánh sáng nhìn thấy
6 trang 307 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần Cấu trúc dữ liệu và giải thuật (Data structures and algorithms)
10 trang 299 0 0 -
Đáp án đề thi học kỳ 2 môn cơ sở dữ liệu
3 trang 288 1 0 -
Giáo trình Cơ sở dữ liệu: Phần 2 - TS. Nguyễn Hoàng Sơn
158 trang 279 0 0 -
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐẶT VÉ TÀU ONLINE
43 trang 276 2 0 -
Phân tích thiết kế hệ thống - Biểu đồ trạng thái
20 trang 265 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 247 0 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Mạng máy tính - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
155 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kiến trúc máy tính nâng cao - Tăng Cẩm Nhung
102 trang 1 0 0 -
Quyết định số 3198/2019/QĐ-BCT
13 trang 1 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Thanh tra ngân sách huyện của Sở tài chính tỉnh Lào Cai
99 trang 0 0 0 -
Bài giảng Đại cương về kỹ thuật - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
190 trang 0 0 0 -
Giáo trình chuyên đề thực tế Công nghệ chế tạo máy 2 - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
48 trang 0 0 0 -
Giáo trình Hệ thống phun nhiên liệu - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
102 trang 0 0 0 -
38 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
3 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
3 trang 0 0 0