Danh mục

Những định hướng mới trong hoạt động thương mại ngân hàng Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.96 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của đề tài này trình bày về hệ thống ngân hàng đã thay đổi nhanh mạnh mẽ chưa từng thấy trong thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ năm 2008-2009 và suy thoái toàn cầu đặt hệ thống ngân hàng trước thử thách lớn về vận hành, hiệu quả trong vận hành, quản trị rủi ro trong hoạt động. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những định hướng mới trong hoạt động thương mại ngân hàng Việt Nam 19. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM ThS Nguyễn Thanh Lâm – Khoa QTKD – UFM Tóm tắt Hệ thống ngân hàng đã thay đổi nhanh mạnh mẽ chưa từng thấy trong thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ năm 2008-2009 và suy thoái toàn cầu đặt hệ thống ngân hàng trước thử thách lớn về vận hành, hiệu quả trong vận hành, quản trị rủi ro trong hoạt động. Trước tình hình hình đó các ngân hàng thương mại cần xác lập lại mô hình hoạt động, tái cấu trúc lại sản phẩm cũng như dòng tiền để bảo đảm ngân hàng có thể phát triển bền vững Từ khóa: Ngân hàng thương mại, Thương mại điện tử, mô hình ngân hàng Mở đầu Hơn một thập kỹ qua, chúng ta chứng kiến những thay đổi rõ nét của hệ thống ngân hàng, hệ thống ngân hàng hàng thay đổi nhanh mạnh mẽ chưa từng thấy. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tiền tệ năm 2008-2009 và suy thoái toàn cầu đặt hệ thống ngân hàng trước thử thách lớn về vận hành, hiệu quả trong vận hành, quản trị rủi ro trong hoạt động. Trước tình hình hình đó các ngân hàng thương mại cần xác lập lại mô hình hoạt động, tái cấu trúc lại sản phẩm cũng như dòng tiền để bảo đảm ngân hàng có thể phát triển bền vững. Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 nhanh chóng lan rộng và tác động sâu sắc đến hoạt động của ngân hàng. Vấn đề công nghệ điện tử đám mây, quản lý dữ liệu khách hàng bằng kỹ thuật số được triển khai hầu hết tất cả các ngân hàng, từ đó nhiều mô hình kinh doanh ngân hàng mới ra đời như mô hình ngân hàng số, ngân 24/7, ngân hàng không chi nhánh… các dịch vụ mới ngân hàng lần lượt ra đời như internet banking, mobilbanking… Các xú hướng này gây áp lực các ngân hàng cần phải thay đổi mô hình kinh doanh, cấu trúc lại danh mục sản phẩm, thiết kế lại kênh bán hàng, tập trung các nguồn lực thõa mãn nhu cầu khách hàng tốt nhất 1. CÁC ĐỊNH HƯỚNG MỚI TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH NGÂN HÀNG Trong một bối cảnh mới trong nước cũng như ngoài nước, cũng đòi hỏi hệ thống ngân hàng cần có sự thay đổi thích ứng. Sự thay đổi đó, không chỉ nằm ở những sửa đổi nhỏ, hay cải thiện chức năng của một hoặc một số bộ phận, phòng ban nhất định nào đó, mà có thể thấy, nó đã đòi hỏi các ngân hàng phải thiết kế lại mô hình hoạt động một cách phù hợp và hiệu quả hơn. Một số xu hướng nổi bật có thể thấy như: - Cơ cấu lại các lĩnh vực hoạt động, tập trung vào các lĩnh ít rủi ro có lợi nhuận biên cao: Định hướng này phổ biến nhất ở các ngân hàng thương mại khi khủng 191 hoảng tài chính xảy ra Các ngân hàng đều đã nhận thấy khả năng quản trị rủi ro hiện tại khó có thể đáp ứng một cấu trúc hoạt động quá đa dạng với nhiều lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro lớn. Do đó, các ngân hàng có xu hướng cơ cấu lại các nguồn thu nhập, trong đó, cắt bỏ các lĩnh vực hoạt động tiềm ẩn quá nhiều rủi ro và tập trung trở lại vào các lĩnh vực kinh doanh truyền thống, đặc biệt là các hoạt động có thể mang lại mức lợi nhuận biên cao. Trong đó, một số lĩnh vực như cho vay bán lẻ đã được các ngân hàng quan tâm và đẩy mạnh phát triển nhằm thu được mức chênh lệch lãi suất lớn hơn. Các hoạt động thu phí dịch vụ như kinh doanh bảo hiểm, phát triển các hoạt động thanh toán, quản lý tài sản… cũng được ghi nhận có mức tăng trưởng cao hơn và được các ngân hàng chú trọng hơn so với các giai đoạn trước. Tuy vậy, để đầu tư vào các hoạt động này thì đòi hỏi các ngân hàng cũng cần có chi phí lớn để xây dựng hệ thống hạ tầng. Vì vậy, việc chuyển đổi này cũng không hoàn toàn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. - Mô hình ngân hàng số (hoàn toàn) và ngân hàng chuyển đổi số: Các mô hình ngân hàng không chi nhánh, ngân hàng không giấy đã ra đời cho phép khách hàng thực hiện mọi giao dịch ngân hàng thông qua các thiết bị số có kết nối mạng internet mà không cần dịch chuyển đến các chi nhánh của ngân hàng. Hệ thống chứng từ điện tử cũng cho phép khách hàng có thể thực hiện mọi giao dịch mà không cần tới các loại giấy tờ truyền thống, thông qua đó, rút ngắn thời gian cũng như chi phí giao dịch. Mặc dù vậy, mô hình ngân hàng số hoàn toàn không quá phổ biến. Thay vào đó, đa phần các ngân hàng lựa chọn một quá trình chuyển đổi số từng bước, trong đó, các dịch vụ ngân hàng truyền thống được đưa dần lên không gian số, đồng thời vẫn duy trì các dịch vụ ngân hàng truyền thống với mạng lưới chi nhánh đã được tinh chỉnh để phù hợp với nhu cầu và nâng cao trải nghiệm của khách hàng. - Hoàn thiện cơ cấu quản trị nội bộ và tăng cường các công cụ nhằm gia tăng năng lực quản trị rủi ro: Một điểm chung có thể nhận thấy khá rõ đó là xu hướng thiết lập hệ thống ba tuyến phòng thủ tại các ngân hàng, thông qua đó thực hiện quản trị rủi ro toàn ngân hàng, yêu cầu tất cả các thành viên đều phải tham gia vào quá trình quản trị rủi ro. Các ngân hàng đã tập trung nâng cao hiệu quả của tuyến phòng thủ thứ nhất và thứ hai với những hành động cụ thể như tăng cường số ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: