Trên cơ sở lý thuyết về dịch vụ ngân hàng, tác giả đưa ra quan điểm về dịch vụ phi tín dụng (DVPTD) ngân hàng là những dịch vụ có thu phí của ngân hàng; quan điểm về phát triển DVPTD ngân hàng (phát triển DVPTD theo chiều sâu và phát triển DVPTD theo chiều rộng),....Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiếtNhững đóng góp mới của luận án: Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam sau đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những đóng góp mới của luận án: Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt NamNHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁNĐề tài luận án: Phát triển dịch vụ phi tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam.Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 62340201Nghiên cứu sinh: PHAN THỊ LINH Mã NCS: NCS32.42TCNgười hướng dẫn: PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤTCơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dânNhững đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: Thứ nhất: Trên cơ sở lý thuyết về dịch vụ ngân hàng, tác giả đưa ra quan điểm về dịch vụ phi tíndụng (DVPTD) ngân hàng là những dịch vụ có thu phí của ngân hàng; quan điểm về phát triển DVPTDngân hàng (phát triển DVPTD theo chiều sâu và phát triển DVPTD theo chiều rộng). Thứ hai: Tác giả đưa ra hai nhóm chỉ tiêu để đánh giá sự phát triển phát triển DVPTD: (1) Chỉ tiêuđịnh lượng: Mức độ tăng trưởng doanh số và thu nhập từ DVPTD; Thị phần và số lượng khách hàng sửdụng DVPTD tăng hàng năm; Mức tăng số lượng DVPTD; Tỷ trọng sử dụng DVPTD; Mức độ tăngtrưởng số lượng kênh phân phối hiện đại; Chi phí đầu tư vào DVPTD. (2) Chỉ tiêu định tính: An toàntrong cung cấp DVPTD; Mức độ hài lòng của khách hàng về DVPTD; Khả năng cạnh tranh của ngânhàng cung cấp DVPTD. Thứ ba: Luận án cũng tập trung làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển DVPTD củangân hàng thương mại bao gồm: (1) Các nhân tố bên ngoài ngân hàng: Môi trường chính trị, pháp lý vàhệ thống cơ quan quản lý Nhà Nước đối với hoạt động của ngân hàng; Kỹ thuật công nghệ; Các đối thủcạnh tranh; Nhu cầu của khách hàng; Mở cửa hội nhập trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng; (2) Cácnhân tố bên trong ngân hàng: Nguồn nhân lực; Quy mô và năng lực tài chính; Chất lượng dịch vụ;Chính sách khách hàng; Trình độ công nghệ; Hoạt động marketing; Mạng lưới kênh phân phối; Mụctiêu, chiến lược hoạt động của ngân hàng; Rủi ro trong hoạt động DVPTD ngân hàng; Uy tín và thươnghiệu của ngân hàng; Năng lực quản trị điều hành; Năng lực quản trị rủi ro; Hệ thống thông tin kháchhàng.Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: Thứ nhất: Qua phân tích, đánh giá số liệu thứ cấp về chi phí đầu tư DVPTD giai đoạn 2000 -2013,tác giả sử dụng phân tích hồi quy bằng phần mềm SPSS để đưa ra hàm hồi quy biểu diễn sự biến thiênvào chi phí đầu tư DVPTD của lợi nhuận ngân hàng. F(x):Lợi nhuận= 0.089- Chi phí+ 15.122*Chi phí 2- 29.969*Chi phí 3 P P P Kết quả khảo sát cho thấy, nếu mức chi phí đầu tư vào DVPTD hàng năm ở mức 30% thì lợi nhuậnngân hàng sẽ đạt cực đại bằng 34%. Thông qua khảo sát ý kiến của các nhân viên ngân hàng thươngmại nhà nước về mức chi phí đầu tư vào DVPTD trên tổng thu nhập của ngân hàng thì có đến 92%chọn mức 30%-40%. Từ đó cho thấy việc đầu tư vào DVPTD hàng năm ở mức 30%/ Tổng thu nhập làhợp lý và cần thiết. Thứ hai: Qua phân tích, đánh giá số liệu thứ cấp kết quả khảo sát từ nhân viên ngân hàng về cácnhân tố ảnh hưởng đến phát triển DVPTD như: Nguồn lực ngân hàng; Mạng lưới kênh phân phối; Chấtlượng dịch vụ; Chính sách khách hàng; Hoạt động quảng cáo, tiếp thị; Uy tín và thương hiệu ngânhàng; Năng lực quản trị điều hành; Mục tiêu, chiến lược phát triển thì các nhân tố này có tác độngthuận chiều với phát triển DVPTD.PTDVPTD= 0.370*Uy tín thương hiệu+ 0.340* Mạng lưới phân phối+ 0.339* Quảng cáo tiếp thị+0.321* Mục tiêu Chiến lược+ 0.319* Nguồn lực ngân hàng+ 0.318* Năng lực quản trị+ 0.316* Chấtlượng dịch vụ+ 0.282* Chính sách khách hàng. Giáo viên hướng dẫn Nghiên cứu sinh PGS.TS Nguyễn Thị Bất Phan Thị Linh