Những kinh nghiệm đến từ người dẫn đầu thị trường bán lẻ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những kinh nghiệm đến từ người dẫn đầu thị trường bán lẻ Những kinh nghiệm đến từ người dẫn đầu thị trường bán lẻ Việt Nam Đại hội cổ đông của công ty cổ phần đầu tư – phát triển SAIGON CO.OP (SCID) diễn ra ngày 25/4 tại TP.HCM không chỉ là sự kiện của công ty, mà là sự chuyển biến đặc biệt của ngành bán lẻ Việt Nam Những thành quả cũng như những bài học rút ra từ sự thành công của công ty thật đáng để ghi nhận. Khó khăn từ bên ngoài Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Nhờ đó thu nhập bình quân đầu người cũng ngày càng cao và thói quen mua sắm của người dân cũng dần thay đổi. Các điểm bán lẻ truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa dần thu hẹp phạm vi ảnh hưởng, song song đó là sự lên ngôi của hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm. Những yếu tố trên đã giúp Việt Nam nhiều năm liền nằm trong top những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, sánh ngang cùng Trung Quốc hay Brazil. Năm 2007, Việt Nam chính thức là thành viên của WTO sau nhiều năm đàm phán. Theo cam kết gia nhập thì kể từ đầu năm 2009, thị trường bán lẻ của nước ta mở cửa hoàn toàn cho các công ty nước ngoài, nghĩa là sẽ xuất hiện những con cá lớn, trong khi Việt Nam không có nhiều hệ thống siêu thị đủ mạnh và đủ kinh nghiệm đề cạnh tranh với đối thủ. Thậm chí, nhiều ý kiến bi quan đã nghĩ đến viễn cảnh thị trường bán lẻ hiện đại của Việt Nam sẽ nằm trọn trong tay các đại gia nước ngoài. Cuộc bút phá mang tên Saigon Co.op Năm 2009 đã là năm thứ sáu tạp chí uy tín Retail Asia công bố danh sách những nhà bán lả hàng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và liên tục trong sáu năm đó, luôn đứng ở vi trị số một tại thị trường Việt Nam là Saigon Co.op với hệ thống siêu thị Co.opMart, một thương hiệu quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Tên đầy đủ của Saigon Co.op là Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM, một cái tên mang âm hưởng của một thời kinh tế tập trung bao cấp, chứ không khiến người ta hình dung một hệ thống siêu thị hùng hậu nhất Việt Nam. Nhưng sự thật vẫn là sự thật, tổng doanh thu năm 2009 của Saigon Co.op lên đền 8.571 tỉ đồng và dự kiến năm 2010 sẽ lên tới 11.500 tỉ đồng với hơn 5o siêu thị Co.opMart trải rộng trên khắp mọi miền đất nước. Chào mừng sự kiện trọng đại 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngày 28/4 này siêu thị Co.opMart đầu tiên sẽ có mặt ở thủ đô. Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng như vậy Saigon Co.op tự tin sẽ giữ vững vị trí số một trong những năm tới, dù phải đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đại gia bán lẻ nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam. Vai trò của 'người mở đường' Một trong những nguyên do dẫn đến sự thành công của Saigon Co.op chính là chiến lược phát triển phù hợp, mà cụ thể là quyết định tìm một 'người mở đường' cho cả hệ thống bán lẻ này để có thể thục hiện việc đầu tư, phát triển và huy động sức mạnh xã hội một cách hiệu quả, linh động nhất trong tiến trình hội nhập. với tốc độ tăng trường nhanh chóng như vậy Saigon Co.op tự tin sẽ giữ vững vị trí số một trong những năm tới, dù phải đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đại gia bán lẻ nước ngoài đã có mặt ở Việt Nam. Vai trò của 'người mở đường' Một trong những nguyên do dẫn đến sự thành công của Saigon Co.op chính là chiến lược phát triển phù hợp, mà cụ thể là quyết định tìm một 'người mở đường' cho cả hệ thống bán lẻ này để có thể thục hiện việc đầu tư, phát triển và huy động sức mạnh xã hội một cách hiệu quả, linh động nhất trong tiến trình hội nhập. Đứng trước áp lực phải phát triển nhanh chóng cả về lượng và chất, đế xây dụng một hệ thống siêu thị đủ lực cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài trước khi quá muộn, tháng 4/2007, ban lãnh đạo Saigon Co.op quyết định thành lập SCID, trong đó Saigon Co.op nắm cổ phần chi phối. Với số vốn ban đầu là 500 tỉ đồng, SCID chuyên trách mảng cơ sở hạ tằng phục vụ cho việc phát triển của công ty mẹ. Nhờ có SCID, vấn đề mặt bằng và vốn - luôn là nỗi đau đầu của các nhà bán lẻ - đã được 'hóa giải'. Khi đã có SCID 'mở đường', Saigon Co.op rảnh tay tập trung cho việc điều hành quản lý hệ thống Co.opMart và nhanh chóng đạt được những bước phát triển nhảy vọt Trong hai năm 2007 và 2008, đã có thêm 17 siêu thị Co.opMart đi vào hoạt động, đưa số siêu thị thuộc hệ thống lên 35. Ngày 19/121/2009, Co. opMart Rạch Miễu (quận Phú Nhuận) được khai trương, trở thành siêu thị Co.op thứ 42 trên toàn Quốc. Riêng trong năm 2010, SaigonCo.op sẽ có thêm 10 siêu thị mới gia nhập hệ thống Co.op. dưa tổng số siêu thị trên toàn quốc vượt con số 50. Và theo kế hoạch đến năm 2015 hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam này sẽ chinh phục cột mốc 100 siêu thị. Những đóng góp của SCID đế giúp hình thành nên một hệ thống siêu thi lớn mạnh nhất nước và do người Việt làm chủ. Nhờ đó Việt Nam đã có được một đối trọng đủ cạnh tranh với các đại gia bán lẻ nước ngoài. Ngày 25/4/2010 tới đây SCID sẽ tổ chức đại hội cổ đông thường niên năm 2010 tại Khách sạn White Palace. Sau ba năm hoạt động, từ số vốn ban đầu 500 tỉ đồng, đến nay tổng nguồn vấn của SCID đã lên đến con số 750 tỉ đồng. Các dự án của SCID cũng không còn chỉ tập trung vào chuỗi siêu thị Co.opMart Theo xu hướng phát triển của thị trường công ty bắt đầu vươn tới xây dựng các trung tâm mua sắm cao cấp thuộc Saigon Co.op Một chặng đường phát triển mới đã được mở ra cho hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Năm 2010, SCID dự định đưa vào hoạt động 10 siêu thi Co.opMart. Các dự án chuẩn bị cho các năm tiếp theo 2011 - 2012 là 25 dự án. SCID tiếp tục tìm kiếm mặt bằng, ký kết với các đối tác để khai thác hiệu quả các dự án kinh doanh siêu thị và trung tâm thương mại trên toàn quốc. Tập trung nguồn lực phát triển các dự án trọng điểm như trển khai dự án khu phức hợp Tân Phong , hoàn tất các thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng dự án khu phức hợp An Phú (Q.2)... ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kĩ năng kinh doanh nghệ thuật kinh doanh bí quyết kinh doanh kĩ năng quản trị kinh doanh chiến lược kinh doanhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Chiến lược marketing trong kinh doanh
24 trang 385 1 0 -
Bí quyết đặt tên cho doanh nghiệp của bạn
6 trang 323 0 0 -
109 trang 269 0 0
-
Tiểu luận: Phân tích chiến lược của Công ty Sữa Vinamilk
25 trang 219 0 0 -
Sau sự sụp đổ: Điều gì thật sự xảy ra đối với các thương hiệu
4 trang 219 0 0 -
Bài thuyết trình nhóm: Giới thiệu cơ cấu tổ chức công ty lữ hành Saigontourist
7 trang 203 0 0 -
Bài giảng Quản trị nguồn nhân lực ( Lê Thị Thảo) - Chương 4 Tuyển dụng nhân sự
40 trang 200 0 0 -
Thực trạng cạnh tranh giữa các công ty may Hà nội phần 7
11 trang 190 0 0 -
Giới thiệu 12 triệu email trong bộ tài liệu digital marketing
3 trang 177 0 0 -
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 173 0 0 -
BÀI GIẢNG LÝ THUYẾT MẠCH THS. NGUYỄN QUỐC DINH - 1
30 trang 172 0 0 -
Tiểu luận môn Quản trị chiến lược: Công ty Starbucks coffee
105 trang 169 0 0 -
Bài giảng Quản trị học đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Thăng Long
94 trang 166 1 0 -
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Lê Khương Ninh
45 trang 160 0 0 -
Kinh nghiệm tổ chức Event tung sản phẩm thật ấn tượng
4 trang 154 0 0 -
156 trang 140 0 0
-
Kinh nghiệm tìm kiếm khách hàng khi khởi nghiệp
5 trang 139 0 0 -
Lập kế hoạch và lịch trình công việc hợp lý
9 trang 137 0 0 -
Tổng quan về thị trường tổ chức sự kiện ở Việt Nam
5 trang 134 0 0 -
Flash Mob - phương thức hiệu quả về mặt hình ảnh trong tổ chức sự kiện
4 trang 130 0 0