Danh mục

Những lợi thế của môn địa lí ở trường phổ thông trong việc giáo dục về biến đổi khí hậu

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 100.42 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và ý thức là các nhiệm vụ của một bài học. Trong thực tế dạy học hiện nay mục tiêu về giáo dục ý thức thường không được chú trọng nhiều và nhiều khi còn bị lãng quên. Bài báo này đề cập đến những lợi thế của môn Địa lí, sự cần thiết và nêu ra một số cách thức để nâng cao hiệu quả về mục tiêu giáo dục về biến đổi khí hậu ở phổ thông hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những lợi thế của môn địa lí ở trường phổ thông trong việc giáo dục về biến đổi khí hậu JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 10, pp. 74-80 NHỮNG LỢI THẾ CỦA MÔN ĐỊA LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRONG VIỆC GIÁO DỤC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Võ Thị Vinh Trường Đại học Vinh E-mail: vothivinh.dhv@gmail.com Tóm tắt. Đảm bảo mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và ý thức là các nhiệm vụ của một bài học. Trong thực tế dạy học hiện nay mục tiêu về giáo dục ý thức thường không được chú trọng nhiều và nhiều khi còn bị lãng quên. Bài báo này đề cập đến những lợi thế của môn Địa lí, sự cần thiết và nêu ra một số cách thức để nâng cao hiệu quả về mục tiêu giáo dục về biến đổi khí hậu ở phổ thông hiện nay. Từ khóa: Giáo dục, biến đổi khí hậu, kiến thức, kĩ năng, môn Địa lí.1. Mở đầu Biến đổi khí hậu là một khái niệm được nhắc đến nhiều, nhất là trong giai đoạn hiệnnay khi mà những tác động của nó không nhằm riêng khu vực nào. Tuy nhiên, không phảiai cũng hiểu và quan tâm đến điều này, thậm chí, còn rất bàng quan. Một thực tế cho thấytrong giới trẻ - tương lai của đất nước, là thế hệ chúng ta đang chờ mong và hi vọng lại rấtmơ hồ về những vấn đề này. Trong nhà trường, một môi trường giáo dục có nhiều thuậnlợi nhưng lại chưa phát huy được những lợi thế đó. Môn học Địa lí có một lượng kiến thứckhông nhỏ liên quan đến vấn đề môi trường, song việc chuyển tải chúng còn quá mờ nhạt.Đây là sự bỏ lỡ cần xem xét lại vì bản thân khoa học Địa lí đã bao hàm các vấn đề này.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Những lợi thế của môn Địa lí ở trường phổ thông trong việc giáo dục về biến đổi khí hậu2.1.1. Địa lí là khoa học nghiên cứu về không gian lãnh thổ Việc nghiên cứu về các thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ cho phép chúng ta hiểu đượcnhững đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng, miền trên Trái Đất. Điều này đồngnghĩa với việc chỉ ra rằng các thành phần đó có những đặc điểm khác nhau ở những khuvực khác nhau. Ví dụ, khí hậu nóng khác khí hậu ôn hòa và khí hậu lạnh về các yếu tốnhư: nhiệt, ẩm, lượng mưa, bốc hơi,. . . Sự khác biệt đó cũng tạo nên sự khác nhau trongcách thức, mức độ tác động lên chúng của con người. Do lịch sử khai thác lãnh thổ, trình74 Những lợi thế của môn Địa lí ở trường phổ thông trong việc giáo dục...độ phát triển của lực lượng sản xuất. . . mà hiện trạng các không gian lãnh thổ trên TráiĐất đã không còn phát triển theo quy luật của nó, trong đó rõ rệt nhất là các thành phầntự nhiên. Khoa học Địa lí cho phép chúng ta nhìn rõ sự biến đổi về môi trường nói chungvà khí hậu nói riêng của các khu vực trên thế giới như bão, lũ, lốc xoáy, tăng nhiệt, băngtan. . . trong trường hợp này kiến thức địa lí chính là kiến thức về môi trường. Với nhữngloại bài và dạng kiến thức này giáo viên nên giáo dục về biến đổi khí hậu bằng chính kiếnthức địa lí và học sinh được nhận thức vấn đề này dưới góc độ địa lí thông qua việc tìmhiểu nguyên nhân phạm vi, mức độ, đặc biệt là sự khác nhau ở những khu vực khác nhautrên thế giới. Nhận biết thực trạng và hậu quả trên họ sẽ có những hành vi, cách tác độngđến môi trường tích cực theo hướng bền vững. Ví dụ, vì sao ngày xưa Thành phố Hồ chíMinh rất ít khi bị lũ lụt thế nhưng những năm gần đây người dân thật khổ sở với các đợt lũlụt trong thành phố, hoặc theo ước tính, nếu băng tiếp tục tan thì nước biển sẽ dâng thêm ítnhất 6m nữa vào năm 2100. Với mức này, phần lớn các đảo của Indonesia, và nhiều thànhphố ven biển khác sẽ hoàn toàn biến mất. Các núi băng ở dãy Hymalaya cung cấp nướcngọt cho sông Hằng – nguồn nước uống và canh tác của khoảng 500 triệu người – đangco lại khoảng 37m mỗi năm. Với những ví dụ từ thực tế trên thế giới cũng như ngay tạiđịa phương mình, mỗi học sinh sẽ tự thấy trăn trở và thực sự cần thiết phải hành động.2.1.2. Khoa học Địa lí nghiên cứu các mối liên hệ trong không gian trong đó chú trọng các mối liên hệ nhân quả Một trong những quy luật địa lí tạo nên tên tuổi của nhà khoa học nổi tiếng Kalexnikchính là quy luật về sự thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí. Quy luật này nói rằngcác thành phần của lớp vỏ địa lí luôn tồn tại trong mối quan hệ tác động tương hỗ, ràngbuộc không tách rời nhau trong một thể thống nhất, một thành phần thay đổi sẽ kéo theosự thay đổi cả toàn bộ hệ thống. Thực tế cho ta thấy, chúng ta đã không tuân theo quy luậtnày, con người đã tác động vào thiên nhiên theo ý muốn chủ quan và thiên nhiên đã biếnđổi theo hướng ngày một xấu đi trầm trọng và kéo theo nó là cả một hệ lụy rất bất lợi chochúng ta như: + Mực nước biển đang dâng lên; + Các núi băng và sông băng đang teo nhỏ; + Những đợt nắng nóng gay gắt; + Bão lụt; + Hạn hán; + Dịch bệnh; + Các tác hại đến kinh tế; + Chiến tranh và xung ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: