Những lỗi trọng âm ngữ đoạn tiếng Việt thường gặp khi đọc thơ
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.00 MB
Lượt xem: 84
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này ứng dụng các thành tựu nghiên cứu lí thuyết về quy luật cơ bản của trọng âm nói chung, trọng âm ngữ đoạn tiếng Việt nói riêng vào phân tích những lỗi trọng âm người Việt thường gặp phải khi đọc thơ, góp phần làm sáng tỏ thêm quy luật trọng âm ngữ đoạn trong tiếng Việt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những lỗi trọng âm ngữ đoạn tiếng Việt thường gặp khi đọc thơ NHỮNG LỖI TRỌNG ÂM NGỮ ĐOẠN TIẾNG VIỆT THƯỜNG GẶP KHI ĐỌC THƠ N N N Khoa Ngữ văn Tóm tắt: Trọng âm là một phương thức ngữ pháp, một hiện tượng ngôn điệu quan trọng, ngoài ra nó còn là một tiêu chí khu biệt tự nhiên nằm ngay trong vỏ ngữ âm của từ ngữ. Bài báo này ứng dụng các thành tựu nghiên cứu lí thuyết về quy luật cơ bản của trọng âm nói chung, trọng âm ngữ đoạn tiếng Việt nói riêng vào phân tích những lỗi trọng âm người Việt thường gặp phải khi đọc thơ, góp phần làm sáng tỏ thêm quy luật trọng âm ngữ đoạn trong tiếng Việt. Từ khóa: trọng âm, ngữ đoạn, đọc thơ, quy luật trọng âm 1. MỞ ĐẦU 1.1. Trọng âm là một hiện tượng ngôn điệu quan trọng của ngôn ngữ. Nó có vai trò đáng kể trong các ngôn ngữ Châu Âu như tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Anh,… Đối với tiếng Việt và các ngôn ngữ có thanh điệu, sự xuất hiện của thanh điệu làm hạn chế một phần vai trò của trọng âm, song không thể phủ nhận hoàn toàn rằng ở các ngôn ngữ này không có trọng âm hoặc có trọng âm nhưng không có tác dụng gì. Trọng âm được định nghĩa là Sự nhấn mạnh làm nổi bật khi phát âm một âm tiết nào đó trong từ đa tiết, một tổ hợp từ hoặc trong ngữ lưu, bằng cách tăng cao độ, cường độ, trường độ [5, tr. 1.392]. Hiện tượng này được xác định bằng bốn tiêu chí ngữ âm: độ vang, độ dài, độ trầm bổng, đặc tính riêng. Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường trường độ của nguyên âm - trọng âm lượng. Các công trình nghiên cứu của giới Việt ngữ đến thời điểm hiện tại đã khái quát được những đặc điểm cơ bản về trọng âm tiếng Việt. Mai Ngọc Chừ [2] đã đưa ra khái niệm trọng âm, cách thể hiện trọng âm và chức năng của trọng âm nói chung; đồng thời phân loại trọng âm theo các tiêu chí vị trí trọng âm và tiêu chí ngữ âm. Lê Quang Thêm [6] nghiên cứu về vị trí, đặc điểm của trọng âm dưới góc độ đối chiếu ngôn ngữ. Đặc biệt Cao Xuân Hạo [3] đã khái quát đặc điểm trọng âm trong tiếng Việt, nêu ra những sự kiện có tính quy luật về trọng âm trong câu, trong các ngữ đoạn và khẳng định trọng âm là một tiêu chí khu biệt nằm ngay trong vỏ vật chất của ngôn ngữ mà ngôn ngữ học cần quan tâm nghiên cứu... Điều này đặt ra vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về trọng âm tiếng Việt, đặc biệt là theo hướng phân tích, mô tả và đối chiếu. Trong quá trình mô tả chúng tôi dùng số (1) để chỉ trọng âm còn số (0) để chỉ khinh âm, đồng thời loại trừ những trường hợp mang tính chất siêu ngôn ngữ khi khảo sát trọng âm. 1.2. Khái niệm ngữ đoạn tiếng Việt xác định trong bài này là ngữ đoạn (âm vị học) hiểu theo nghĩa “đơn vị mang trọng âm”, có đặc điểm như sau: “Mỗi câu nói đều mang một hay nhiều trọng âm, mỗi trọng âm đều đánh dấu một ngữ đoạn (syntagme): nó được đặt Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 140-148 N N TR N ÂM N ĐO N T N V T T Ƣ N P… 141 vào tiếng (âm tiết) cuối cùng hay duy nhất của ngữ đoạn. Như vậy, trọng âm có chức năng phân giới (demarcative) giữa từng ngữ đoạn với ngữ đoạn kế theo sau trong câu.” [4, tr. 138] Quy luật trọng âm ngữ đoạn trong tiếng Việt là cố định nhưng vẫn có hiện tượng khi nói và khi đọc, đặc biệt là đọc thơ thì trọng âm có những khác biệt nhất định do có sự biến đổi. Những biến đổi này chủ yếu là sự thay đổi trường độ của âm tiết. Do những yếu tố tác động, có những trường hợp biến đổi tạo ra những lệch chuẩn, những lỗi trọng âm trong thực tế khi đọc thơ. Mô tả những trường hợp này, chúng tôi hướng đến làm rõ thêm biểu hiện trọng âm ở những đối tượng ngữ lưu khác nhau trong thực tế, từ đó góp phần làm sáng tỏ thêm quy luật trọng âm ngữ đoạn trong tiếng Việt. Những khảo sát ngữ âm thực nghiệm chúng tôi thực hiện có đối tượng là người đọc có trình độ (sinh viên Bắc, Trung, Nam chuyên ngành Ngữ Văn hoặc Báo chí), ngữ liệu khảo sát là thơ Tố Hữu, Truyện Kiều, thơ Trần Đăng Khoa, thơ Nguyễn Bính,… 2. NH NG L I TR N ÂM T Ƣ NG G P TRONG THỰC T Đ C T Ơ V T Với quan điểm ngữ đoạn âm vị học đã xác định trên, ranh giới của từng ngữ đoạn với ngữ đoạn kế theo sau trong ngữ lưu được xác định bằng một tiếng có trọng âm. Một âm tiết trong thơ khi đọc lên thường có sự kéo dài về trường độ hơn một âm tiết tương ứng trong cách nói bình thường (theo số liệu các bản ghi bằng PRAAT thì gấp khoảng từ 1.132 đến 2.858 lần). Điều này dẫn đến một hệ quả là một số âm tiết vốn không có trọng âm có thể được phát âm gần bằng một âm tiết có trọng âm khi đọc thơ ở nhịp chậm. Ngoại trừ tường hợp cố ý ngắt dòng phá bỏ quy tắc trong thơ tân hình thức, một nhịp thơ (có thể gồm nhiều ngữ đoạn) thường kết thúc đồng thời với ngữ đoạn cuối cùng (hay duy nhất) của nhịp thơ đó. Những quy luật ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những lỗi trọng âm ngữ đoạn tiếng Việt thường gặp khi đọc thơ NHỮNG LỖI TRỌNG ÂM NGỮ ĐOẠN TIẾNG VIỆT THƯỜNG GẶP KHI ĐỌC THƠ N N N Khoa Ngữ văn Tóm tắt: Trọng âm là một phương thức ngữ pháp, một hiện tượng ngôn điệu quan trọng, ngoài ra nó còn là một tiêu chí khu biệt tự nhiên nằm ngay trong vỏ ngữ âm của từ ngữ. Bài báo này ứng dụng các thành tựu nghiên cứu lí thuyết về quy luật cơ bản của trọng âm nói chung, trọng âm ngữ đoạn tiếng Việt nói riêng vào phân tích những lỗi trọng âm người Việt thường gặp phải khi đọc thơ, góp phần làm sáng tỏ thêm quy luật trọng âm ngữ đoạn trong tiếng Việt. Từ khóa: trọng âm, ngữ đoạn, đọc thơ, quy luật trọng âm 1. MỞ ĐẦU 1.1. Trọng âm là một hiện tượng ngôn điệu quan trọng của ngôn ngữ. Nó có vai trò đáng kể trong các ngôn ngữ Châu Âu như tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Anh,… Đối với tiếng Việt và các ngôn ngữ có thanh điệu, sự xuất hiện của thanh điệu làm hạn chế một phần vai trò của trọng âm, song không thể phủ nhận hoàn toàn rằng ở các ngôn ngữ này không có trọng âm hoặc có trọng âm nhưng không có tác dụng gì. Trọng âm được định nghĩa là Sự nhấn mạnh làm nổi bật khi phát âm một âm tiết nào đó trong từ đa tiết, một tổ hợp từ hoặc trong ngữ lưu, bằng cách tăng cao độ, cường độ, trường độ [5, tr. 1.392]. Hiện tượng này được xác định bằng bốn tiêu chí ngữ âm: độ vang, độ dài, độ trầm bổng, đặc tính riêng. Trong tiếng Việt, trọng âm được nêu bật chủ yếu bằng cách tăng cường trường độ của nguyên âm - trọng âm lượng. Các công trình nghiên cứu của giới Việt ngữ đến thời điểm hiện tại đã khái quát được những đặc điểm cơ bản về trọng âm tiếng Việt. Mai Ngọc Chừ [2] đã đưa ra khái niệm trọng âm, cách thể hiện trọng âm và chức năng của trọng âm nói chung; đồng thời phân loại trọng âm theo các tiêu chí vị trí trọng âm và tiêu chí ngữ âm. Lê Quang Thêm [6] nghiên cứu về vị trí, đặc điểm của trọng âm dưới góc độ đối chiếu ngôn ngữ. Đặc biệt Cao Xuân Hạo [3] đã khái quát đặc điểm trọng âm trong tiếng Việt, nêu ra những sự kiện có tính quy luật về trọng âm trong câu, trong các ngữ đoạn và khẳng định trọng âm là một tiêu chí khu biệt nằm ngay trong vỏ vật chất của ngôn ngữ mà ngôn ngữ học cần quan tâm nghiên cứu... Điều này đặt ra vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn về trọng âm tiếng Việt, đặc biệt là theo hướng phân tích, mô tả và đối chiếu. Trong quá trình mô tả chúng tôi dùng số (1) để chỉ trọng âm còn số (0) để chỉ khinh âm, đồng thời loại trừ những trường hợp mang tính chất siêu ngôn ngữ khi khảo sát trọng âm. 1.2. Khái niệm ngữ đoạn tiếng Việt xác định trong bài này là ngữ đoạn (âm vị học) hiểu theo nghĩa “đơn vị mang trọng âm”, có đặc điểm như sau: “Mỗi câu nói đều mang một hay nhiều trọng âm, mỗi trọng âm đều đánh dấu một ngữ đoạn (syntagme): nó được đặt Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 140-148 N N TR N ÂM N ĐO N T N V T T Ƣ N P… 141 vào tiếng (âm tiết) cuối cùng hay duy nhất của ngữ đoạn. Như vậy, trọng âm có chức năng phân giới (demarcative) giữa từng ngữ đoạn với ngữ đoạn kế theo sau trong câu.” [4, tr. 138] Quy luật trọng âm ngữ đoạn trong tiếng Việt là cố định nhưng vẫn có hiện tượng khi nói và khi đọc, đặc biệt là đọc thơ thì trọng âm có những khác biệt nhất định do có sự biến đổi. Những biến đổi này chủ yếu là sự thay đổi trường độ của âm tiết. Do những yếu tố tác động, có những trường hợp biến đổi tạo ra những lệch chuẩn, những lỗi trọng âm trong thực tế khi đọc thơ. Mô tả những trường hợp này, chúng tôi hướng đến làm rõ thêm biểu hiện trọng âm ở những đối tượng ngữ lưu khác nhau trong thực tế, từ đó góp phần làm sáng tỏ thêm quy luật trọng âm ngữ đoạn trong tiếng Việt. Những khảo sát ngữ âm thực nghiệm chúng tôi thực hiện có đối tượng là người đọc có trình độ (sinh viên Bắc, Trung, Nam chuyên ngành Ngữ Văn hoặc Báo chí), ngữ liệu khảo sát là thơ Tố Hữu, Truyện Kiều, thơ Trần Đăng Khoa, thơ Nguyễn Bính,… 2. NH NG L I TR N ÂM T Ƣ NG G P TRONG THỰC T Đ C T Ơ V T Với quan điểm ngữ đoạn âm vị học đã xác định trên, ranh giới của từng ngữ đoạn với ngữ đoạn kế theo sau trong ngữ lưu được xác định bằng một tiếng có trọng âm. Một âm tiết trong thơ khi đọc lên thường có sự kéo dài về trường độ hơn một âm tiết tương ứng trong cách nói bình thường (theo số liệu các bản ghi bằng PRAAT thì gấp khoảng từ 1.132 đến 2.858 lần). Điều này dẫn đến một hệ quả là một số âm tiết vốn không có trọng âm có thể được phát âm gần bằng một âm tiết có trọng âm khi đọc thơ ở nhịp chậm. Ngoại trừ tường hợp cố ý ngắt dòng phá bỏ quy tắc trong thơ tân hình thức, một nhịp thơ (có thể gồm nhiều ngữ đoạn) thường kết thúc đồng thời với ngữ đoạn cuối cùng (hay duy nhất) của nhịp thơ đó. Những quy luật ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Quy luật trọng âm Lỗi trọng âm ngữ đoạn tiếng Việt Phương thức ngữ pháp Trọng âm tiếng Việt Ngữ pháp chức năng tiếng ViệtGợi ý tài liệu liên quan:
-
NP gì cũng... và NP nào cũng...
10 trang 27 0 0 -
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ học: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
38 trang 19 0 0 -
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ: Chương 4.1 - ĐH Thương Mại
34 trang 14 0 0 -
Tiểu luận: Đối chiếu các phương thức ngữ pháp trong tiếng Anh và tiếng Việt
11 trang 13 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp công cụ trong tiếng Việt và tiếng Nga
192 trang 12 0 0 -
Sự thể hiện ý nghĩa ngữ pháp chỉ công cụ trong tiếng Nga và tiếng Việt
6 trang 11 0 0 -
Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương 5: Ngữ pháp
21 trang 11 0 0 -
156 trang 11 0 0
-
Bàn về phương thức biểu đạt ý phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt
12 trang 10 0 0 -
Đặc điểm ngữ pháp của lớp từ thuộc trường nghĩa vườn trong thơ Nguyễn Bính trước 1945
9 trang 8 0 0