Danh mục

Đặc điểm ngữ pháp của lớp từ thuộc trường nghĩa vườn trong thơ Nguyễn Bính trước 1945

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 502.43 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở phân chia các tiểu trường nghĩa “vườn” trong thơ Nguyễn Bính trước 1945, trong bài viết này tác giả đi sâu phân tích các đặc điểm ngữ pháp của chúng, bao gồm đặc điểm từ loại, chức năng cú pháp (ở cấp độ ngữ đoạn và cấp độ câu), từ đó đưa ra những khám phá mới về phong cách ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Đặc điểm ngữ pháp của lớp từ thuộc trường nghĩa vườn trong thơ Nguyễn Bính trước 1945 ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA LỚP TỪ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA VƯỜN TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH TRƯỚC 1945 NGUYỄN THỊ NGA Khoa Ngữ văn Tóm tắt: Trên cơ sở phân chia các tiểu trường nghĩa “vườn” trong thơ Nguyễn Bính trước 1945, trong bài báo này, chúng tôi đi sâu phân tích các đặc điểm ngữ pháp của chúng, bao gồm đặc điểm từ loại, chức năng cú pháp (ở cấp độ ngữ đoạn và cấp độ câu), từ đó đưa ra những khám phá mới về phong cách ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính. Từ khóa: trường nghĩa, vườn, thơ Nguyễn Bính 1. DẪN NHẬP Trong tiếng Việt, việc tập hợp các từ trong vốn từ vựng lại với nhau theo quan hệ cùng trường tạo điều kiện cho việc nghiên cứu sự phong phú về vốn từ trong một ngôn ngữ, đồng thời còn cho thấy đặc trưng tư duy của con người trong quá trình sử dụng. Trong hệ thống ngôn ngữ , có hai dạng quan hệ chung nhất là: quan hệ trực tuyến (quan hệ dọc) và quan hệ tuyến tính (quan hệ ngang). Căn cứ vào các dạng quan hệ đó, có thể phân loại các trường nghĩa thành: trường nghĩa biểu vật và trường nghĩa biểu niệm (trường nghĩa dọc), trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang). Ngoài ra, có thể kể đến trường liên tưởng vừa có tính chất trường nghĩa dọc vừa có tính chất trường nghĩa ngang do tính chất liên hội. Khảo sát các đặc điểm ngữ pháp của lớp từ thuộc một trường từ vựng – ngữ nghĩa trong một phong cách ngôn ngữ cụ thể là việc làm cần thiết, góp phần xây dựng bức tranh hoàn chỉnh về lớp từ đó trong thực tế sử dụng. Với việc vận dụng quan điểm Ngôn ngữ học chức năng của Cao Xuân Hạo, chúng tôi đã thực hiện việc tìm hiểu các đặc điểm ngữ pháp của lớp từ thuộc trường nghĩa “vườn” trong thơ Nguyễn Bính trước năm 1945. Có thể thấy rằng, nghiên cứu ngôn ngữ văn chương dưới góc nhìn ngôn ngữ học là cách làm đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và là hướng đi khả dụng cho những tìm tòi mới. Trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Nguyễn Bính là một tên tuổi tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê”. Trong thơ ông, trường từ vựng – ngữ nghĩa về “vườn” là một bộ phận khá phong phú và mang được những đặc sắc riêng của ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính, đặc biệt là bộ phận thơ trước năm 1945. Nghiên cứu về trường nghĩa “vườn” trong thơ Nguyễn Bính trước năm 1945 trên bình diện Ngữ pháp là cách tiếp cận mới đối với một phong cách ngôn ngữ thơ ca tưởng đã quen thuộc này. 2. CÁC TIỂU TRƢỜNG NGHĨA “VƢỜN” TRONG THƠ NGUYỄN BÍNH TRƢỚC 1945 2.1. Tiêu chí phân lập các tiểu trường Theo Hoàng Phê trong “Từ điển Tiếng Việt” thì “vườn” được định nghĩa “là khu đất thường ở sát cạnh nhà, được rào kín xung quanh để trồng rau, hoa hay cây ăn quả” [5, Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Sinh viên năm học 2015-2016 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, tháng 12/2015, tr: 173-181 174 NGUYỄN THỊ NGA tr. 1.446]. Nhìn chung, khái niệm “vườn” được hiểu với tư cách là một bộ phận của ngôi nhà và bản thân “vườn” cũng là một hệ thống bao gồm nhiều yếu tố tạo thành. Tính hệ thống của khái niệm “vườn” là một điều kiện và cũng là tiêu chí cho sự phân lập các tiểu trường nghĩa “vườn” trong thơ Nguyễn Bính. Dựa trên cở sở lý thuyết về trường từ vựng – ngữ nghĩa, căn cứ vào nét nghĩa chung lớn nhất là “vườn” cùng với sự gặp gỡ của các nét nghĩa riêng của các từ mà Nguyễn Bính sử dụng trong thơ, có thể phân chia trường nghĩa “vườn” trong thơ Nguyễn Bính thành các tiểu trường theo các tiêu chí sau: Theo mối quan hệ ngang (tuyến tính), có thể thấy khả năng kết hợp với từ “vườn” để tạo thành tiểu trường chỉ tên gọi của “vườn” của các từ trong thơ Nguyễn Bính. Căn cứ vào sự tương đồng trong nét nghĩa biểu vật của từ để phân lập thành các tiểu trường chỉ đặc điểm của “vườn” và chỉ bộ phận của “vườn”. Dựa trên cấu trúc biểu niệm (hoạt động) (của người) (có cách thức) (tiến hành trong vườn) để phân lập tiểu trường chỉ hoạt động của con người trong “vườn”. 2.2. Hệ thống các tiểu trường Bảng 1. Bảng thống kê các tiểu trường nghĩa “vườn” trong thơ Nguyễn Bính trước 1945 Tiểu trường Số lượng Tỉ lệ (%) Tên gọi của “vườn” 37 41,6 Đặc điểm của “vườn” 6 6,7 Bộ phận của “vườn” 34 38,2 Hoạt động của con người trong “vườn” 12 13,5 Qua khảo sát, có thể thấy tiểu trường chỉ tên gọi của “vườn” trong thơ Nguyễn Bính rất phong phú, bao gồm 37 đơn vị khác nhau. Trong công trình Trường nghĩa “vườn” trong thơ ca Việt Nam và sự tri nhận về ý niệm “vườn”, Nguyễn Thị Huyền đã khảo sát được 16 đơn vị chứa tên gọ ...

Tài liệu được xem nhiều: