Những nét chủ yếu của hoạt động chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trong những năm 1919-1929
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 357.90 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Hoạt động chấn hưng thực nghiệp ra đời vào đầu thế kỉ XX gắn liền với phong trào Duy Tân. Trong những năm 1919 - 1929, hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiếp tục phát triển, chủ yếu do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo với qui mô rộng lớn, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế với nhiều phương thức như thành lập công ty, hiệp hội nghề nghiệp, sử dụng báo chí để tuyên truyền và tổ chức đấu tranh để đòi quyền lợi cho tư sản và dân tộc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nét chủ yếu của hoạt động chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trong những năm 1919-1929 NHỮNG NÉT CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1929 NGUYỄN THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Hoạt động chấn hưng thực nghiệp ra đời vào đầu thế kỉ XX gắn liền với phong trào Duy Tân. Trong những năm 1919 - 1929, hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiếp tục phát triển, chủ yếu do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo với qui mô rộng lớn, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế với nhiều phương thức như thành lập công ty, hiệp hội nghề nghiệp, sử dụng báo chí để tuyên truyền và tổ chức đấu tranh để đòi quyền lợi cho tư sản và dân tộc. Từ khóa: chấn hưng thực nghiệp, phong trào Duy Tân1. ĐẶT VẤN ĐỀĐể giành lại độc lập cho dân tộc, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Phápxâm lược không thể chỉ bằng biện pháp quân sự, chính trị mà còn phải bằng biện pháp kinh tế,văn hóa, ngoại giao. Chính từ yêu cầu lịch sử đó, hoạt động chấn hưng thực nghiệp đã ra đờigắn liền với phong trào Duy Tân vào đầu thế kỉ XX nhằm thực hiện các biện pháp cứu nướcđó là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ tư sản tiếp tục phát triển vớitrình độ cao hơn về mục tiêu, nhiệm vụ, thành phần lãnh đạo và phương thức tiến hành. Trongbối cảnh đó, hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiếp tục phát triển với vai trò là một biện phápkinh tế để đạt đến mục tiêu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Dogắn liền với những điều kiện lịch sử mới, nên hoạt động chấn hưng thực nghiệp sau Chiếntranh thế giới thứ nhất đã diễn ra với nhiều nét mới so với đầu thế kỉ XX về thành phần lãnhđạo, quy mô phong trào và hình thức thể hiện.2. VỀ THÀNH PHẦN LÃNH ĐẠO CỦA HOẠT ĐỘNG CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆPĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAMKhởi xướng cho hoạt động chấn hưng thực nghiệp vào đầu thế kỉ XX là các sĩ phu yêunước tiến bộ - những người đã khởi xướng và lãnh đạo cuộc vận động duy tân cứunước đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp,Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Nguyễn An Khương,… hoặc một số người thuộc tầnglớp trên của xã hội có tinh thần dân tộc mạnh mẽ như Trần Chánh Chiếu. Một phongtrào từ quan để kinh doanh đã diễn ra sôi nổi, gắn liền với tên tuổi các sĩ phu yêu nướctiến bộ như Nguyễn Quyền với Hồng Tân Hưng; Lương Văn Can, Đỗ Chân Thiết vớiĐồng Lợi Tế; Phan Thúc Duyện với Hợp thương Phong thử; Huỳnh Thúc Kháng vớiThương cuộc Hội An; Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn với Triêu Dương thương quán và hiệubuôn Mông Hạnh; Hồ Tá Bang, Trương Gia Mô, Nguyễn Trọng Lội với Liên Thành công ty ởPhan Thiết; Nguyễn An Khương với Chiêu Nam Lầu…Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứhai với quy mô lớn, tốc độ đầu tư mạnh. Vốn đầu tư của tư bản tư nhân Pháp từ 1924 - 1929tăng gấp 6 lần so với những năm từ 1888 đến 1918. Vì thế đã làm cho nền kinh tế nước ta cónhững thay đổi lớn; trong đó thay đổi lớn nhất là các nhà tư bản Pháp nắm mọi đặc quyền vàchi phối về kinh tế. Các công ty Pháp như Mác – xây hải ngoại, Hãng Đêcua – Cabu, HãngKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ haiTrường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 395-399396 NGUYỄN THỊ HƯỜNGbuôn Đông Dương, Hãng dầu lửa Pháp, Liên đoàn Thương mại Đông Dương và châu Phi,…kiểm soát phần lớn xuất nhập khẩu và phân phối bán lẻ ở Việt Nam. Trong khi đó, giai cấp tưsản Việt Nam đã hình thành vào năm 1923 nhưng không có một đặc quyền gì, số lượng nắmgiữ các ngành kinh tế trọng điểm ít ỏi, yếu ớt, không thể cạnh tranh nổi với tư bản Pháp. Bêncạnh đó, với những chính sách thuế khóa mới ưu đãi cho hàng hoá Pháp và đánh thuế nặngvào các hàng hoá của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Tư sản Việt Nam cũng không đượcưu đãi gì. Do đó, chính sách thuế mà thực dân Pháp đưa ra ngày càng làm cho tư bản ViệtNam trở nên nhỏ bé, không thể cạnh tranh nổi với tư bản Pháp. Chính vì những lí do trên đây,ngay sau khi ra đời, giai cấp tư sản dân tộc đã tiến hành cuộc đấu tranh trên nhiều lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hoá để đòi quyền lợi cho mình và cho dân tộc. Thực hiện mục tiêu này,trên lĩnh vực kinh tế, giai cấp tư dân tộc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động chấn hưng thựcnghiệp đã diễn ra vào đầu thế kỉ XX để chống lại các thế lực chèn ép người Việt kinh doanh,đồng thời để vực dậy nền kinh tế nước nhà, khẳng định tinh thần dân tộc của giai cấp tư sản.Họ muốn chấn hưng nền kinh tế nước nhà theo hướng thực nghiệp và xem đây như mộtđộng lực thúc đẩy toàn diện sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là nền tảng quan trọngtrong việc hướng đến độc lập, tự do của dân tộc. Ti ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những nét chủ yếu của hoạt động chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trong những năm 1919-1929 NHỮNG NÉT CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1929 NGUYỄN THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Hoạt động chấn hưng thực nghiệp ra đời vào đầu thế kỉ XX gắn liền với phong trào Duy Tân. Trong những năm 1919 - 1929, hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiếp tục phát triển, chủ yếu do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo với qui mô rộng lớn, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế với nhiều phương thức như thành lập công ty, hiệp hội nghề nghiệp, sử dụng báo chí để tuyên truyền và tổ chức đấu tranh để đòi quyền lợi cho tư sản và dân tộc. Từ khóa: chấn hưng thực nghiệp, phong trào Duy Tân1. ĐẶT VẤN ĐỀĐể giành lại độc lập cho dân tộc, cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Phápxâm lược không thể chỉ bằng biện pháp quân sự, chính trị mà còn phải bằng biện pháp kinh tế,văn hóa, ngoại giao. Chính từ yêu cầu lịch sử đó, hoạt động chấn hưng thực nghiệp đã ra đờigắn liền với phong trào Duy Tân vào đầu thế kỉ XX nhằm thực hiện các biện pháp cứu nướcđó là: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh.Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào dân tộc dân chủ tư sản tiếp tục phát triển vớitrình độ cao hơn về mục tiêu, nhiệm vụ, thành phần lãnh đạo và phương thức tiến hành. Trongbối cảnh đó, hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiếp tục phát triển với vai trò là một biện phápkinh tế để đạt đến mục tiêu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Dogắn liền với những điều kiện lịch sử mới, nên hoạt động chấn hưng thực nghiệp sau Chiếntranh thế giới thứ nhất đã diễn ra với nhiều nét mới so với đầu thế kỉ XX về thành phần lãnhđạo, quy mô phong trào và hình thức thể hiện.2. VỀ THÀNH PHẦN LÃNH ĐẠO CỦA HOẠT ĐỘNG CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆPĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAMKhởi xướng cho hoạt động chấn hưng thực nghiệp vào đầu thế kỉ XX là các sĩ phu yêunước tiến bộ - những người đã khởi xướng và lãnh đạo cuộc vận động duy tân cứunước đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp,Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Nguyễn An Khương,… hoặc một số người thuộc tầnglớp trên của xã hội có tinh thần dân tộc mạnh mẽ như Trần Chánh Chiếu. Một phongtrào từ quan để kinh doanh đã diễn ra sôi nổi, gắn liền với tên tuổi các sĩ phu yêu nướctiến bộ như Nguyễn Quyền với Hồng Tân Hưng; Lương Văn Can, Đỗ Chân Thiết vớiĐồng Lợi Tế; Phan Thúc Duyện với Hợp thương Phong thử; Huỳnh Thúc Kháng vớiThương cuộc Hội An; Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn với Triêu Dương thương quán và hiệubuôn Mông Hạnh; Hồ Tá Bang, Trương Gia Mô, Nguyễn Trọng Lội với Liên Thành công ty ởPhan Thiết; Nguyễn An Khương với Chiêu Nam Lầu…Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứhai với quy mô lớn, tốc độ đầu tư mạnh. Vốn đầu tư của tư bản tư nhân Pháp từ 1924 - 1929tăng gấp 6 lần so với những năm từ 1888 đến 1918. Vì thế đã làm cho nền kinh tế nước ta cónhững thay đổi lớn; trong đó thay đổi lớn nhất là các nhà tư bản Pháp nắm mọi đặc quyền vàchi phối về kinh tế. Các công ty Pháp như Mác – xây hải ngoại, Hãng Đêcua – Cabu, HãngKỷ yếu Hội nghị Khoa học Sau Đại học lần thứ haiTrường Đại học Sư phạm Huế, tháng 10/2014: tr. 395-399396 NGUYỄN THỊ HƯỜNGbuôn Đông Dương, Hãng dầu lửa Pháp, Liên đoàn Thương mại Đông Dương và châu Phi,…kiểm soát phần lớn xuất nhập khẩu và phân phối bán lẻ ở Việt Nam. Trong khi đó, giai cấp tưsản Việt Nam đã hình thành vào năm 1923 nhưng không có một đặc quyền gì, số lượng nắmgiữ các ngành kinh tế trọng điểm ít ỏi, yếu ớt, không thể cạnh tranh nổi với tư bản Pháp. Bêncạnh đó, với những chính sách thuế khóa mới ưu đãi cho hàng hoá Pháp và đánh thuế nặngvào các hàng hoá của Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… Tư sản Việt Nam cũng không đượcưu đãi gì. Do đó, chính sách thuế mà thực dân Pháp đưa ra ngày càng làm cho tư bản ViệtNam trở nên nhỏ bé, không thể cạnh tranh nổi với tư bản Pháp. Chính vì những lí do trên đây,ngay sau khi ra đời, giai cấp tư sản dân tộc đã tiến hành cuộc đấu tranh trên nhiều lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hoá để đòi quyền lợi cho mình và cho dân tộc. Thực hiện mục tiêu này,trên lĩnh vực kinh tế, giai cấp tư dân tộc tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động chấn hưng thựcnghiệp đã diễn ra vào đầu thế kỉ XX để chống lại các thế lực chèn ép người Việt kinh doanh,đồng thời để vực dậy nền kinh tế nước nhà, khẳng định tinh thần dân tộc của giai cấp tư sản.Họ muốn chấn hưng nền kinh tế nước nhà theo hướng thực nghiệp và xem đây như mộtđộng lực thúc đẩy toàn diện sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là nền tảng quan trọngtrong việc hướng đến độc lập, tự do của dân tộc. Ti ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chấn hưng thực nghiệp Phong trào Duy Tân Lịch sử Việt Nam Thực nghiệp dân báo Đấu tranh giải phóng dân tộcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 138 0 0 -
69 trang 68 0 0
-
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 56 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 52 0 0 -
11 trang 45 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 42 0 0 -
26 trang 39 0 0
-
Bài thuyết trình: Vinh Danh Phụ Nữ Truyền Thuyết Việt Nam
18 trang 39 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 37 0 0 -
4 trang 37 0 0