Danh mục

Những quy cách cơ bản viết hoa trong tiếng Việt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 486.97 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Những quy cách cơ bản viết hoa trong tiếng Việt trình bày tổng quan về cách viết hoa xưa nay; Viết hoa về mặt cú pháp; Viết hoa phân biệt danh từ riêng – danh từ chung; Viết hoa các tên gọi không phải danh từ riêng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những quy cách cơ bản viết hoa trong tiếng Việt TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 NHỮNG QUY CÁCH CƠ BẢN VIẾT HOA TRONG TIẾNG VIỆT Basic rules of capital in Vietnamese 1 Đỗ Quốc Dũng 1 Giảng viên Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An, Long An, Việt Nam do.dung@daihoclongan.edu.vn Tóm tắt — Trước nay, về quy cách viết chữ hoa nhiều trường hợp trong tiếng Việt chưa được thống nhất, nên không ít trường hợp khi viết hoa hoặc không viết hoa đúng quy cách. Thậm chí, một số văn bản của cơ quan chức năng cũng như báo viết, có trường hợp cũng không ngoại lệ. Người viết hoa đúng quy cách không những tinh tường về ngữ pháp tiếng Việt, mà còn thể hiện sự trân trọng về nhân học và ngôn ngữ học dân tộc. Trong khi xu hướng phát triển, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và ngôn ngữ học hiện đại nói chung ngày càng đòi hỏi quy tắc chuẩn hóa một cách khoa học trong giai đoạn mới của lịch sử. Vậy, thế nào là viết hoa đúng quy cách và khi nào cần viết hoa? Bài viết này sẽ góp phần với nội dung vừa đề cập. Abstract — Previously, in many cases, there was not a consensus on the capitalization specifications in Vietnamese, so many cases were not capitalized properly or properly. Even some documents of the authorities as well as the newspaper, there are no exception. The proper capitalist not only is well versed in Vietnamese grammar, but also shows respect for national anthropology and linguistics. Modern linguistics in general increasingly requires a scientifically standardized rule in a new period of history. So, what is proper capitalization and when to capitalize? This article will contribute to the content just mentioned. Từ khóa — Quy cách, viết hoa, specifications, capitalization.1. Đặt vấn đề Từ khi có chữ Quốc ngữ là tiếng Việt đã có lối viết hoa. Viết hoa là một thành tựu rất tolớn, một phát minh đầy trí tuệ mở ra khả năng biểu hiện phong phú về nhiều mặt của ngôn ngữ.Bởi hệ thống chữ viết có liên quan chặt chẽ đến âm thanh lời nói, thì chữ hoa cũng nhằm hướngtới yêu cầu đó. Cách viết hoa còn thể hiện nét thẩm mỹ riêng của chữ viết nói chung và kỹ năngcủa từng người viết nói riêng. Nếu chữ hoa đặt đúng vị trí, viết đúng quy cách chính tả thì ngườisử dụng lối viết được xem là chuẩn chính tả và có ý thức về mặt ngôn ngữ. Bởi lẽ, chuẩn chính tả thuộc địa hạt ngôn ngữ, nó cần được nhìn nhận dưới góc độ ngônngữ học. Song, về bản chất ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội, là công cụ giao tiếp và thôngtin của xã hội, vì thế nó không chỉ là hiện tượng khoa học, mà còn là một hiện tượng tự nhiên.Do đó, xem xét chuẩn hóa chính tả cần phải lưu ý tới mặt sử dụng của xã hội, tính phổ cập, tiệndụng và đơn giản.2. Tổng quan về cách viết hoa xưa nay Từ khi chữ Quốc ngữ hình thành và ổn định đã phải trải qua nhiều giai đoạn chỉn chu vàbổ sung, từ cú pháp cho đến từ pháp để ngày càng hoàn thiện hơn. Có nghĩa là quy cách viếthoa trong tiếng Việt luôn được xem đồng nghĩa với sự phát triển của Việt ngữ: “Nó tạo ra sựđối lập giữa lối viết hoa và viết thường, do đó nó tạo ra những khả năng về mặt cú pháp, tu từ,ngữ nghĩa, logic của câu chữ viết. Qua lối viết hoa, chữ viết tăng thêm khả năng giá trị khu biệt(Nhóm tác giả. Tiếng Việt trên đường phát triển, NXB Khoa học xã hội, tr. 261 - 2002). Dĩnhiên, điều không thể phủ nhận, mỗi giai đoạn lịch sử xã hội có quy cách viết hoa khác nhau.Có thể thấy hai giai đoạn rõ nét về quy cách viết hoa: quy cách viết hoa truyền thống lâu đờinhất là từ khi chữ Quốc ngữ ổn định đến năm 1975; quy cách viết hoa hiện đại kể từ sau năm1975 đến nay, nó phá nét và bổ sung những hình vị viết hoa của quy cách truyền thống rất đángquan tâm. 14 TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP Số 31 – Tháng 04/2022 Từ trước năm 1975, trong các văn bản trước năm 1975, về cú pháp thông thường viết hoanhững âm tiết (chữ) đứng đầu ngữ đoạn, đầu câu (sau dấu chấm câu hoặc dấu chấm !), đầu âmtiết của danh từ riêng, nhưng những chữ đệm không viết hoa mà dùng gạch nối như Nguyễn-văn-Tèo, Trần-thị-thanh-Thúy, Sài-gòn, Mỹ-tho, Vĩnh-long…; không viết hoa âm tiết đầu cácđơn vị mà sau đó dù là danh từ riêng đi kèm như thành - phố Sài-gòn, trường đại-học văn-khoaSài-gòn… Đó cũng là quy cách viết hoa của một giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, quy cách nàykhông mấy thông thoáng và thẩm mỹ, ít nhiều chiếm mất thời gian người viết bởi những dấugạch nối (-). Bên cạnh đó, sau dấu hai chấm (:) và dấu chấm phẩ ...

Tài liệu được xem nhiều: