Danh mục

Những ứng dụng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 646.19 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề xuất một số khuyến nghị về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý an ninh mạng, năng lực tài chính, nguồn nhân lực và khung pháp lý nhằm hướng tới việc áp dụng đồng bộ các thành tựu của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những ứng dụng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM THE APPLICATIONS OF INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 IN BUSINESS ACTIVITIES OF VIETNAMESE BANKS Bùi Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Phạm Thị Oanh Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Nguyên TÓM TẮT Sau khi trình những ứng dụng của các các công nghệ mới nổi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, bao gồm Dữ liệu lớn và Internet vạn vật, Trí tuệ nhân tạo, Điện toán đám mây, Blockchain và Giao diện chương trình ứng dụng, các tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng áp dụng những công nghệ này trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số khuyến nghị về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý an ninh mạng, năng lực tài chính, nguồn nhân lực và khung pháp lý nhằm hướng tới việc áp dụng đồng bộ các thành tựu của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam trong giai đoạn tới. Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng, hoạt động kinh doanh, ngân hàng. ABSTRACT After presenting the applications of emerging technologies in the finance-banking sector, including Big Data and the Internet of Things, Artificial Intelligence, Cloud Computing, the Blockchain and Applicable Programming Interface, the authors analyzed the applicable status of these technologies in business activities of Vietnamese banks. Based on that, the article proposes a number of recommendations in terms of the legal framework, information technology infrastructure, cybersecurity management, financial capacity, and human resources to aim towards the synchronous application of achievements of Industry 4.0 in Vietnam’s finance-banking sector in the coming period. Keywords: Industrial Revolution 4.0, applications, business activities, banks. 1. Giới thiệu Ngày nay, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam đang chịu sự tác động không chỉ của toàn cầu hóa, mở cửa hội nhập với hàng loạt các hiệp định thương mại song phương, đa phương, khu vực mà còn của cuộc cánh mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0). Cuộc cách mạng này được hình thành trên nền tảng thành tựu vượt bậc của CMCN lần thứ 3, xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, Internet của vạn vật... Sự dịch chuyển khoa học kỹ thuật này mới bắt đầu và rục rịch chuyển mình, nhưng sẽ phức tạp với phạm vi ảnh hưởng vô cùng sâu rộng, phát triển và lan truyền với tốc độ chưa từng có so với ba cuộc CMCN trước đây. Hoạt động kinh doanh ngân hàng (NH) với đặc trưng lấy công nghệ thông tin (CNTT) làm nòng cốt, trên cơ sở công nghệ hóa, hiện đại hóa tổng thể các nghiệp vụ và ứng dụng quản trị chắc chắn sẽ không nằm ngoài vòng xoáy tác động của CMCN 4.0. CMCN 4.0 được chỉ ra là sẽ có những tác động mạnh mẽ bao gồm cả tích cực và tiêu cực tới hoạt động kinh doanh của các NH. Những tác động tích cực là đổi mới toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh; phát triển mạnh mẽ sản phẩm NH số; hệ thống dữ liệu NH được hoàn thiện và mở rộng; phạm vi và cách thức giao dịch NH có sự thay đổi tích cực. Nhưng ngược lại nó cũng mang lại không ít ảnh hưởng bất lợi đó là sự cạnh tranh; những thay đổi trong thiết kế, tiếp thị và phân phối sản phẩm; thị trường lao động NH ngày càng bị thu 166 Hội thảo Khoa học quốc gia “Hệ thống Tài chính – Ngân hàng với sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung – Tây Nguyên trong bối cảnh cách mạng công nghệ”– DCFB 2020 hẹp; rủi ro CNTT ngày càng lớn; yêu cầu bức thiết về đầu tư, đổi mới hạ tầng CNTT trong bối cảnh năng lực tài chính còn hạn chế [2; 6]. Hệ thống NH là một thành phần quan trọng của nền kinh tế, lĩnh vực hoạt động có tính liên thông và ứng dụng công nghệ ở mức độ cao nên chịu tác động mạnh mẽ và bắt buộc phải chuyển mình theo CMCN 4.0. Vậy những thành tựu công nghệ nào trong CMCN 4.0 được ứng dụng trong lĩnh vực tài chính NH? Thực trạng ứng dụng các công nghệ này trong ngành NH ở Việt Nam hiện nay ra sao? Ngành NH cần có những hành động gì để có thể phát triển hiệu quả và phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ trong thời gian tới. 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Nội dung nghiên cứu Bài viết tập trung nghiên cứu các nội dung sau: - Những ứng dụng của các công nghệ mới nổi của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. - Thực trạng áp dụng những công nghệ mới của CMCN 4.0 trong ngành NH ở Việt Nam. - Đề xuất các khuyến nghị định hướng ứng dụng công nghệ trong kinh doanh NH trong thời gian tới. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp Nghiên cứu tài liệu. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt các nội dung bài báo. Nguồn tài liệu chủ yếu được thu thập qua các Website, một số nghiên cứu và tạp chí có liên quan đến CMCN 4.0 và ngành NH. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được, nhóm tác giả đã tổng hợp, phân tích và viết bài báo. 3. Kết quả nghiên cứu, thảo luận 3.1. Những ứng dụng của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Với sự mong đợi ngày càng tăng của khách hàng, ngành NH đang tập trung vào việc điều chỉnh các giải pháp công nghệ, trong đó trọng tâm là ứng dụng các công nghệ mới nổi của CMCN 4.0 để tự động hóa các quy trình của mình nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng ngày càng tốt hơn. Các công nghệ đó là: Dữ liệu lớn (Big Data) và Internet vạn vật (IOT- Internet of Things) Dữ liệu lớn là một thuật ngữ cho việc xử lý một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: