Những ưu tiên đột phá giao thông cho đồng bằng sông Cửu LongƯu tiên 1: mở tuyến Chơn Thành - Đức Huệ - Vàm CốngNguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Hệ thống giao thông ĐBSCL chưa được đầu tư đúng tầm với năng lực phát triển của nó, nhất là về đường bộ. Đã thế, lại được tham mưu và đầu tư - chưa thể nói là sai - nhưng không đúng nơi, đúng lúc. Việc đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương mới đây được khởi công với số vốn đầu tư trên 6.000 tỉ đồng không thể...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những ưu tiên đột phá giao thông cho đồng bằng sông Cửu Những ưu tiên đột phá giao thông cho đồng bằng sông Cửu Long Ưu tiên 1: mở tuyến Chơn Thành - Đức Huệ - Vàm Cống Nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt nói: “Hệ thống giao thông ĐBSCL chưa đượcđầu tư đúng tầm với năng lực phát triển của nó, nhất là về đường bộ. Đã thế, lạiđược tham mưu và đầu tư - chưa thể nói là sai - nhưng không đúng nơi, đúng lúc.Việc đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương mới đây được khởi công với số vốnđầu tư trên 6.000 tỉ đồng không thể giải quyết được vấn đề “đại cuộc”, bởi vì xử lýđược bài toán giao thông cho đoạn này thì sẽ gây ra tình trạng “nút cổ chai” chođoạn kế tiếp (từ đó đi Vĩnh Long - Cần Thơ). Như vậy, vấn đề “đại cuộc” ở đâykhông phải giải phóng một đoạn, một tuyến mà phải là toàn tuyến. Tại sao chúng ta cứ bám dọc theo tuyến quốc lộ 1 để mở đường? Cách này cógiải quyết được căn cơ, lâu dài không hay lại phát sinh sự quá tải mới? Theo tôi,câu trả lời là: sẽ tiếp tục quá tải! Thử hình dung: thay vì làm cao tốc đoạnTP.HCM - Trung Lương (giao thông từ TP.HCM về cửa ngõ miền Tây), chúng tađổ tiền vào làm đoạn Đức Huệ - Vàm Cống (Đức Huệ giáp Củ Chi, TP.HCM) thìlúc đó giao thông không nhất thiết phải đi qua TP.HCM, giảm áp lực rất lớn chotuyến này. Và hệ thống giao thông mới sẽ không chỉ san sẻ l ưu lượng với tuyếnquốc lộ 1 độc đạo hiện nay mà còn là con đường phát triển cho dải đất phía tâyvốn còn chưa được đánh thức tiềm năng”. * Nhưng hiện nay Bộ Giao thông vận tải đã khởi công tuyến cao tốc TP.HCM -Trung Lương mà chưa “động đậy” gì đến con đường ông vừa nói, vậy hệ quả là sẽxảy ra vấn đề gì cho giao thông trong thời gian tới, khắc phục làm sao? Nguyên thủ tướng nhăn trán: “Thì sẽ lại... tắc nữa chứ sao!...”. Ông tiếp tục đưara giải pháp: đã lỡ làm thì cứ làm. Nhưng song song đó cần thiết phải làm ngayđoạn Chơn Thành - Đức Huệ - Vàm Cống để san sẻ giao thông từ miền Tây lênTây nguyên, “chia lửa” với quốc lộ 1 qua cửa ngõ TP.HCM. Ông cũng bày tỏ ao ước của mình: không chỉ là hệ thống giao thông đường bộkết nối ĐBSCL với TP.HCM và các tỉnh phía Bắc mà cái nhìn chiến lược đối vớiĐBSCL là cần có một đường bộ bao quanh, nối từ miền duyên hải Bến Tre, BạcLiêu, Cà Mau ở hướng đông, bọc qua H à Tiên, Rạch Giá, An Giang, Đồng Tháp ởhướng tây và kết nối với đường Xuyên Á ở Mộc Bài (Tây Ninh). Lúc đó miềnTây, cùng với hai trục chính quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh; cùng với cácđường nhánh xương cá nối liền tỉnh với tỉnh, huyện với huyện, xã với xã, ĐBSCLsẽ có một “hệ tuần hoàn” khỏe khoắn và mạnh mẽ, đủ sức gồng gánh tạo sức bậtcho cả vùng phát triển. Ưu tiên 2: xử lý hai cửa sông “Tôi hay nói vui: trời cho ĐBSCL hai con sông Tiền, sông Hậu để làm giaothông tự nhiên rất tốt; thế nhưng hai cửa sông thì trời lại giao cho con người tìmcách hóa giải”. Đó là cửa Tiểu và cửa Định An thường xuyên bị bồi lắng, mựcnước nông chẳng khác nào “chặn họng” hai tuyến đường thủy huyết mạch. Ôngtrăn trở: suốt 30 năm nay ch ưa có đề án nào đủ sức thuyết phục để “mở cửa” khainguồn hai con sông - hai con đường trời cho sẵn này. Chính vì thế toàn bộ áp lực giao thông đường thủy đều dồn về hết cho cụm cảngTP.HCM. “Tôi đã đề xuất Chính phủ nên tổ chức ngay một nhóm chuyên gia tậptrung nghiên cứu xử lý hai cửa sông để khai thác giao thông sông Tiền, sông Hậumột cách hiệu quả” - ông cho biết. Ưu tiên 3: cất cánh từ sân bay Trà Nóc Nguyên thủ tướng tỏ ra tiếc nuối vì sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) đã không đượcnhìn nhận một cách chiến lược để có đầu tư khai thác đúng mức, đúng tầm, pháthuy hiệu quả giao thông của tuyến hàng không quan trọng này. Theo ông, việc tậptrung cho sân bay Rạch Sỏi (Kiên Giang) và Cà Mau thật sự chưa cần kíp bằng sânbay Trà Nóc bởi Trà Nóc quán xuyến toàn bộ địa phận Vĩnh Long, Trà Vinh,Đồng Tháp, An Giang. Nhu cầu đi lại, chuy ên chở hàng hóa của vùng rất lớn.Không chỉ nối với TP.HCM, sân bay này nếu nâng cấp thích đáng cũng có thểquan hệ tốt với các tuyến quốc nội như đi Liên Khương (Đà Lạt), Tây nguyên...,thậm chí còn vươn ra các nước trong khu vực. “Lẽ ra phải nâng cấp sân bay TràNóc trước thay vì Rạch Sỏi và Cà Mau” - ông nói. “Tôi luôn trăn trở: phải làm gì đó đột phá cho ĐBSCL phát triển. Bây giờ đóchính là giao thông, nhất là giao thông đường bộ”. Ông nhắc đi nhắc lại: chỉ cógiao thông mới có thể làm thay đổi nhanh, làm cú đột phá để ĐBSCL phát triển vàphát huy hết tiềm năng kinh tế, xã hội lớn lao của vùng đất này.Các hãng truyền thông, các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đã đồng loạt có nhữngbài viết về nguyên thủ tướng Việt Nam Võ Văn Kiệt, người được đánh giá là nhàlãnh đạo kiệt xuất thời kỳ Đổi mới, sau khi ông qua đời ở tuổi 86.Hãng thông tấn Reuters đề cao nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một động lựclớn đằng sau công cuộc cải cách kinh tế tại Việt Nam. Ông Kiệt, ng ười giữ chứcThủ tướng Chính phủ khóa 1991-1997, đã lãnh đạo công cuộc cải cách kinh tế đấtnước th ...