Những vấn đề trong việc học câu chữ “把” của sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một và đề xuất giảng dạy
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề trong việc học câu chữ “把” của sinh viên năm 2 ngành Ngôn ngữ Trung Quốc trường Đại học Thủ Dầu Một và đề xuất giảng dạy NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HỌC CÂU CHỮ “把” CỦA SINH VIÊN NĂM 2 NGÀNH NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢNG DẠY Tsú Và Bình 1, Phùng Nguyễn Trí Thông 2 1. Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu Một 2. Khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí MinhTÓM TẮT Cấu trúc câu có chữ 把 luôn là một trong những điểm khó trong giảng dạy cũng như trongquá trình học của sinh viên. Thông qua việc tổng hợp ý nghĩa, đặc điểm của chữ 把, các lỗi thườnggặp của sinh viên Việt Nam khi học cấu trúc này và thông qua phỏng vấn giảng viên và phân tíchbài làm của sinh viên năm 2, phát hiện sinh viên chủ yếu mắc các lỗi: sử dụng sai chữ “把” thànhcác từ tiếng Việt như mang, đem, đưa; tránh né; không biết khi nào nên sử dụng cấu trúc câu cóchữ 把; không nhớ được cách sử dụng đúng của chữ 把. Từ đó đề xuất một số gợi ý cho việcgiảng dạy cấu trúc câu này. Từ khoá: Câu chữ “把”, sinh viên năm 2, lỗi thường gặp, trường Đại học Thủ Dầu Một,1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong tiếng Trung Quốc, cấu trúc câu có chữ “把”được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên nólại là một điểm khó trong giảng dạy cũng như trong quá trình học của sinh viên. Rất nhiều học giảđã bắt đầu nghiên cứu về vấn đề này từ rất sớm như Lữ Quế Vân (2008), Lưu Ung, Vương Nguyệt(2018), Trần San (2019) và những năm gần đây Chu Vĩnh Bình ( 2022), Tần Ái Linh, Tôn Văn Tịnh(2023), Giả Phi Phàm (2024) vẫn tiếp tục nghiên cứu về vấn đề này. Chứng tỏ tuy “把” là một điểmngữ pháp nhỏ, nhưng nó lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc học tiếng Trung. Những học giả được nêu trên chủ yếu nghiên cứu về cách giảng dạy chữ “把”, cách thiết kếgiảng dạy chữ “把” trong lớp học, cách dịch chữ “ba” và những lỗi sai khi sử dụng “把” của sinhviên Việt Nam. Bài của tác giả tóm gọn trong phạm vi hẹp hơn là sinh viên năm 2 đại học Thủ DầuMột đó là điểm mới của bài. Bằng phương pháp tổng hợp các nghiên cứu của một số học giả về chữ把, tác giả đã tổng kết ý nghĩa, đặc điểm của cấu trúc câu có chữ 把, cùng những khó khăn màsinh viên Việt Nam thường gặp khi học cấu trúc này. Đồng thời, thông qua phỏng vấn 8 giáo viêngiàu kinh nghiệm và phân tích 60 bài làm về dịch câu tiếng Việt sang tiếng Trung có liên quan đến“ 把” của 60 sinh viên viên năm 2 học kỳ 2 tại Trường Đại học Thủ Dầu Một. Vậy chúng ta cùngxem là sinh viên Thủ Dầu Một thường mắc những lỗi sai nào? Chúng ta nên đưa ra những phươngpháp giảng dạy như thế nào để sinh viên tránh được hoặc hạn chế sai những lỗi đó. Đó chính là vấnđề cần nghiên cứu của bài viết này.2. PHÂN TÍCH CÂU CHỮ 把 2.1 Ý nghĩa câu chữ 把 Theo Bát Bách Từ Tiếng Trung Hiện đại1, 把 là một giới từ, kết hợp với tân ngữ đứngtrước động từ, tạo thành cấu trúc 把 + tân ngữ + động từ, biểu thị các ý nghĩa sau: biểu thị ý nghĩa1 Lã Thúc Tương , Tiếng Hán hiện đại 800 từ, NXB Thương vụ ấn thư quán,2015. 661xử lý; biểu thị ý nghĩa gọi, khiến, làm; biểu thị ý nghĩa hành động hoặc phạm vi liên quan đến hànhđộng; biểu thị những điều không muốn xảy ra; biểu thị cách xử đối xử. a. Biểu thị ý nghĩa xử lý (1)把衣服整理整理。 (2)把房间收拾一下。 b. Biểu thị ý nghĩa gọi, khiến, làm (1)把鞋都走破了。 (2)要把问题搞清楚。 c. Biểu thị ý nghĩa hành động hoặc phạm vi liên quan đến hành động (1)你把里里外外再检查一遍。 (2)我把大大小小的书店都跑遍了。 d. Biểu thị những điều không muốn xảy ra (1)偏偏这个时候把老李给病了。 (2)这一连串发生的事直接把他的公司弄垮了。 e. Biểu thị cách xử đối xử (1)你能把我怎样? 2.2 Đặc điểm câu chữ 把 2.2.1 Cụm từ tân ngữ của 把 phải có tính chất cụ thể trong tư duy Tân ngữ cụ thể được đề cập đến là một danh từ có ý nghĩa rõ ràng, tức là cả người nói vàngười nghe đều biết và hiểu rõ đối tượng được đề cập là gì. Ví dụ: (1)他把两本书都看完了。(Anh ấy đã đọc xong cả hai quyển sách) (2)把书拿来。(Mang sách đến đây) (3)你把书架上的书整理一下。(Bạn hãy sắp xếp lại những quyển sách trên kệ) Trong ví dụ (1), (2), (3) hai quyển sách, sách, những quyển sách trên kệ, cả người nóivà người nghe đều hiểu rõ đối tượng được đề cập là gì. Nếu người nghe không biết đối tượng đượcnói đến của người nói là gì thì không thể sử dụng cấu trúc câu có 把. 2.2.2 Trong cấu trúc câu chữ 把, các động từ không thể là động từ một âm tiết. Các động từ phải là động từ trùng điệp, có hai âm tiết, hoặc là động từ có thêm 了/着, cókết quả/động lượng/thời lượng/xu hướng…1 Ví dụ: (1)把茶喝了。(Uống hết ly trà) (2)把推荐信拿好。(Giữ thư giới thiệu cẩn thận) (3)把桌子擦擦。(Lau sạch cái bàn) (4)把这封信带给王兰。(Mang lá thư này đến cho Vương Lan)1 Trương Gia Quyền, Phân tích lỗi ngữ pháp thường gặp, NXB ĐHQG TPHCM, 2022:155-156 662 (5)把话又说了一遍。(Nói lại một lần nữa) (6)把窗户打开。(Mở cửa sổ) Trong ví dụ (1), động từ uống là động từ một âm tiết, sau đó là 了. Trong ví dụ (2), độngtừ giữ là động từ một âm tiết, sau đó là 好 biểu thị kết quả của việc giữ. Trong ví dụ (3), độngtừ lau được lặp lại thành lau sạch. Trong ví dụ (4), động từ mang được kết hợp với đến choVương Lan. Trong ví dụ (5), động từ nói được kết hợp với một lần nữa để biểu thị động lượng.Trong ví dụ (6), động từ mở được kết hợp với mở cửa sổ để biểu thị kết quả. Từ sáu ví dụ trên, chúng ta có thể thấy trong cấu trúc câu có 把, không thể sử dụng động từmột âm tiết một cách đơn lẻ. Nếu là động từ một âm tiết, phía sau phải kết hợp với thành phần khác. 2.2.3 Trong trường hợp phủ định, các từ 不/没 phải đứng trước 把 Ví dụ: (1)没把衣服弄脏。(Không làm bẩn quần áo.) (2)不把他叫回来不行。(Không gọi anh ấy quay lại không được ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Ngôn ngữ Trung Quốc Cấu trúc câu có chữ 把 Dạy học tiếng Trung Quốc Đặc điểm câu chữ 把 Cấu trúc câu chữ 把 Ngữ pháp tiếng TrungGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề minh họa cho kì thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 môn Tiếng Trung Quốc có đáp án - Bộ GD&ĐT
6 trang 412 0 0 -
7 trang 345 1 0
-
Sử dụng đa phương tiện trong dạy học tiếng Trung Quốc tại trường Đại học Mở Hà Nội
10 trang 176 0 0 -
So sánh biểu tượng 'hổ' trong thành ngữ của Trung Quốc và Việt Nam
9 trang 171 1 0 -
8 trang 155 0 0
-
Một số từ láy trong tiếng Trung
1 trang 145 0 0 -
5 trang 117 1 0
-
Giáo trình Hán ngữ cải tiến (Quyển 3 – Tập 2): Phần 1
102 trang 114 0 0 -
Giáo trình 345 câu khẩu ngữ tiếng Hán (Quyển 1): Phần 1
126 trang 113 0 0 -
Giáo trình Hán ngữ cải tiến (Quyển 2 – Tập 2): Phần 2
87 trang 111 0 0 -
4 trang 102 0 0
-
12 trang 96 0 0
-
Giáo trình Hán ngữ cải tiến (Quyển 3 – Tập 1): Phần 2
103 trang 86 0 0 -
Tình hình sử dụng động từ hình thức trong tiếng Trung Quốc của sinh viên Việt Nam
10 trang 82 0 0 -
Giáo trình Hán ngữ cải tiến (Quyển 2 – Tập 2): Phần 1
99 trang 80 0 0 -
Giáo trình 345 câu khẩu ngữ tiếng Hán (Quyển 2): Phần 1
150 trang 69 0 0 -
简明汉语语法 (A concise Chinese Grammar): Part 1
157 trang 67 0 0 -
Vận dụng phương pháp 'dạy học ngôn ngữ theo nhiệm vụ' vào dạy học kỹ năng nói trong tiếng Trung Quốc
11 trang 67 0 0 -
简明汉语语法 (A concise Chinese Grammar): Part 2
94 trang 60 0 0 -
100 câu thành ngữ thường gặp trong tiếng Trung
4 trang 57 0 0