Danh mục

Những vấn đề về kiến thức, tâm thế và thực hành về kế hoạch hóa gia đình qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam - Vũ Tấn Huy

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 344.92 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Những vấn đề về kiến thức, tâm thế và thực hành về kế hoạch hóa gia đình qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam" trình bày về những đặc điểm chung về nhân khẩu và kinh tế xã hội, kiến thức, tâm thế và thực hành liên quan đến kế hoạch hóa gia đình,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết để nắm bắt nội dung chi tiết.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Những vấn đề về kiến thức, tâm thế và thực hành về kế hoạch hóa gia đình qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam - Vũ Tấn HuyTrao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 4 (44), 1993 111 Những vấn đề kiến thức, tâm thế và thực hành về kế hoạch hóa gia đình qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam VŨ TUẤN HUY I- GIỚI THIỆU Trong những giải pháp cơ bản để thực hiện công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, như Nghị quyết Hộinghi lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 7 đã chỉ rõ, là vận động, tuyên truyền và giáo dục, gắnliền với việc đưa dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến tận người dân; có chính sách mang lại lợi ích trực tiếp chonhững cặp vợ chổng chấp nhận gia đình ít con, tạo động lực thúc đẩy phong trào quần chúng thực hiện hiệu quảcông tác kế hoạch hóa gia đình. Cuộc điều tra về kiến thức, tâm thế và thực hành kế hoạch hóa gia đình (KAP) này trong khuôn khổ dự ánVIE/93/P08, do hai cơ quan Viện Xã hội học và Viện khoa học thống kê thực hiện nhằm cung cấp những thôngtin cơ bản để tiến hành một cách có hiệu quả và điều chỉnh chiến lược thông tin, giáo dục, truyền thông liênquan đến kế hoạch hóa gia đình. II- NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ NHÂN KHẨU VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MẪU ĐIỀU TRA. 1. Những đặc điểm về nhân khẩu: Cuộc điều tra KAP này được tiến hành trên cơ sở chọn mẫu ngẫu nhiên trong 7 tỉnh là Yên Bái, Hà Bắc,Thái Bình, Quảng Nam - Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa và Sông Bé. Dung lượng mẫu gồm 4774 hộ gia đình,trong đó 950 hộ gia đình ở khu vực đô thị và 3824 hộ gia đình ở khu vực nông thôn. Quy mô bình quân mỗi hộgia đình là 4,84 người, trong đó quy mô bình quân hộ gia đình ở đô thị là 4,72 so với 4,84 ở nông thôn. Trong mỗi hộ gia đình, một phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ được phỏng vấn. Hơn 50% số hộ gia đình phỏng vấn cả vợ và chồng. Như vậy, tổng số mẫu điều tra chia theo giới tính gồm4774 nữ và 2492 nam. Tuổi kết hôn trung bình lần đầu đối với nữ là 21,31 (trong đó 22,55 ở đô thị so với 20,99 ở nông thôn); tuổikết hôn trung bình lần đầu đối với nam là 23,99 (trong đó 25,63 ở đô thị so với 23,58 ở nông thôn). Cấu trúc tuổi của nữ trong mẫu có phân bố như sau: nhóm tuổi 30 - 34 chiếm tỷ trọng lớn nhất 26,3%.Trong các nhóm tuổi 15 - 19, 20 - 24, 25 - 29 và 30 - 34 tỷ lệ phần trăm Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn112 Những vấn đề kiến thức ...số phụ nữ trong mỗi nhóm tuổi tương ứng ở nông thôn cao hơn đô thị; ngược lại trong các nhóm tuổi từ 35 - 49,40 - 44, 45 - 49 tỷ lệ phần trăm số phụ nữ trong mỗi nhóm tuổi tương ứng ỡ đô thị cao hơn ở nông thôn. Số liệuchứng tỏ rằng tiềm năng sinh đẻ của phụ nữ ở nông thôn rất lớn so với đô thị. 2. Những đặc điểm kinh tế - xã hội: Theo giới tính, đặc điểm dân tộc có phân bố như sau: đối với nữ 91,3% là dân tộc Kinh; 1,2% là dân tộcHoa; 7,5% là các nhóm dân tộc thiểu số khác. Đối với nam 90,9% là dân tộc Kinh; 0,8% là dân tộc Hoa, cácnhóm dân tộc khác chiếm 8,2%. Về đặc điểm tôn giáo, các tôn giáo chính thống như đạo Phật, Thiên chúa giáo người trả lời tương đối dễ xácđịnh. Nhưng giữa những người không theo tôn giáo nào và những người theo đạo thờ cúng tổ tiên là Lương thìkhó xác định hơn. Hơn 76% là Lương chung cho cả hai giới. 11% nữ và 10,5% nam không theo tôn giáo nào. Ởthành thị, tỷ lệ những người theo đạo Phật và Thiên chúa giáo cao hơn ở nông thôn. Gần đây, ở Việt Nam ngay cả đối với Thiên chúa giáo, các gia đình cũng được phép có bàn thờ tổ tiên. Sốhộ gia đình có bàn thờ hiện nay là 85,7% so với 78,1% của năm 1986, trong đó tỷ lệ tăng ở đô thị cao hơn ởnông thôn. Đồng thời mức độ thờ cúng tăng lên; ngược lại số hộ có bàn thờ nhưng không hoặc ít thờ cúng giảmxuống. 74,4% nữ và 64,9% nam giới có trình độ phổ thông cơ sở và dưới mức phổ thông cơ sờ 3,5% nữ và 1,4%nam không đi học, trong số những người không đi học 85,1% nữ và 82,9% nam không biết đọc biết viết. 4,1%nam so với 10,9% nữ có trình độ cao đẳng và đại học. Cơ cấu nghề nghiệp chỉ rõ đặc điểm của một nước đangphát triển, tỷ trọng nông nghiệp chiếm phần lớn: 56,5% nữ và 58,7% nam làm nông nghiệp; chỉ có 11,1% nữ và15,6% nam là cán bộ nhà nước. So với năm 1986, có những biến động về cơ cấu nghề nghiệp như sau: số ngườilàm trong khu vực nhà nước giảm, tỷ lệ nam giảm nhiều hơn nữ. Số buôn bán và thợ thủ công tăng lên. Sốngười làm nông nghiệp tăng lên, nam tăng nhiều hơn nữ. Tỷ lệ không nghề nghiệp so với năm 1986 nam tănglên, nữ giảm xuống. Bảng 1: Biến đổi cơ cấu nghề nghiệp 1986 - 1993 ...

Tài liệu được xem nhiều: