Nợ xấu khó xử lý, vì sao?
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nợ xấu khó xử lý, vì sao? Nợ xấu khó xử lý, vì sao? TCTD phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp: (i) khách hàng là tổ chức, DN bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích. (ii) các khoản nợ thuộc nhóm 5 theo quy định. Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, TCTD phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ. Hiện nay, những biện pháp được các TCTD thực hiện để thu hồi nợ chủ yếu là thanh lý tài sản đảm bảo nợ hoặc khởi kiện ra tòa án. Thông thường, các tài sản đảm bảo nợ đã được các chủ tài sản đăng ký giao dịch đảm bảo khi ký hợp đồng thế chấp vay vốn với TCTD. Các TCTD sẽ thực hiện việc bán tài sản đảm bảo nợ hoặc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm để thanh toán nợ gốc, lãi vay, lãi quá hạn của bên bảo đảm sau khi trừ đi các chi phí khác (nếu có) và được tiếp nhận tài sản đó. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện xử lý nợ xấu, nhất là nợ nhóm 5, thông qua việc xử lý tài sản đảm bảo nợ gặp không ít khó khăn, tiến trình xử lý mất rất nhiều thời gian và thủ tục, giá trị thu hồi thấp do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, sự giảm giá trị của tài sản đảm bảo nợ so với thời điểm vay vốn: giá trị tài sản khi được TCTD định giá xem xét làm tài sản đảm bảo nợ thường được định giá và cho vay thấp hơn, chỉ bằng 60 - 80% giá trị thực tế của tài sản đảm bảo nợ. Nhưng một thực tế hiện nay là nhiều giá trị tài sản đảm bảo nợ đã “bốc hơi” rất nhiều so với thời điểm vay vốn, ví dụ như các tài sản là tàu biển giá trị giảm trên dưới 50%, các cổ phiếu có nhiều mã giảm tới 60 - 70% so với thời điểm cầm cố, giá trị bất động sản giảm mạnh, các tài sản đặc thù giá trị lớn khó xác định giá giao dịch... Điều này khiến các TCTD rất khó xử lý tài sản đảm bảo nợ, nếu xử lý thì chỉ thu hồi được một phần nợ. Ngoài ra, một khó khăn khác mà ngân hàng thường gặp phải khi tài sản đảm bảo của một số DN là các máy móc thiết bị chuyên dùng có giá trị cao thì rất khó thanh lý. Khi bán được thì phải ưu tiên thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu, vì hầu hết các thiết bị này đều được miễn thuế nhập khẩu do thường được coi là tài sản cố định khi thành lập công ty..., dẫn đến việc thực hiện xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản đảm bảo nợ thường kéo dài, tốn kém về tài chính. Thứ hai, bế tắc trong khai thác tài sản đảm bảo nợ: việc thu hồi tài sản đảm bảo để tự khai thác đối với các TCTD cũng gặp không ít khó khăn, thậm chí là bất khả thi do các tài sản đặc thù như tàu biển, máy móc chuyên dụng hoặc tài sản gắn liền với tổ hợp tài sản khác như đập thủy điện, tổ máy thủy điện trong nhà máy thủy điện, máy móc trong cả dây chuyền sản xuất, công trình trên đất..., nên không thể tách rời ra để xử lý hoặc khai thác. Nếu tiếp nhận về để khai thác tài sản thì TCTD cũng không có năng lực và nghiệp vụ để thực hiện như khai thác tàu biển, cơ khí chế tạo... Thứ ba, thiếu hợp tác từ phía khách nợ: trên thực tế, ngân hàng gặp không ít khó khăn trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ, nhiều khách nợ không hợp tác, cố tình kéo dài thời gian trả nợ, thời gian bàn giao tài sản... Nếu không đạt được sự thoả thuận với khách hàng thì ngân hàng chỉ còn cách chuyển hồ sơ khởi kiện ra tòa án. Thứ tư, chậm chễ trong thi hành án: xử lý nợ thông qua khởi kiện ra tòa án đối với các khoản nợ không có tài sản đảm bảo nợ như yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với DN. Theo hướng này thì thời gian xử lý lâu (phải từ 3 - 4 năm) vì phải mất nhiều trình tự, thủ tục như mở thủ tục phá sản, thành lập tổ thanh lý tài sản, thực hiện thanh lý tài sản... Do đó, tỷ lệ thu hồi nợ thấp do xử lý tài sản của DN dưới hình thức bán thanh lý và số tiền thu hồi phải phân chia cho các chủ nợ có tài sản đảm bảo khác. Thậm chí, dù có phán quyết của Toà án, TCTD vẫn gặp trở ngại vì khâu thi hành án chậm, thủ tục thi hành án còn nhiều bất cập. Tiếp đến là sự phối hợp không đồng bộ giữa cơ quan chức năng liên quan như cơ quan thẩm định, cơ quan bán đấu giá... Từ lúc khởi kiện đến cưỡng chế, thi hành một vụ xử lý nợ qua toà án mất ít nhất 2 năm, trung bình mất 8 - 9 năm. Chính do những khó khăn trong xử lý nợ xấu nên không tránh khỏi hiện tượng một số TCTD đã có những biện pháp “nghiệp vụ” cơ cấu lại thời gian trả nợ, kéo dài thời gian trả nợ gốc cho khách nợ, chỉ yêu cầu trả lãi dù các khoản nợ này đã rơi vào tình trạng nợ xấu nếu so với hợp đồng cho vay ban đầu. Việc này nhằm giúp TCTD không phải trích lập dự phòng đối với nợ xấu phát sinh. Đây là một tảng băng chìm dưới phần nổi nợ xấu đã công bố hiện nay, khiến người đứng đầu ngành ngân hàng cũng khó có thể dám chắc thời điểm cụ thể nào nợ xấu sẽ giảm. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chi tiết tình hình nợ xấu phương pháp định lượng xử lý nợ xấu ngân hàng thương mại ngân hàng Việt Nam nợ khó xử lýTài liệu cùng danh mục:
-
Thẩm định tín dụng ngân hàng và hướng dẫn thực hành tín dụng: Phần 1 - TS. Nguyễn Minh Kiều
284 trang 880 25 0 -
Lý thuyết, bài tập và bài giải Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều
560 trang 580 17 0 -
2 trang 503 0 0
-
Giáo trình phân tích một số loại nghiệp vụ mới trong kinh doanh ngân hàng quản lý ngân quỹ p5
7 trang 467 0 0 -
Do Central Banks Respond to Exchange Rate Movements? A Structural Investigation¤
39 trang 466 0 0 -
17 trang 453 0 0
-
203 trang 336 13 0
-
HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
18 trang 332 0 0 -
Hoàn thiện quy định của pháp luật về thành viên quỹ tín dụng nhân dân tại Việt Nam
12 trang 284 0 0 -
293 trang 282 0 0
Tài liệu mới:
-
Bài giảng Đại cương về kỹ thuật - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
190 trang 0 0 0 -
Giáo trình chuyên đề thực tế Công nghệ chế tạo máy 2 - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
48 trang 0 0 0 -
Giáo trình Hệ thống phun nhiên liệu - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
102 trang 0 0 0 -
38 trang 0 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 10 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
3 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên
3 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Công nghệ lớp 7 năm 2024-2025 - Trường THCS Việt Hưng, Long Biên
3 trang 2 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn KHTN lớp 9 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Văn Tám, Tiên Phước
4 trang 1 0 0 -
Về tục thờ mẫu của cư dân ven biển xứ Quảng
7 trang 1 0 0 -
34 trang 0 0 0