Nước bưởi 'sinh sự' với thuốc
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nước bưởi “sinh sự” với thuốc Nước bưởi “sinh sự” với thuốcThật bất ngờ, sự tương tác giữa nước ép bưởi và các loại dược phẩm đượckhám phá một cách rất tình cờ cách nay gần hai thập kỷ. Vào lúc đó, mộtloại thuốc trị cao huyết áp là felodipine (biệt dược là Plendil) đã nổi đình nổiđám và là cứu tinh của không biết bao nhiêu bệnh nhân cao huyết áp.50 loại thuốc bị ảnh hưởng bởi dịch ép bưởiTrong lúc nghiên cứu xem rượu hoặc các chất cồn (alcohol) có tác động gìtrên loại thuốc này hay không, nhóm nghiên cứu người Canada đã dùng mộtdung dịch chứa cồn, bỏ thêm một ít nước ép bưởi nhằm giảm bớt mùi vị“khó ưa” của cồn. Bỗng nhiên các nhà nghiên cứu nhận thấy nồng độ củafelodipine trong máu tăng gấp nhiều lần so với những lần nghiên cứu trướcđó. Sự gia tăng nồng độ của felodipine trong máu có thể làm tăng tác độngvà các tác dụng phụ của loại thuốc này. Những nghiên cứu sâu hơn cho thấychính nước ép bưởi đã làm tăng nồng độ trong máu của các loại thuốc đượcnghiên cứu.Gần 20 năm nay, các bác sĩ và dược sĩ đã đếm được có trên 50 loại thuốcđược kê toa (prescription) và không cần kê toa (over the counter – OTC) bịảnh hưởng bởi dịch ép bưởi. Những nghiên cứu về sự tương tác giữa nướcbưởi và dược phẩm đã đặt giả thuyết rằng những hợp chất có trong nướcbưởi có tên gọi furanocoumarins chịu trách nhiệm chính trong việc tương tácvới dược phẩm.200ml nước bưởi cũng đủ… “sinh sự”Các nhà nghiên cứu cho rằng furanocoumarins cùng các chất naringin,bergamottin và dihydroxybergamottin đã làm mất tác dụng của một loạienzym có tên CYP3A4 hiện diện trong các tế bào màng ruột. Enzym này cókhả năng phân giải nhiều loại thuốc. Khi enzym này bị nước bưởi “phế võcông” thì thuốc sẽ tự do đi vào hệ tuần hoàn máu, từ đó làm tăng sự hấp thucủa những loại thuốc này.Điều này nghe có vẻ như có lợi cho việc sử dụng dược phẩm, nhưng thật rasẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu một loại thuốc được hấp thu nhanh hơnmong đợi, có nghĩa là thuốc ấy sẽ tăng tác động. Ví dụ một loại thuốc dùngđể hạ huyết áp có thể sẽ làm huyết áp hạ quá mức. Nếu một loại thuốc tănghấp thu, đồng nghĩa với việc tăng những tác dụng phụ có hại hoặc ngộ độcthuốc. Chăng hạn đang dùng một loại thuốc hạ cholesterol, nếu có sự hiệndiện của nước ép bưởi thì nồng độ thuốc này trong máu sẽ cao hơn và có thểgây ra sự rối loạn cơ, tổn thương gan…Chỉ cần một ly nước bưởi chừng 200ml đủ có thể “sinh sự” với thuốc. Tácđộng này có thể kéo dài tới 24 giờ. Không giống như những dạng tương tácthuốc khác có thể tránh được bằng cách sử dụng hai tác nhân có thể gây rasự tương tác thuốc cách nhau vài giờ, đối với nước bưởi thì khoảng thời giantừ khi uống nước bưởi đến khi sử dụng các loại dược phẩm (vốn có sự tươngtác với nước bưởi) phải trên 24 giờ.Nếu bệnh nhân được kê những loại thuốc thuộc một số nhóm bệnh (xembox) cần phải hỏi ý kiến thầy thuốc về những tương tác có thể xảy ra vớinước bưởi. Như đã nói, không phải loại thuốc nào cũng bị nước bưởi “sinhsự”, chỉ một số loại “không may mắn mà thôi”. Sự tác động của nước bưởilên dược phẩm ở mỗi người mỗi khác và cũng biến đổi tùy theo những giốngbưởi khác nhau.Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nếu ăn bưởi cũng ít nhiều có sự tương tácvới dược phẩm. Vì vậy, lời khuyên của thầy thuốc là khi sử dụng bất kỳ loạidược phẩm nào, nếu muốn chắc ăn thì tránh bưởi cũng chẳng… xấu mặt nào.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Uống nước bưởi khi uống thuốc giáo dục sức khoẻ cách chăm sóc sức khoẻ cách sử dụng thuốc phòng tránh tương tác thuốc nước bưởi và tăng huyết ápGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp lọc màng bụng cho những người bệnh suy thận
6 trang 232 0 0 -
LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC SỨC KHỎE
20 trang 221 0 0 -
Một số loại thuốc gây rối loạn vận động
6 trang 200 0 0 -
7 trang 191 0 0
-
Một số dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc
5 trang 182 0 0 -
Hoa cảnh chữa viêm gan, quai bị
5 trang 138 0 0 -
5 trang 128 1 0
-
Ưu điểm và nhược điểm thuốc đái tháo đường
5 trang 113 0 0 -
Một số lưu ý cho bệnh nhân Đái tháo đường
3 trang 95 0 0 -
5 điều cần phải biết về căn bệnh ung thư da
5 trang 74 0 0 -
4 trang 68 0 0
-
Giáo trình Giáo dục sức khỏe: Phần 1
54 trang 50 0 0 -
Đau như 'kiến bò' hay 'điện giật' khi cột sống cổ bất hợp tác
5 trang 50 0 0 -
Giáo trình Vệ sinh - Dinh dưỡng (tái bản lần thứ ba): Phần 2
151 trang 46 0 0 -
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 5 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
21 trang 45 0 0 -
Những hiểm họa từ kính áp tròng
5 trang 43 0 0 -
Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe: Phần 1
93 trang 42 0 0 -
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 4 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
46 trang 41 0 0 -
Thực trạng hoạt động của cộng tác viên dân số tại thành phố Hòa Bình năm 2021
5 trang 41 0 0 -
Giáo trình Truyền thông giáo dục sức khỏe - Trường trung cấp Tây Sài Gòn
98 trang 40 0 0