Nuôi cá mú khép kín ở Đài Loan
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 153.95 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
.Hiện nay Ðài Loan có khả năng sản xuất giống cá mú ở quy mô thương mại lớn, cung cấp giống và trứng cá mú đã thụ tinh để xuất khẩu sang các thị trường khác. Các loài chính được nuôi trong các trại là E. coicoides, E. malabaricus, E. lanceolatus và E. fuscoguttatus. Hiện nay, có 15 loài cá mú đang được nuôi tại Ðài Loan. Các vấn đề như lượng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ thường gây ảnh hưởng đến giá cả. Do vậy, các nhà nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản đang tiến hành thử...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi cá mú khép kín ở Đài Loan Nuôi cá mú khép kín ở Đài Loan Hiện nay Ðài Loan có khả năng sản xuất giống cá mú ở quy mô thương mại lớn, cung cấp giống và trứng cá mú đã thụ tinh để xuất khẩu sang các thị trường khác. Các loài chính được nuôi trong các trại là E. coicoides, E. malabaricus, E. lanceolatus và E. fuscoguttatus. Hiện nay, có 15 loài cá mú đang được nuôi tại Ðài Loan. Các vấn đề như lượng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ thường gây ảnh hưởng đến giá cả. Do vậy, các nhà nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản đang tiến hành thử nghiệm các loài khác nhau để tăng thêm tính cạnh tranh trong thị trường. Gần đây, một số loài mới đang được sử dụng để nuôi biển và cho thử nghiệm sinh sản trong môi trường lồng bè (kín) bao gồm E. Tukula, E. bruneus, E. multinotatus, E. flavocaeruleus, E. cyanoopdus, Plectropomus, laevis, Cromileptes altivelis và Cephalopholis sonnerati. Những loài này thường không có đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường cá rạn sống. Nuôi biển thâm canh hoặc trong môi trường lồng bè (kín) có thể cung cấp nguồn cá mú phù hợp và khi thu hoạch không làm ảnh hưởng tới môi trường san hô nhạy cảm. Trong mấy thập kỷ qua, tại Ðông Nam Á, nhu cầu về cá mú tươi sống đã tăng một cách đáng kể. Hầu hết nhu cầu về cá mú được đáp ứng từ nguồn đánh bắt. Tuy nhiên, có một số vấn đề cấp thiết liên quan đến nguồn lợi cá mú cần được giải quyết nếu như muốn duy trì việc kinh doanh cá mú trong tương lai. Số lượng cá mú rất dễ bị suy giảm bởi việc khai thác quá mức vì vòng đời của loài này dài và kích cỡ quần thể lại nhỏ. Việc khai thác cá mú quá mức đã xảy ra ở nhiều khu vực và việc sử dụng một số dụng cụ khai thác đã huỷ diệt môi trường sống của loài này. Do vậy, một nhu cầu cấp thiết là phải phát triển các nguồn cá mú khác để giảm áp lực khai thác đối với đàn cá tự nhiên. Giải pháp cho những vấn đề này là thiết lập một chu trình nuôi cá mú khép kín (sử dụng cá hương được nuôi trong trại giống) và mở rộng nuôi biển nói chung. Ở Ðài Loan, việc nuôi cá mú đã bắt đầu vào năm 1972. Nguồn giống cả cá bột được đánh bắt từ tự nhiên nhưng nguồn này không đủ vì lượng giống trong tự nhiên đã bị giảm đi đáng kể. Do vậy, việc nghiên cứu để sản xuất giống nhân tạo đã được tiến hành và thành công vào giữa những năm giữa thập kỷ 80. Từ đó đến nay, Ðài Loan đã phát triển được một ngành công nghiệp nuôi cá mú biển theo công nghệ tiên tiến. Với đặc tính tăng trưởng nhanh và lợi nhuận cao, cá mú đã sớm trở thành loài nuôi biển quan trọng nhất ở Ðài Loan. Năm 2001, có hơn 600 trại ương và nuôi tăng trưởng với diện tích sản xuất hơn 700ha. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ đã cho phép các trại giống và nuôi cá mú phát triển có hiệu quả, các rào cản về xuất nhập khẩu cá bột đã được bãi bỏ nhằm thúc đẩy nền công nghiệp này. Ở Ðài Loan sản lượng nuôi cá mú cỡ thương phẩm đã tăng từ khoảng 1000 tấn vào những năm đầu của thập kỷ 90 và lên đến 7000 tấn vào năm 2001. Ðể sản xuất nguồn giống cho nuôi đại trà, đàn cá bố mẹ được kích thích để sinh sản nhân tạo hoặc được sinh sản tự nhiên với số lượng 20 triệu cá bột hằng năm. Các hoạt động nuôi biển Khó khăn chính gặp phải trong việc phát triển nuôi cá mú là sản xuất giống cá phù hợp. Việc nuôi ấu trùng cá mú thường không chắc chắn vì với số lượng nuôi lớn nhưng tỷ lệ sống sót nhìn chung là thấp. Tuy nhiên, những người nông dân nuôi cá mú Ðài Loan đã vượt qua vấn đề này. Những lý do thành công của nền công nghiệp nuôi ấu trùng cá mú Ðài Loan bao gồm: Sản xuất số lượng lớn trứng đã được thụ tinh : Có ít nhất có 10 trại nuôi cá mú bố mẹ quy mô lớn ở miền Nam Ðài Loan. Thông thường, họ để cho loài cá này sinh sản tự nhiên trong các ao. Vào mùa sinh sản chính, mỗi ngày có tới 300 cá bố mẹ sản xuất trên 20kg trứng (30 triệu trứng) trong một ao diện tích 0,2 ha. Mỗi năm các trại nuôi cá bố mẹ có thể sản xuất ra 20 tỉ trứng cá mú đã được thụ tinh đáp ứng đủ nhu cầu cho hơn 1000 trại nuôi cá mú. Hoóc môn được sử dụng để kích thích cá sinh sản sớm hơn vì những con giống này sẽ thu được giá cao hơn những cá giống sản xuất muộn hơn. Tổ chức các trại giống kết hợp, người điều hành trại nuôI có kinh nghiệm và có các hệ thống nhỏ chuyên môn hoá cao nằm trong một hệ thống nuôi cá mú tiên tiến. Hệ thống nuôi cá mú liên quan đến một loạt các trại nuôI chuyên nghiệp nằm trong những khu vực sản xuất. Các trại sản xuất trứng thụ tinh, đàn cá bố mẹ được giữ trong các ao ngoài trời và được kích thích để sinh sản nhân tạo hoặc cho sinh sản tự nhiên. Trứng được thụ tinh sẽ được chuyển tới trại nuôi cá bột, ở đó trứng được phát triển đến khi có đuôi dài 3cm. Người ta sử dụng cả hai phương pháp nuôi ấu trùng là nuôi trong nhà và ngoài trời và sử dụng kỹ thuật nước xanh hoặc nước sạch. Sau đó, cá đươc đưa vào một trại nuôi cá giống và khi cá đạt chiều dài đuôi là 7 - 9cm, chúng được chuyển đến nuôi trong các ao ngoài trời hoặc các lồng lưới nổi. Cá được nuôi đến khi đạt cỡ thương phẩm là 600 - 700g. Ở đảo Penghu, cá mú được nuôi trong các lồng lưới nổi. Ðịa phương này chiếm khoảng 70% các lồng nuôi ở Ðài Loan bởi vì có điều kiện cư trú và chất lượng nước tốt. Ở miền Nam Ðài Loan, cá mú được nuôi trong các ao ở những vùng quảng canh ven bờ biển. Cá mú loài E. coioides có tỷ lệ tăng trưởng tốt hơn đối với hình thức nuôi lồng. Phải mất từ 8 - 10 tháng để nuôi cá thành cỡ thương phẩm từ 400 - 800g trong lồng còn nuôI trong ao thì mất từ 10 - 14 tháng. Hiệu quả cao trong sản xuất thức ăn tươi sống. Cung cấp thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá mú là một trong những điều khó khăn làm hạn chế sự phát triển việc nuôi cá mú. Có một tỷ lệ cá chết lớn vì ấu trùng cá đòi hỏi phải có những loại thức ăn phù hợp Ðộng vật phù du được xác định là thức ăn cho nhiều ấu trùng cá. Chúng có kích cỡ phù hợp và cung cấp lượng dinh dưỡng tốt. Việc thu hoạch và giữ cho chúng sống gặp rất nhiều khó khăn tại các trại nuôi trên đất liền. Ở Ðài Loan, các chủ trại chuyên cung cấp nguồn thức ăn tươi ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nuôi cá mú khép kín ở Đài Loan Nuôi cá mú khép kín ở Đài Loan Hiện nay Ðài Loan có khả năng sản xuất giống cá mú ở quy mô thương mại lớn, cung cấp giống và trứng cá mú đã thụ tinh để xuất khẩu sang các thị trường khác. Các loài chính được nuôi trong các trại là E. coicoides, E. malabaricus, E. lanceolatus và E. fuscoguttatus. Hiện nay, có 15 loài cá mú đang được nuôi tại Ðài Loan. Các vấn đề như lượng cung cấp và nhu cầu tiêu thụ thường gây ảnh hưởng đến giá cả. Do vậy, các nhà nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản đang tiến hành thử nghiệm các loài khác nhau để tăng thêm tính cạnh tranh trong thị trường. Gần đây, một số loài mới đang được sử dụng để nuôi biển và cho thử nghiệm sinh sản trong môi trường lồng bè (kín) bao gồm E. Tukula, E. bruneus, E. multinotatus, E. flavocaeruleus, E. cyanoopdus, Plectropomus, laevis, Cromileptes altivelis và Cephalopholis sonnerati. Những loài này thường không có đủ để đáp ứng nhu cầu của thị trường cá rạn sống. Nuôi biển thâm canh hoặc trong môi trường lồng bè (kín) có thể cung cấp nguồn cá mú phù hợp và khi thu hoạch không làm ảnh hưởng tới môi trường san hô nhạy cảm. Trong mấy thập kỷ qua, tại Ðông Nam Á, nhu cầu về cá mú tươi sống đã tăng một cách đáng kể. Hầu hết nhu cầu về cá mú được đáp ứng từ nguồn đánh bắt. Tuy nhiên, có một số vấn đề cấp thiết liên quan đến nguồn lợi cá mú cần được giải quyết nếu như muốn duy trì việc kinh doanh cá mú trong tương lai. Số lượng cá mú rất dễ bị suy giảm bởi việc khai thác quá mức vì vòng đời của loài này dài và kích cỡ quần thể lại nhỏ. Việc khai thác cá mú quá mức đã xảy ra ở nhiều khu vực và việc sử dụng một số dụng cụ khai thác đã huỷ diệt môi trường sống của loài này. Do vậy, một nhu cầu cấp thiết là phải phát triển các nguồn cá mú khác để giảm áp lực khai thác đối với đàn cá tự nhiên. Giải pháp cho những vấn đề này là thiết lập một chu trình nuôi cá mú khép kín (sử dụng cá hương được nuôi trong trại giống) và mở rộng nuôi biển nói chung. Ở Ðài Loan, việc nuôi cá mú đã bắt đầu vào năm 1972. Nguồn giống cả cá bột được đánh bắt từ tự nhiên nhưng nguồn này không đủ vì lượng giống trong tự nhiên đã bị giảm đi đáng kể. Do vậy, việc nghiên cứu để sản xuất giống nhân tạo đã được tiến hành và thành công vào giữa những năm giữa thập kỷ 80. Từ đó đến nay, Ðài Loan đã phát triển được một ngành công nghiệp nuôi cá mú biển theo công nghệ tiên tiến. Với đặc tính tăng trưởng nhanh và lợi nhuận cao, cá mú đã sớm trở thành loài nuôi biển quan trọng nhất ở Ðài Loan. Năm 2001, có hơn 600 trại ương và nuôi tăng trưởng với diện tích sản xuất hơn 700ha. Sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ đã cho phép các trại giống và nuôi cá mú phát triển có hiệu quả, các rào cản về xuất nhập khẩu cá bột đã được bãi bỏ nhằm thúc đẩy nền công nghiệp này. Ở Ðài Loan sản lượng nuôi cá mú cỡ thương phẩm đã tăng từ khoảng 1000 tấn vào những năm đầu của thập kỷ 90 và lên đến 7000 tấn vào năm 2001. Ðể sản xuất nguồn giống cho nuôi đại trà, đàn cá bố mẹ được kích thích để sinh sản nhân tạo hoặc được sinh sản tự nhiên với số lượng 20 triệu cá bột hằng năm. Các hoạt động nuôi biển Khó khăn chính gặp phải trong việc phát triển nuôi cá mú là sản xuất giống cá phù hợp. Việc nuôi ấu trùng cá mú thường không chắc chắn vì với số lượng nuôi lớn nhưng tỷ lệ sống sót nhìn chung là thấp. Tuy nhiên, những người nông dân nuôi cá mú Ðài Loan đã vượt qua vấn đề này. Những lý do thành công của nền công nghiệp nuôi ấu trùng cá mú Ðài Loan bao gồm: Sản xuất số lượng lớn trứng đã được thụ tinh : Có ít nhất có 10 trại nuôi cá mú bố mẹ quy mô lớn ở miền Nam Ðài Loan. Thông thường, họ để cho loài cá này sinh sản tự nhiên trong các ao. Vào mùa sinh sản chính, mỗi ngày có tới 300 cá bố mẹ sản xuất trên 20kg trứng (30 triệu trứng) trong một ao diện tích 0,2 ha. Mỗi năm các trại nuôi cá bố mẹ có thể sản xuất ra 20 tỉ trứng cá mú đã được thụ tinh đáp ứng đủ nhu cầu cho hơn 1000 trại nuôi cá mú. Hoóc môn được sử dụng để kích thích cá sinh sản sớm hơn vì những con giống này sẽ thu được giá cao hơn những cá giống sản xuất muộn hơn. Tổ chức các trại giống kết hợp, người điều hành trại nuôI có kinh nghiệm và có các hệ thống nhỏ chuyên môn hoá cao nằm trong một hệ thống nuôi cá mú tiên tiến. Hệ thống nuôi cá mú liên quan đến một loạt các trại nuôI chuyên nghiệp nằm trong những khu vực sản xuất. Các trại sản xuất trứng thụ tinh, đàn cá bố mẹ được giữ trong các ao ngoài trời và được kích thích để sinh sản nhân tạo hoặc cho sinh sản tự nhiên. Trứng được thụ tinh sẽ được chuyển tới trại nuôi cá bột, ở đó trứng được phát triển đến khi có đuôi dài 3cm. Người ta sử dụng cả hai phương pháp nuôi ấu trùng là nuôi trong nhà và ngoài trời và sử dụng kỹ thuật nước xanh hoặc nước sạch. Sau đó, cá đươc đưa vào một trại nuôi cá giống và khi cá đạt chiều dài đuôi là 7 - 9cm, chúng được chuyển đến nuôi trong các ao ngoài trời hoặc các lồng lưới nổi. Cá được nuôi đến khi đạt cỡ thương phẩm là 600 - 700g. Ở đảo Penghu, cá mú được nuôi trong các lồng lưới nổi. Ðịa phương này chiếm khoảng 70% các lồng nuôi ở Ðài Loan bởi vì có điều kiện cư trú và chất lượng nước tốt. Ở miền Nam Ðài Loan, cá mú được nuôi trong các ao ở những vùng quảng canh ven bờ biển. Cá mú loài E. coioides có tỷ lệ tăng trưởng tốt hơn đối với hình thức nuôi lồng. Phải mất từ 8 - 10 tháng để nuôi cá thành cỡ thương phẩm từ 400 - 800g trong lồng còn nuôI trong ao thì mất từ 10 - 14 tháng. Hiệu quả cao trong sản xuất thức ăn tươi sống. Cung cấp thức ăn tươi sống cho ấu trùng cá mú là một trong những điều khó khăn làm hạn chế sự phát triển việc nuôi cá mú. Có một tỷ lệ cá chết lớn vì ấu trùng cá đòi hỏi phải có những loại thức ăn phù hợp Ðộng vật phù du được xác định là thức ăn cho nhiều ấu trùng cá. Chúng có kích cỡ phù hợp và cung cấp lượng dinh dưỡng tốt. Việc thu hoạch và giữ cho chúng sống gặp rất nhiều khó khăn tại các trại nuôi trên đất liền. Ở Ðài Loan, các chủ trại chuyên cung cấp nguồn thức ăn tươi ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ thuật nuôi cá chữa bệnh cho cá kinh nghiệm nuôi cá các loại bệnh ở cá thức ăn cho cáTài liệu liên quan:
-
7 trang 149 0 0
-
HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM Ở VIỆT NAM
11 trang 117 0 0 -
Mô hình nuôi tôm sinh thái ở đồng bằng sông Cửu Long
7 trang 100 0 0 -
Sự phù hợp trong cấu tạo và tập tính ăn của cá
22 trang 57 0 0 -
Một số thông tin cần biết về hiện tượng sình bụng ở cá rô đồng
1 trang 45 0 0 -
NUÔI TÔM CÀNG XANH BÁN THÂM CANH
6 trang 43 0 0 -
Xử lý nước thải ao nuôi cá nước ngọt bằng đập ngập nước kiến tạo
3 trang 41 0 0 -
37 trang 34 0 0
-
Kỹ thuật sinh sản cá trứng dính
58 trang 32 0 0 -
Một số cách chế biến thức ăn cho cá
2 trang 31 0 0