Để ôn tập tốt môn Hóa chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT mời các bạn cùng tham khảo tài liệu “Ôn tập chương VI môn Hóa 12”. Tài liệu hệ thống lý thuyết và đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm về Nhôm, Một số hợp chất quan trong của nhôm, Một số hợp chất của crom sẽ giúp các bạn nắm chắc phần này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn tập chương VI môn Hóa 12 ÔN TẬP CHƯƠNG VI MÔN HÓA 12 Bài 33: NHÔMA. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Hiểu được : Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, tính chấtvật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm. Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh (Phản ứng của nhôm với phi kim, dung dịch axit, nước, dung dịchkiềm, oxit kim loại). Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy. Kĩ năng Quan sát mẫu vật, thí nghiệm, rút ra kết luận về tính chất hoá học và nhận biết ion nhôm. Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của nhôm. Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm. Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại phản ứng, một số bàitập có nội dung liên quan.B. Trọng tâm Đặc điểm cấu tạo nguyên tử nhôm và các phản ứng đặc trưng của nhôm Phương pháp điều chế nhôm Bài 34: MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA NHÔMA. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất : Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm. Hiểu được : Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3. Cách nhận biết ion nhôm trong dung dịch. Kĩ năng Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của nhôm. Nhận biết ion nhôm. Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của hợp chất nhôm. Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm. Giải bài tập : Tính khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng ; Tínhthành phần phần trăm khối lượng nhôm oxit trong hỗn hợp, bài tập khác có nội dung liên quan.B. Trọng tâm Tính chất hoá học cơ bản của Al2O3, Al(OH)3, Al2(SO4)3. Cách nhận biết Al3+ trong dung dịch. Bài 38: CROMA. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Hiểu được : Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, các trạngthái oxi hoá, tính chất vật lí của crom. Tính chất hoá học : Crom có tính khử (tác dụng với phi kim, axit). Phương pháp sản xuất crom. Kĩ năng Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của crom. Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính khử của crom. Giải được bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom trong hỗn hợp phản ứng, xác định tên kimloại phản ứng và bài tập khác có nội dung liên quan.B. Trọng tâm Đặc điểm cấu tạo nguyên tử crom Các phản ứng đặc trưng của crom Bài 39: MỘT SỐ HỢP CHẤT CỦA CROMA. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức Biết được : Tính chất vật lí, nguyên tắc điều chế và ứng dụng của một số hợp chất của crom. Hiểu được : Tính khử của hợp chất crom(II) : CrO, Cr(OH)2, muối crom(II). Tính oxi hoá và tính khử của hợp chất crom(III) : Cr2O3, Cr(OH)3, muối crom(III). Tính oxi hoá mạnh của hợp chất crom(VI) : CrO3, muối cromat và đicromat. Kĩ năng Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học các hợp chấtcủa crom. Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. Giải bài tập : Tính thành phần phần trăm khối lượng crom oxit, muối crom trong phản ứng, xác định tên kimloại hoặc oxit kim loại phản ứng theo số liệu thực nghiệm, bài tập khác có nội dung liên quan.B. Trọng tâm Tính chất hoá học cơ bản của các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO3; K2CrO4, K2Cr2O7Chú ý : kiềm thổ ở phần ôn tập học kìBÀI TẬP -BAN NÂNG CAOCâu 1 : Loại chất nào sau đây không chứa nhôm oxit ? A. quặng boxit. B. saphia. C. đá rubi. D. phèn chua.Câu 2 : Không dùng bình bằng nhôm đựng dung dịch NaOH vì lí do nào? A. Nhôm lưỡng tính nên bị kiềm phá hủy. B. Al2 O 3 và Al(OH) 3 lưỡng tính nên nhôm bị phá hủy. C. Nhôm bị ăn mòn hóa học. D. Nhôm dẫn điện tốt nên bị NaOH phá hủy.Câu 3 :Các chất Al, Al2O3, Al(OH)3 không tan được trongA. dd HNO3 loãng B. dd HCl, H2SO4 loãng B. dd Ba(OH)2, NaOH D. H2O, dd NH3Câu 4 : Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được làA. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết. B. có kết tủa keo trắng, không thấy kết tủa tan.C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó lại có kết tủa. D. dung dịch trong suốt.Câu 5 : Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng quan sát được làA. có kết tủa keo trắng tan dần đến hết. B. có kết tủa keo trắng, không tan.C. có kết tủa keo trắng rồi tan, sau đó kết tủa trở lại. D. không có kết tủa.Câu 6 : Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Sau phản ứng dd thu đ ...