Danh mục

Ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm học 2020-2021

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 806.21 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

"Ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm học 2020-2021" cung cấp câu hỏi lý thuyết; bài tập ôn tự luận; điện tích – điện trường, dòng điện không, định luật Ohm cho đoạn mạch có điện trở, định luật Ohm toàn mạch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn tập học kì 1 môn Vật lí lớp 11 năm học 2020-2021Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn ÔN TẬP HỌC KỲ 1 Khối 11 (Thầy Nguyễn Văn Dân biên soạn) ======== Phần 1: Câu hỏi lý thuyết 1/ Phát biểu định luật Cu_lông ? Biểu thức? - Phát biểu : Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng q1q2 - Biểu thức : F  k  .r 2 Trong đó : r : Khoảng cách giữa hai điện tích (m) : Hằng số điện môi (Trong chân không  = 1) k = 9.109 (N.m2/C2) 2/ Điện tích điểm là gì ? Phân loại điện tích? Là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét Có hai loại điện tích : - Điện tích dương (+) và điện tích âm (-) - Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau. - Đơn vị của điện tích là : Cu_lông (C) 3/ Trình bày nội dung của thuyết electron? - Thuyết electron là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật - Điện tích của electron : - 1.6.10-19C , - Điện tích của proton :+1.6.10-19C, - Bình thường tổng đại số các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hòa về điện - Nếu nguyên tử mất electron thì trở thành ion dương - Nếu nguyên tử nhận electron thì trở thành ion âm - Vật nhiễm điện dương thì thiếu electron, vật nhiễm điện âm thì thừa electron Thế nào là vật dẫn điện và vật cách điện + Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều hạt mang điện tự do; + Vật cách điện (điện môi) là vật chứa rất ít hạt mang điện tự do 4/ Có mấy cách nhiễm điện của các vật? Có 3 cách - Nhiễm điện do cọ xát : Hai vật không nhiễm điện khi cọ xát với nhau  nhiễm điện trái dấu - Nhiễm điện do tiếp xúc : Cho vật không nhiễm điện tiếp xúc với vật nhiễm điện  nhiễm điện cùng dấu - Nhiễm điện do hưởng ứng : Cho vật không nhiễm điện lại gần một vật nhiễm điện  đầu gần vật nhiễm điện sẽ nhiễm điện trái dấu, đầu xa sẽ nhiễm điện cùng dấu 5/ Điện trường là gì ? Tính chất của điện trường?Gia sư Thành Được www.daythem.edu.vn 1/ Điện trường : - Định nghóa : Điện trường là một dạng vật chất (môi trường)bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích - Tính chất : Tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó 6/ Cường độ điện trường là gì? Đơn vị? - Định nghĩa : Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của F điện trường tại điểm đó. E q - Cường độ điện trường của một điện tích điểm : * Nếu Q > 0 thì hướng xa Q * Nếu Q < 0 thì hướng về Q 7/ Phát biểu nguyên lý chồng chất điện trường? Các điện trường, đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau và điện tích chịu tác dụng của điện trường tổng hợp : EM E1M  E2M 8/ Đường sức điện trường là gì? Đặc điểm đường sức Đường sức điện : Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Các đặc điểm của đường sức điện : - Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức và chỉ một mà thôi - Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. - Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm. - Ở chỗ cường độ điện trường mạnh thì các đường sức điện sẽ mau, còn ở chỗ cường độ điện trường yếu thì các đường sức điện sẽ thưa. 9/ Điện trường đều là gì ? - Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều và cùng độ lớn - Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song, cùng chiều và cách đều nhau 10/ Tụ điện là gì ? Tụ điện phẳng có cấu tạo như thế nào? - Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện - Tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngan cách nhau bằng lớp điện môi - Trong mạch điện, tụ điện được biểu diễn bằng ký hiệu : 11/ Điện dung của tụ điện là gì ? Biểu thức ? Điện dung của tụ điện phụ thuộc những yếu tố nào? - Điện dung của tụ điệnGia sư Thành Được www.daythem.edu.vn Q - Biểu thức : Q  C.U hay C U - Đơn vị của điện dung : Fara (F) Công thức tính điện dung của tụ điện phẳng :  .S C 9.109.4. .d 12/ Dòng điện là gì ? Cường độ dòng điện là gì ? Chiều của dòng điện được xác định như thế nào ? Tác dụng của dòng điện? - Dòng điện là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng, chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương. - Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Cường q độ của dòng điện không đổi được tính bằng công thức: I = . t - Có ba tác dụng: Nhiệt; hóa và từ 13/ Công suất của đoạn mạch là gì ? Biểu thức ? - Điện năng tiêu thụ A = UIt - Công suất điện P = UI U2 - Công suất tỏa nhiệt P = RI2 = R 14/ Biểu thứ ...

Tài liệu được xem nhiều: