Danh mục

Ôn tập Vi sinh - ĐH Dược

Số trang: 37      Loại file: doc      Dung lượng: 3.71 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (37 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Câu hỏi ôn tập vi sinh vật nhằm giúp sinh viên ngành y dược có thêm tài liệu ôn tập, tài liệu được biên soạn hỏi đáp nên sinh viên dễ ôn tập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ôn tập Vi sinh - ĐH DượcÔn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4 Ôn Tập Vi Sinh (Cập nhật 09/01/14 – Câu 12, 70, 76)VirusCâu 1.Định nghĩa virus?! - Virus là những vi sinh vật rất nhỏ, là một hình thái của sự sống đơn giản nhất kí sinh tuyệt đối trong tế bào sống cảm thụ (virus không thể tổng hợp được các chất chuyển hoá và năng lượng do đó nó bắt buộc phải kí sinh trong tế bào sống). - Chỉ quan sát được qua KHV điện tử, kích thước rất nhỏ tính bằng nm (10-6 mm). Hình thể: hình que, hình sợi, hình cầu.Câu 2.Thành phần mang thông tin di truyền và quyết định vai trò gây nhiễm trùng của virus?! - Mỗi virus chỉ chứa một loại acid nucleic ( hoặc DNA hoặc RNA).Câu 3.Đơn vị đo lường thường dùng để đo virus là?! - Đơn vị đo lường của virus là: nm (1nm = 10-6 mm).Câu 4.Virus bị bất hoạt bởi các yếu tố vật lý, hóa học nào?! - Virus bị bất hoạt bởi các yếu tố: ether, formol, acid, kiềm, cồn, tia UV, t0 cao (50-600C).Câu 5.Sự biến đổi kháng nguyên thường gặp nhất ở virus?! - Sự biến đổi kháng nguyên thường gặp nhất ở virus cúm (Influenza).Câu 6.Những virus nào lây truyền qua đường máu?! - Virus viêm gan B (Hepatitis B virus), Virus viêm gan C, virus HIV.Câu 7.Hầu hết virus có các thành phần cơ bản nào?! - Lõi: DNA hoặc RNA mang thông tin di tuyền và quyết định vai trò gây bệnh. - Vỏ (capsid): là thành phần chính cấu tạo kháng nguyên, giúp virus bám vào màng tế bào cảm thụ, bảo vệ lõi không bị phá huỷ. Ngoài ra trên vỏ ngoài của một số virus còn có 3, 4 gai protein lồi lên có thể có những chức năng riêng biệt như ngưng kết hồng cầu tố hoặc enzyme neuraminidase hoạt động. - Một số enzyme: Virus không có một hệ enzyme chuyển hóa hoàn chỉnh như vi khuẩn, nhưng trong thành phần cấu trúc của một số virus có một vài loại protein có hoạt tính enzyme. Phổ biến nhất là các polymerase như ARN polymerase, ADN polymerase, ADN polymerase phụ thuộc ARN (enzyme sao chép ngược)... Trang 1Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4Câu 8.Các virus hoàn chỉnh có khả năng gây nhiễm trùng được gọi là gì?! - Được gọi là virion. Tùy theo từng loài virus, virion có thể có capsid trần hoặc capsid có vỏ ngoài.Câu 9.Pseudovirion dùng để chỉ một loại virus giả, vì có các đặc điểm nào?! - Hạt virus đã nhận vật liệu di truyền của tế bào chủ trong quá trình sao chép thay cho axit nucleic của virus được gọi là pseudovirion. Những hạt pseudovirion này khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử chúng giống hệt các virion bình thường, nhưng chúng không có hoạt tính nhiễm trùng và không thể nhân lên được. Các hạt này có khả năng chuyển các gen của tế bào từ một tế bào chủ này đến một tế bào chủ khác. - Mở rộng: Viroid là một tác nhân nhiễm trùng nhỏ bé gây bệnh ở thực vật và có thể ở một vài nhiễm trùng virus chậm của động vật. Tác nhân này chỉ có axit nucleic (phân tử ARN dạng vòng kín, trọng lượng phân tử 70.000-120.000) không có lớp protein cấu trúc.Câu 10. Chẩn đoán bệnh nhiễm virus nhờ các phương pháp nào?! - Dựa vào việc chẩn đoán kháng nguyên kháng thể và AND (hay ARN) của virus:  Phản ứng ngưng kết hồng cầu  Phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu  Phản ứng miễn dịch huỳnh quang  Kĩ thuật Elisa  Phương pháp PCR - Xem thêm chi tiết về các phương pháp trên ở (đè phím Ctrl rồi click vào) ĐÂY.Câu 11. Thành phần cấu tạo vỏ ngoài của virus?! - Là một phức hợp lipid, protein và gluxit. (xem thêm chi tiết ở ĐÂY)Câu 12. Quá trình nhân lên của virus gồm mấy giai đoạn, mô tả các giai đoạn đó?! - Gồm 4 giai đoạn:  GĐ bám và xâm nhập: virus bám vào điểm tiếp nhận trên tế bào cảm thụ, bị tế bào nuốt vào trong, sau đó virus thoát khỏi vỏ và acid nucleic của virus xâm nhập vào bào tương của tế bào.  GĐ sinh tổng hợp (ẩn và tiềm tàng): acid nucleic của virus gắn vào acid nucleic của tế bào và tổng hợp các vật liệu chuẩn bị cho sự hình thành virus mới. Trang 2Ôn Tập Vi Sinh Alpha Mindset Group – ĐH Dược 2 K4  GĐ lắp ráp: các vật liệu mới được tổng hợp lắp ráp tạo thành virus hoàn chỉnh.  GĐ giải phóng: virus mới được tạo ra sẽ thoát ra ngoài và tiếp tục xâm nhập tế bào cảm thụ mới.Câu 13. Hậu quả của sự giải phóng virus ra khỏi tế bào?! - Tế bào bị hủy hoại - Tế bào bị tổn thương nhiễm sắc thể, bao gồm các trường hợp:  Dị tật bẩm sinh, thai chết lưu  Tế bào tăng sinh vô hạn tạo khối u - Tạo ra các tiểu thể đặc trưng cho các virus khác nhau - Tạo hạt virus không hoàn chỉnh (DIP: Defective interfering particles) - Các hậu quả của sự tích hợp genom virus vào ADN tế bào chủ - Kíc ...

Tài liệu được xem nhiều: