Chưa bao giờ tôi nghĩ có ngày tôi đến Ấn Độ. Đất nước Ấn Độ, với tôi trong ý nghĩ, vừa xa lại vừa gần. Bởi từ thuở bé, tôi đã được phiêu lưu theo Tây du ký qua những chốn lạ lùng với thầy trò Đường Tăng. Bởi vì, bây giờ ở Tân Đêli, ở Bombay hay Canquita, gặp chúng tôi đến từ Việt Nam, người Ấn Độ đọc câu thơ: Tên tôi, tên anh là Việt Nam...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ông Già Ở AgraÔng Già Ở AgraChưa bao giờ tôi nghĩ có ngày tôi đến Ấn Độ. Đất nước Ấn Độ, với tôi trong ý nghĩ, vừa xa lại vừa gần. Bởi từ thuở bé, tôi đã được phiêu lưu theo Tây du ký qua những chốn lạ lùng với thầy trò Đường Tăng.Bởi vì, bây giờ ở Tân Đêli, ở Bombay hay Canquita, gặp chúng tôi đến từ Việt Nam, người Ấn Độ đọccâu thơ: Tên tôi, tên anh là Việt Nam... Và trong tôi Ấn Độ còn nguyên những mơ màng, chiêm bao xám mờ của tuổi thơ tôi ở trong làng. Các làng vùng Bưởi, người tứ chiếng đến ngụ cư cũng nhiều. Người Đại Từ lên xóm Vạc làng YênThái bờ sông Tô Lịch làm nghề nấu dó đã mấy đời. Các chị thợ xeo giấy quê dưới Nam. Trai tráng QuầnAnh, Quần Tín ở Thái Bình lên làm thợ thâm nhuộm lĩnh lụa. Đến mùa rét, các nhà đào ao, đắp tường,từng bọn thợ đấu trên Phùng kéo xuống trọ rồi đi rao hỏi việc khắp các ngõ. Lại có những người tận đâu đâu, không bao giờ chúng tôi có thể tưởng tượng ra nơi xa xôi ấy, cũng đếnsinh cơ lập nghiệp. Có người nước Nhật làm hiệu buôn trong thành phố về lấy vợ làng Đoài Môn. Có ôngẤn Độ chuyên chăn dê. Ông ấy lấy vợ làng Bái. Làng Yên Thái, làng Đông, làng Hồ, có người Tàu đến ởlâu từ bao đời, ai cũng coi như người Nam Định, Thái Bình lên. Có một người Tàu đến ở gần đây nhấtmột ông quan ba Tàu. Năm 1945, Tàu Tưởng được làm Đồng minh thắng trận, sang đóng quân ở trườngđạo La Coóc Đe trên Quần Ngựa, lo việc tước khí giới quân đội Nhật. Ông quan Tàu này hay xuống dốcBái chơi nhà thổ nhà mụ Tíu. Đến khi quân Tàu rút về, ông ở lại. Ông lấy cô nhà thổ. Hai vợ chồng sinh sống bằng nghề quảy nướcthuê cho các tàu xeo giấy, về sau đi đâu không biết. Những người lạ ấy đều nói giọng vùng tôi. Những đứa trẻ Nhật hay Ấn Độ, hay Tàu nói tiếng Bưởi hệtgiọng hơn cả tôi. Các nhà Tàu bán thuốc bắc, giết thịt lợn, mở hiệu cao lâu, bán kẹo, làm thợ dọi vàng lá trang kim. Contrai cũng được “vào làng, đóng tiền đi việc làng, đi khiêng giúp đòn đám ma rồi ăn cỗ, cũng đánh trốngđi rước những ngày đình đám. Nhưng tôi biết hơn cả, là nhà ông Tây đen - Ông Carata Sinh. Điều đó tự nhiên với tôi, vì nhà ông ấycó lũ con trạc tuổi tôi cùng đi học trường làng Yên Thái. Mấy hôm nay các bạn nhà văn Ấn Độ đưa tôi đi chơi đền Ta Mahan ở tỉnh Agra. Một di tích đẹp vùngTrung Ấn. Quả tình, tôi thấy cũng không có gì lạ. Tôi mơ hồ trong những nghĩ ngợi lông bông. Khôngphải vì không có gì quyến rũ lòng ham hiểu biết, thưởng thức, say mê nghệ thuật. Ở trong đền có mộtngôi mộ hoàng hậu Munta Mahan. Cái đau xót của ông vua có vợ chết đã biến thành công trình xây dựngvà điêu khắc dày công tốn của như thế vậy - nỗi buồn của vua chúa cũng khác người ta. Tôi đương đi qua một vùng đồng bằng mênh mông trời xanh xanh thẳm. Người ta bảo tất cả những conđất nhô ra biển đều có quang cảnh và tính nết tương tự, mặc dầu, so với thân hình cả nước ý đằm vào ĐịaTrung Hải thì cái doi đất Ấn Độ bao la gấp bao nhiêu lần, nhưng Ấn Độ cũng như thế hai bên là đạidương, giữa bao phủ ngày đêm một trời thiên thanh. Hàng năm chỉ có vài ba cơn mưa, đôi khi mùa hạđem đến những đám mây đen tụ lại chốc lát, nhả nước xuống rồi tan ngay, trời đất trở lại màu xanh nhởnnhơ quanh năm. Trong những ngày đêm Ấn Độ hồi ấy, tôi đi dưới khoảng trời lúc nào cũng xanh. Vòm trời nhờ nhờ,đấy là màu xanh ban đêm, màu xanh thẫm trời, rồi tiếp đến đất nước lại xanh xanh suốt ngày không lúcnào khác. Những cánh đồng ngô, những cánh đồng cà tím liên tiếp dọc đường. Không giống những quãng đồngruộng bé nhỏ quê tôi, ở đây cánh đồng dằng dặc xào xạc vàng nhợt, những bãi cà tím bao la quanh nhữngtảng đá ngồi chơ vơ như những núi nham thạch sao băng rơi. Đường xuống phía nam lại bổ dọc quanhững cánh đồng trơ trọi bãi ngô vừa bẻ. Từng đàn lạc đà tải hàng, đi dài. Người cưỡi lạc đà chỉ hở hai con mắt nhấp nhô sau cái vấu vai convật, đầu quấn khăn trắng giữa nắng sa mạc. Sông Hằng xa xa mặt nước lẫn bờ cát vàng. Vài chỗ cạn, có một đàn trâu đen, sừng cong tròn. Lặng lẽđứng uống nước trông ra dòng nước nắng ánh lên đỏ choé. Đằng kia, làng xóm lơ thơ những túp nhà lợplá mía trắng nhờ trong làn bụi mịt mù. Con đường đất xuyên bờ bãi vào tới cái giếng có thành cao trònđầu làng, người đứng xúm xít. Đã lâu không mưa, chiếc lá xanh cũng đổi màu bạc. Người làm đồng, váyáo trắng quấn bụi bên cạnh những con la lắc lư, ngất ngưởng. Nắng thế mà những người đàn bà đi làm vẫn thướt tha bộ cánh vải áo loả toả, toả trắng, toả hồng, toảvàng. Ở những thị trấn ven đường có những người làm trò quỉ thuật, người làm xiếc, con người dông dàitrong thiên nhiên, như thiên nhiên. Người ấy, tay cầm cái beng beng bằng đồng, gõ từng tiếng một, thongthả bước ra, mấy con khỉ lon ton đi trước ông chủ. Ở ngực mỗi chú đeo một cái trống tý tẹo. Cẳng chânkhỉ nhỏ như cái que, bước đều tăm tắp, như giả, như thật. Chốc chốc, con khỉ giơ hai tay vỗ mặt trống,ngoảnh bên phải, ngoảnh bên trái, câng câng, vênh váo. Những người đạo sĩ làm quỉ thuật, người ...