Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc 2 2. Phan Bội Châu và Mazzini Trước khi xuất dương Phan Bội Châu đã từng viết cuốn Thời thế và Anh hùng, trong đó đề cập nhiều đến khía cạnh một quốc gia có hưng thịnh hay suy vong mấu chốt nằm ở chỗ “quốc gia ấy có anh hùng hay không”. Giả sử ai cũng là anh hùng thì thế gian này sẽ không có nước nào là tiểu nhược. Ông viết tiếp thế này: “夫立五洲爭競之場,正宜露我頭角,況時窮勢蹙,國破君亡,死至目前 ,亡懸頸後,真宜投袂而起,奮義同仇,生亦快死亦快” (trích trong Thời thế và Anh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản 2 Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc 2 2. Phan Bội Châu và Mazzini Trước khi xuất dương Phan Bội Châu đã từng viết cuốn Thời thế và Anh hùng,trong đó đề cập nhiều đến khía cạnh một quốc gia có hưng thịnh hay suy vongmấu chốt nằm ở chỗ “quốc gia ấy có anh hùng hay không”. Giả sử ai cũng là anhhùng thì thế gian này sẽ không có nước nào là tiểu nhược. Ông viết tiếp thế này: “夫立五洲爭競之場,正宜露我頭角,況時窮勢蹙,國破君亡,死至目前,亡懸頸後,真宜投袂而起,奮義同仇,生亦快死亦快” (trích trong Thời thếvà Anh hùng) (Ôi đứng trên trường tranh cạnh của năm châu, cần phải giơ sừng gạc củamình, phương chi gặp lúc thời thế cùng quẫn, nước phá vua mất, chết đến trướcmắt, gươm kề sau cổ, vốn phải nên dứt áo đứng dậy, vì nghĩa giết thù, sống cũngsướng mà dù chết nữa cũng sướng – Chương Thâu dịch, Tổng tập văn học ViệtNam, tập 22, tr.143) Ngoài tính cách vốn có của mình, những ảnh hưởng của thời cuộc cũng là mộttrong những căn nguyên hun đúc nên đức tính hành hiệp đại nghĩa, tinh thầnthượng võ ở Phan Bội Châu. Thời ấy, một mặt ông hô hào nhân dân khởi nghĩa,đặt kì vọng một vị anh hùng kháng Pháp cứu quốc trong tương lai, một mặt tự truirèn bản thân mang phong cách một “anh hùng”. Kiểu chủ nghĩa anh hùng với tinhthần thượng võ vì đại nghĩa ấy khá gần gũi với tính cách của giới trí thức TrungQuốc thời kì mạt Thanh. Do vậy, khi Phan Bội Châu chủ động đọc các ngôn h ànhsự tích của nhân vật đại nghĩa, các lãnh tụ chính trị nước ngoài hoặc khi trực tiếptiếp xúc với họ, ông vừa thể hiện trạng thái đồng cảm vừa cảm kích, ng ưỡng mộ.Ông cho rằng các nhân vật ấy có thể là những tấm gương (điển phạm) cho conđường đấu tranh giành độc lập ở Việt Nam, và do vậy dưới ngòi bút của mình, ôngluôn coi các nhân vật ấy là nguồn tư tưởng chính để hiệu triệu toàn dân đứng lênchống Pháp. Trong cuốn tự truyện của mình Phan Bội Châu từng đề cập đến cuộc đời và sựnghiệp của nhà cách mạng Ý Giuseppe Mazzini (1805-1872). Ông nói: “… Trong Italy tam kiệt, tôi đặc biệt ngưỡng mộ Mazzini. Tôi tâm đắc nhấtcâu “Giáo dục và bạo động song hành”. Một mặt cổ động học sinh xuất dương duhọc, một mặt kích thích tư tưởng và hành động cách mạng trong dân” Thực ra chi tiết “Truyện ba vị anh hùng người Ý” mà Phan Bội Châu đã dẫnbên trên chính là bài “Truyện ba vị anh hùng kiến quốc người Ý” của Lương KhảiSiêu vốn đã được đăng trên tờ Tân Dân Tùng Báo từ tháng 6 đến tháng 12 năm1902, tức sớm hơn thời điểm Phan Bội Châu hiểu biết về Mazzini rất nhiều. Ba vị anh hùng kiến quốc người Ý ấy lần lượt là Mazzini, Giuseppe Garibaldi(1807-1882) và Camillo B. Cavour (1810-1861). Năm 1831, Mazzini sáng lậpĐảng Thiếu niên Ý (còn gọi là Đảng Thanh niên Ý), phát động phong trào thanhniên Ý yêu nước, tiến tới cuộc vận động thống nhất toàn nước Ý. Động thái này đãđược Giuseppe Garibaldi hưởng ứng, song điều đáng tiếc là nó đã thất bại. Về sau,thủ tướng vương quốc Sardino tên là Camillo B. Cavour (1810-1861) đã kế thừaMazzini đề xướng phong trào nước Ý độc lập, cộng với tài năng ngoại giao khônkhéo của chính Camillo B. Cavour, nhờ đó n ước Ý đã nhận được sự ủng hộ củaPháp, Anh. Phong trào này lần lượt đẩy lùi bạo hành của đế quốc Áo, và nhất lànhận được sự trợ giúp quân sự của Giuseppe Garibaldi, cuối cùng đã thực hiệnthành công công cuộc thống nhất đại bộ phận lãnh thổ nước Ý. Đành rằng nước Ýthống nhất toàn quốc không phải hoàn toàn do công sức của ba nhân vật này songsức mạnh của trào lưu độc lập mà họ khởi xướng và lãnh đạo là không thể ngănnổi, để rồi nước Ý hoàn toàn độc lập năm 1871 trong thời kì chiến tranh Đức –Pháp. Lương Khải Siêu trong cuốn Truyện ba anh hùng kiến quốc người Ý đã từngnêu lý do tại sao chọn ba nhân vật này như sau: “Trong lịch sử kiến quốc các nước châu Âu trong mấy trăm năm qua có rấtnhiều những nhân vật đáng để ca ngợi, đáng để ghi vào sử sách. Cho đến thời đạitôi đang sống rõ ràng có rất nhiều anh hùng hào kiệt đáng để muôn dân ngưỡngvọng. Song châu Âu trước thời kỳ độc lập, cũng giống như Trung Quốc hôm nay,phải kể đến nước Ý. Bàn về các câu chuyện của những người yêu nước nước Ý,giống như những người yêu nước Trung Quốc hôm nay, phải kể đến ba vị anhhùng nước Ý”. Lương Khải Siêu cho rằng tình thế nước Ý thời trước độc lập gần giống nhưTrung Quốc ở thời đại của ông, vì vậy khi trích thuật lịch sử kiến quốc của ba anhhùng nước Ý Lương Khải Siêu hi vọng có thể lấy họ làm gương cho người TrungQuốc. Trên thực tế quan điểm này của ông bắt nguồn từ người Nhật với tác phẩmTruyện ba người anh hùng nước Ý, đa phần được dịch lại (sang tiếng Trung) từ tácphẩm Truyện ba anh hùng kiến quốc Italy của tác giả Kumiko Hirata do Nhật Bả nDân Hữu Xã xuất bản năm 1892 và bài viết Camilo B. Cavour của MatsumuraKaiseki (1859-1939) viết trong bộ Thái Dương (612, quyển số 4, tháng 1, ...