Danh mục

Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản 3

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 260.58 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc 3 3. Phan Bội Châu và Washington Tình trạng các tư tưởng đa nguyên giao lưu tác động lẫn nhau này còn có thể tìm thấy trong các tác phẩm viết về hình tượng Washington- người lập quốc nước Mỹ. Nhìn lại quá trình tiếp nhận hình tượng Washington ở các nước Đông Á, ta có thể thấy rằng chính các giáo sĩ truyền giáo phương Tây đã mang tư tưởng của Washington truyền bá vào Trung Quốc. Năm 1838 tại đây công bố bài...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản 3 Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc 3 3. Phan Bội Châu và Washington Tình trạng các tư tưởng đa nguyên giao lưu tác động lẫn nhau này còn có thể tìm thấy trong các tác phẩm viết về hình tượng Washington- người lập quốc nước Mỹ. Nhìn lại quá trình tiếp nhận hình tượng Washington ở các nước Đông Á, ta có thể thấy rằng chính các giáo sĩ truyền giáo phương Tây đã mang tư tưởng của Washington truyền bá vào Trung Quốc. Năm 1838 tại đây công bố bài Giản Lược Ngôn Hành Washington trên tờ Đông Tây Dương Khảo, số tháng giêng. Ngoài ra có rất nhiều giáo sĩ trong quá trình dịch giới thiệu lịch sử nước Mỹ cũng đã đề cập tới Washington. Từ năm 1842 trở đi hình tượng Washington đã chính thức du nhập vào giới trí thức Trung Quốc, do đó trong các tác phẩm Hải Quốc Đồ Chí của Ngụy Nguyên (1792-1857), Doanh Hoàn Chí Lược của Từ Kế Dư (1795- 1873), Tiêu Cổ Đường Văn Tập - Hải Ngoại Lưỡng Dị Nhân Truyện của Tưởng Đôn Phục (1808-1867), cuốn Washington Truyện của Lý Nhữ Khiêm (1852-1909) và Thái Quốc Chiêu v.v... đều có những phần ký lục hoặc miêu thuật về ngôn hành của Washington. Trong đó có lẽ gây ảnh h ưởng lớn nhất là cuốn Doanh Hoàn Chí Lược của Từ Kế Dư. Dưới ngòi bút của ông này, Washington được ví như “hình tượng Nghiêu Thuấn” ở nước ngoài. Sử sách Trung Quốc về sau khi viết về Washington đại thể đều như vậy, lần lượt trích dẫn hoặc thêm thắt cho phong phú thêm. Từ năm 1855 trở đi Washington đ ược nhiều người Nhật biết tới, chẳng hạn Otsuki Tsunesuke (1818-1857) với cuốn Viễn Tây Kỷ Lược, Kitagawa Naokai với cuốn America Độ Hải Nhật Ký, Suzuki Yaken với cuốn Washington Quân Ký, Oka Shenjin (1833-1914) và Kono Michiyuki (1842-1916) trong cuốn Mễ Lợi Kiên Chí, ông Okamoto Kansuke (1839-1904) với cuốn Vạn Quốc Sự Ký v.v... lần lược trích dịch về tư liệu hoặc truyền ký về cuộc đời của Washington. Nhờ vào sự tuyên truyền vận động của các nhân sĩ và trí thức Trung-Nhật, cao trào biên dịch truyền ký Washington đã hình thành và phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Á đầu thế kỷ XIX. Phan Bội Châu đã tiếp cận các câu chuyện về Washington bằng cách nào? Trong tự truyện hay các tác phẩm của mình, ông không hề nói về nguồn gốc và quá trình tìm đọc các truyền ký Washington. Dù vậy, trước khi xuất dương ông đã tìm đọc cuốn Doanh Hoàn Chí Lược của Từ Kế Dư và có lẽ lúc ấy ông đã ít nhiều biết được về ngôn hành của Washington. Trên thực tế chính cuốn Washington Truyện mà Lê Nhữ Khiêm và Thái Quốc Chiêu biên dịch mới gây ảnh hưởng lớn tới Phan Bội Châu. Nguyên nhân nằm ở chỗ Phan Bội Châu từng có tác phẩm Sùng bái giai nhân, nếu xem xét kỹ thì công trình này của Phan Bội Châu khá tương thích với bài dịch của hai tác giả Lê Nhữ Khiêm và Thái Quốc Chiêu. Từ đó đặt ra một yêu cầu là chúng ta nên giới thiệu sơ lược về cuốn Washington Truyện của hai tác giả Trung Quốc nói trên cũng như lược thuật những ảnh hưởng của tác phẩm này đối với giới tư tưởng đương thời. Lê Nhữ Khiêm từ rất sớm đã nghe danh về Washington, thế nhưng ông không thể tìm đọc các trứ tác về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật này, vì vậy năm 1882 khi ông đảm nhận chức vụ Quan Lý sự Thần Hộ Nhật Bản đã nhờ “quan phiên dịch” Thái Quốc Chiêu đặt mua cuốn Cuộc đời của George Washington (The Life of George Washington) của tác giả Washington Irving (1783-1859). Sau khi xác định chất lượng của tác phẩm này, Lê Nhữ Khiêm đã ra lệnh cho Thái Quốc Chiêu dịch sang tiếng Trung... Lương Khải Siêu từng nhắc đến quyển sách này trong rất nhiều các tác phẩm của mình. Phan Bội Châu có thể đã thông qua phần giới thiệu của Lương Khải Siêu mà biết đến tác phẩm. Có lẽ đây là một trong những con đường mà Phan Bội Châu tiếp cận cuốn Washington Truyện. Tháng 5 năm 1907 Phan Bội Châu xuất bản cuốn Sùng Bái Giai Nhân ở Tokyo. Mười năm trước đó, vào tháng 8 năm 1897, trong số ra đầu tiên của tờ Thực Học Báo có đăng tải những cảm nhận sau khi đọc Washington Truyện của Uông Vinh Bảo (bài viết sau khi đọc cuốn Washington Truyện). Như một sự trùng hợp lịch sử, điều đáng để chúng ta lưu ý là cả hai người thanh niên trí thức này đều quan tâm đến cùng một vấn đề. Phan Bội Châu từng đề cập đến nguyên nhân ông lựa chọn cuốn Sùng Bái Giai Nhân là: “念最近無名之英雄,有最當紀念而為予所知者也,凡數人,其一曰高勝 ,其一曰隊合,其一曰管寶,短刀壓陣,殺賊將名沒片(扇),以報高公勝 之仇。予摭拾各事之始末,略分為傳,顏曰「崇拜佳人」。” (Nghĩ rằng gần đây anh hùng vô danh rất đáng ghi nhớ mà tôi được biết có mấy người: thứ nhất là Cao Thắng, tiếp theo là Đội Hợp, tiếp nữa là Quản Bảo – đoản đao áp trận, giết tướng giặc tên là Một Phiến, để báo thù cho Cao Thắng. Tôi tập hợp đầu đuôi các việc, phân ra thành truyện, nhan đề là “Sùng bái giai nhân”- Trích trong Sùng bái giai nhân, ĐLG tạm dịch) “Giai nhân” ở đây được hiểu là các anh hùng tráng sĩ Việt Nam thời kháng Pháp. Hành động chống Pháp vì đại nghĩa và đức hy sinh cao cả của họ xứng đáng để ...

Tài liệu được xem nhiều: