Phản hồi của sinh viên về việc giáo viên sử dụng tiếng Việt khi giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Cần Thơ
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phản hồi của sinh viên về việc giáo viên sử dụng tiếng Việt khi giảng dạy tiếng Anh tại Đại học Cần Thơ Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5, No 2, 2021 PHẢN HỒI CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC GIÁO VIÊN SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT KHI GIẢNG DẠY TIẾNG ANH TẠI ĐẠI HỌC CẦN THƠ Nguyễn Thanh Tùng* Trường Đại Học Cần Thơ Nhận bài: 11/03/2021; Hoàn thành phản biện: 28/05/2021; Duyệt đăng: 31/08/2021 Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện để tiếp nhận phản hồi của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh về việc giảng viên sử dụng tiếng Việt trong lớp học tiếng Anh tại khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Cần Thơ. Đây là một nghiên cứu miêu tả với công cụ nghiên cứu là bảng câu hỏi và phỏng vấn để thu thập dữ liệu trên khách thể nghiên cứu là sinh viên chuyên Anh. Kết quả nghiên cứu cho thấy sinh viên đồng ý với việc giáo viên sử dụng tiếng Việt trong lớp học nhưng chỉ nên ở một mức độ nhất định tùy theo môn học và ngành học. Nghiên cứu cũng thu được những đề xuất thiết thực của sinh viên về mức độ sử dụng tiếng Việt trong các lớp học tiếng Anh đối với từng môn và ngành học cụ thể. Từ khóa: Dùng tiếng Việt dạy tiếng Anh, lớp học ngoại ngữ, ngôn ngữ mục tiêu 1. Đặt vấn đề Theo khuynh hướng cải tiến không ngừng của của việc giảng dạy ngoại ngữ cùng sự xuất hiện hàng loạt phương pháp giảng dạy mới, việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong lớp học tiếng Anh ngày càng không được ủng hộ. Tuy nhiên, việc sử dụng hoàn toàn một ngôn ngữ để giảng dạy chính ngôn ngữ đó có thực sự dễ dàng cho người học hay không còn là một vấn đề cần phải được xem xét. Trong quá khứ, việc giảng dạy ngoại ngữ bằng tiếng mẹ đẻ (còn được gọi là ngôn ngữ thứ nhất hay ngôn ngữ 1) là rất phổ biến và được xem là bình thường. Auerbach (1993) đã chỉ ra rằng việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy ngoại ngữ làm giảm rào cản giữa giáo viên và người học, đồng thời giúp người học cảm thấy bớt đi sự căng thẳng trong giờ học. Tuy nhiên trong thời đại ngày nay, sự phát triển của việc dạy và học ngôn ngữ đã lan rộng toàn cầu cùng với sự xuất hiện của nhiều phương pháp giảng dạy theo khuynh hướng không sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy ngoại ngữ. (Norman, 2008) cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ thứ nhất làm chậm sự tiến bộ của người học vì nó làm giảm đi cơ hội sử dụng ngôn ngữ thứ hai trong lớp học. Ở Việt Nam, trong quá khứ và ngay cả hiện tại, phương pháp sử dụng song ngữ khi giảng dạy ngoại ngữ vẫn còn khá phổ biến. Trong một nghiên cứu, Ngô Bích Ngọc (2018) khẳng định việc sử dụng tiếng Việt là một công cụ hỗ trợ tốt cho việc dạy và học tiếng Anh trong nhiều trường hợp, như là giải thích các cấu trúc ngữ pháp và từ vựng trừu tượng, quản lý lớp học, hoặc xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và người học. Trong bối cảnh đó, tại trường Đại học Cần Thơ, sinh viên chuyên ngành tiếng Anh được học đa số các môn học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, đôi khi, giảng viên cũng sử dụng tiếng Việt trong giờ học đối với một số trường hợp nhất định tùy theo từng môn học. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm điều tra quan điểm của sinh viên chuyên ngữ về việc giảng viên sử dụng tiếng mẹ đẻ trong lớp học tiếng Anh. * Email: nttung@ctu.edu.vn 108 Tạp chí Khoa học Ngôn ngữ và Văn hóa ISSN 2525-2674 Tập 5, Số 2, 2021 Mục đích cụ thể của nghiên cứu này là tìm ra câu trả lời cho hai câu hỏi sau: 1. Sinh viên chuyên ngành tiếng Anh có cảm nhận như thế nào về việc giáo viên sử dụng ngôn ngữ thứ nhất trong lớp học tiếng Anh? 2. Sinh viên có đề xuất gì đối với việc giáo viên sử dụng ngôn ngữ thứ nhất trong lớp học tiếng Anh? 2. Cơ sở lý luận 2.1. Các nghiên cứu liên quan theo huynh hướng ủng hộ sử dụng đơn ngữ khi giảng dạy ngoại ngữ Phần lớn các nghiên cứu gần đây đều theo khuynh hướng sử dụng duy nhất ngôn ngữ mục tiêu (target language) để giảng dạy chính ngôn ngữ đó. Các học giả ủng hộ khuynh hướng này cho rằng việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trong lớp học ngoại ngữ giữ một vai trò quan trọng, là phương tiện tốt nhất giúp người học tự tin phát triển hai kỹ năng nghe, nói trong môi trường giao tiếp thực sự cho người học. Phillipson (1992) đã khẳng định 5 ý kiến dựa trên việc giảng dạy tiếng Anh trong bối cảnh toàn cầu: 1. Tiếng Anh được dạy tốt nhất chỉ bằng phương pháp đơn ngữ. 2. Giáo viên lý tưởng để dạy tiếng Anh là một người bản xứ. 3. Dạy càng sớm, kết quả càng tốt. 4. Dạy càng nhiều, kết quả càng tốt. 5. Chuẩn mực tiếng Anh sẽ giảm đi nếu như ngôn ngữ khác được sử dụng với một thời lượng đáng kể. Shimizu (2006) tin rằng ngôn ngữ mục tiêu chính là phương tiện duy nhất dùng để hướng dẫn và giao tiếp vì nó giúp cho sinh viên tự tin khi nói và nghe cũng như mang lại môi trường ngôn ngữ thật sự cho người học. Tương tự như vậy, Cook (2006) đã đưa ra ba đặc điểm của phương pháp giảng dạy đơn ngữ như sau: 1. Học ngôn ngữ thứ hai theo mẫu như học ngôn ngữ mẹ đẻ. 2. Người học thành công phải biết phân biệt rạch ròi giữa ngôn ngữ thứ hai và ngôn ngữ mẹ đẻ. 3. Người học phải cho thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ thứ hai thông qua việc sử dụng nó một cách liên tục. Theo một nghiên cứu của Turnbull (2001), tiếng mẹ đẻ vẫn có thể được sử dụng trong lớp học ngoại ngữ nhưng nó có thể trở thành một bất lợi khi giáo viên lạm dụng nó trong suốt giờ học. Điều này đã làm giảm đi đáng kể việc sử dụng ngôn ngữ thứ hai mà đúng ra người học phải được sử dụng nhiều trong lớp khi cơ hội tiếp xúc với bên ngoài bằng ngôn ngữ thứ hai còn hạn chế. 109 Journal of Inquiry into Languages and Cultures ISSN 2525-2674 Vol 5, No 2, 2021 2.2. Các nghiên cứu theo huynh hướng ủng hộ sử dụng song ngữ khi giảng ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dùng tiếng Việt dạy tiếng Anh Lớp học ngoại ngữ Ngôn ngữ mục tiêu Phương pháp giảng dạy ngoại ngữ Văn hóa ngôn ngữTài liệu cùng danh mục:
-
3 trang 423 12 0
-
3 trang 348 4 0
-
Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành quan hệ quốc tế: Phần 1
87 trang 255 1 0 -
Kỹ năng viết tiếng Anh cho giáo viên trong hoạt động giảng dạy: Phần 2
151 trang 255 0 0 -
Từ vựng tiếng Anh cơ bản dùng khi viết đơn xin việc
3 trang 248 0 0 -
Một số cụm từ, công thức viết câu trong Tiếng Anh: Phần 1
12 trang 233 0 0 -
Giáo trình Bút ngữ tiếng Anh cao cấp 2 (Kỹ năng viết): Phần 1
52 trang 205 0 0 -
Giáo trình Tiếng Anh cơ bản (Trình độ: Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
215 trang 198 0 0 -
Trắc nghiệm khách quan Tiếng Anh: Phần 2
188 trang 191 0 0 -
5500 câu giao tiếp thông dụng trong tiếng Anh: Phần 2
45 trang 188 1 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0