Thông tin tài liệu:
Phân hữu cơ - phân rác Còn được gọi là phân campốt. Đó là loại phân hữu cơ được chế biến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thải rắn thành phố v.v.. được ủ với một số phân men như phân chuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng và thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bản chất và thành phần của rác. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân hữu cơ - phân rácPhân hữu cơ - phân rácCòn được gọi là phân campốt. Đó là loại phân hữu cơ được chếbiến từ rác, cỏ dại, thân lá cây xanh, bèo tây, rơm rạ, chất thảirắn thành phố v.v.. được ủ với một số phân men như phânchuồng, nước giải, lân, vôi… cho đến khi hoai mục.[http://agriviet.com]Phân rác có thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồngvà thay đổi trong những giới hạn rất lớn tuỳ thuộc vào bảnchất và thành phần của rác. Nguyên liệu để làm phân rác có các loại sau đây: - Rác các loại (các chất phế thải đã loại bỏ các tạpchất không phải là hữu cơ, các chất không hoai mục được). - Tàn dư thực vật sau khi thu hoạch như rơm rạ,thân lá cây. - Các chất gây men và phụ trợ (phân chuồng hoaimục, vôi, nước tiểu, bùn, phân lân, tro bếp). Ủ phân rác : Có 2 cách: ủ dưới hố và ủ trên mặt đất. * Ủ dưới hố thường được thực hiện ở nơi đất caoráo, không bị ngập nước. Người ta đào hố với kích thướcsâu 1.0 – 1.5 m, rộng 1.5 – 3.0 m; dài tuỳ theo địa thế. Đất ởđáy và ở các thành hố được nén chặt. Các chất thải đượccho vào hố thành từng lớp. Mỗi lớp có chiều dày 30 – 50cm. Sau một lớp rác lại rắc một lớp các chất phụ trợ. Cùngvới chất phụ trợ có thể rắc thêm men vi sinh vật phân giảicác chất hữu cơ để thúc đẩy quá trình hoai mục của các loạirác. Sau khi rắc chất phù trợ, tiến hành tưới nước cho đủ ẩmlớp rác đã xếp rồi tiếp tục xếp lớp khác lên trên. Cứ xếp lầnlượt như vậy cho đến khi đống rác cao hơn mặt đất 0.5 – 1.0m thì trát bùn phủ kín. Chú ý cắm một vài cái cọc vào giữađống phân để thỉnh thoảng kiểm tra nhiệt độ ở giữa đốngphân và khi cần thiết tưới nước cho phân nếu thấy đốngphân quá khô. Nếu nhiệt độ trong đống phân lên đến 50oC thì tiếnhành đảo phân. Sau khi đảo, đống phân cần được nén chặtvà trát bùn thật kín để hạn chế nhiệt độ trong đống phântăng cao và làm mất đạm của phân. * Ủ phân trên mặt đất được tiến hành ở những nơithấp trũng, hay bị ngập nước khi trời mưa. Người ta đắp mộtnền đất, lấy đầm đầm đất thật chặt, có điều kiện có thể lángmột lớp xi măng để hạn chế nước phân ngấm vào đất. Rácđược xếp thành từng lớp như ở cách ủ phân trong hố. Khiđống phân cao 1.5 – 2 m người ta nén chặt và lấy bùn trátphủ kín. Nếu đống phân bị khô thì tưới nước cho phân khinhiệt độ trong đống phân cao hơn 50oC thì đảo phân, sau đónén chặt lại. Những nông dân có điều kiện nên xây nhà ủphân rác để đảm bảo chất lượng phân và dùng được nhiềulần. Nếu xây nhà ủ phân thì nên đắp nền nghiêng về phía hốtrữ nước phân. Chung quanh nền cần có rãnh để thu nướcphân chảy ra và gom vào hố. Khi đống phân bị khô dùngnước phân này để tưới. Nhà ủ phân rác nên xây tường baoquanh 3 mặt. Tường cao 2 m. Nhà phân được ngăn thànhtừng ô, mỗi ô 5 – 6 m2. Sau một thời gian ủ, khi đống phân xẹp đi chỉ còn lạikhoảng ½ khối lượng ban đầu thì đem dùng. Mỗi hộ nôngdân nên có 2 ô ủ phân luân phiên nhau để thường xuyên cóphân dùng.Theo Cuctrongtrot