Danh mục

Phân lập và tuyển chọn các chủng vi nấm có khả năng chịu mặn thu thập tại Cần Giờ

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 851.67 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Phân lập và tuyển chọn các chủng vi nấm có khả năng chịu mặn thu thập tại Cần Giờ tập trung vào mục tiêu phân lập và chọn lựa những chủng vi nấm có khả năng chịu mặn cao tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập và tuyển chọn các chủng vi nấm có khả năng chịu mặn thu thập tại Cần Giờ Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4 doi: 10.15625/vap.2022.0137 PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN CÁC CHỦNG VI NẤM CÓ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN THU THẬP TẠI CẦN GIỜ Nguyễn Thị Thùy Dương1*, Phạm Thị Anh Thư2, Trần Chí Hiếu1, Đạo Nữ Diệu Hồng1, Lê Thị Huỳnh Trâm1, Nguyễn Đăng Quân1, Hà Thị Loan1 1 Trung tâm Công nghệ Sinh học Thành phố Hồ Chí Minh 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh *Email: nguyenduongbiology@gmail.com TÓM TẮT Tình hình xâm nhập mặn đang có chiều hướng gia tăng và việc nghiên cứu về những chủng nấm có khả năng chịu mặn là rất cần thiết. Từ 12 mẫu đất thu thập, phân lập trên môi trường thạch dichloran rose bengal chloramphenicol (DRBC) được 22 chủng vi nấm, tiến hành phân loại sơ bộ có 21 chủng được phân loại đến chi gồm (Aspergillus, Penicillium, Trichoderma, Pythium, Geotrichum) và 01 chủng được định danh đến loài là Rhizoctonia solani. Khảo sát khả năng chịu mặn ở nồng độ 3 % và 5 %, ở nồng độ 7 % (NaCl) và lựa chọn chủng chịu mặn tốt phục vụ các nghiên cứu tiếp theo, kết quả khảo sát tất cả chủng phân lập đều chịu được độ mặn 3 % và 5 %, ở nồng độ 7 % (NaCl) có 03 chủng chịu được độ mặn (NaCl) tốt là CG1.1.2, CG4.2.3 và CG5.1.1. Sau quá trình định danh hình thái và sinh học phân tử ghi nhận 2 chủng CG1.1.2, CG4.2.3 tương đồng với loài Trichoderma caribbaeum và CG5.1.1 tương đồng Rhizoctonia solani. Chi Trichoderma được ứng dụng rất phổ biến trong sản xuất chế phẩm sinh học, hai chủng CG1.1.2, CG4.2.3 có thể được xem xét cho những nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp. Từ khoá: Vi nấm, chịu mặn, Aspergillus, Penicillium, Trichoderma, Cần Giờ. 1. GIỚI THIỆU Trong điều kiện biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu và tình trạng thiếu nước trên khu vực thượng nguồn sông Mekong làm cho tình hình xâm nhập mặn rất nghiêm trọng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Xâm nhập mặn làm đất trồng nhiễm mặn, diện tích sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Trước tình hình xâm nhiễm mặn vào đất trồng trọt làm tăng độ mặn trong đất, cần có những biện pháp sống chung với điều kiện này. Ngoài việc chọn giống cây trồng có khả năng chịu mặn thì việc phân lập các vi sinh có khả năng chịu mặn để tiến đến sản xuất chế phẩm sinh học ứng dụng làm giảm độ mặn trong đất là một hướng đi cần thiết. Các nghiên cứu từ 2017 đến nay đa số tập trung vào các chủng vi khuẩn bản địa và loại cây trồng cụ thể như: phân lập dòng vi khuẩn Burkholderia sp. BL1-10 chịu mặn từ nền đất lúa [1], nhận diện Bacillus megaterium và dòng Bukholderia cenocepacia chịu được độ mặn muối 10 ‰ [2], phân lập chủng vi khuẩn Pseudomonas oryzihabitans có khả năng chịu được mặn với nồng độ NaCl >5 % và Burkholderia sp. chịu được NaCl 3 % [3], phân lập 7 chủng vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas từ Bến Tre, có khả năng sống trong điều kiện mặn [4]; có rất ít nghiên cứu về các chủng nấm mốc có khả năng chịu mặn. Nghiên cứu này tập trung vào mục tiêu phân lập và chọn lựa những chủng vi nấm có khả năng chịu mặn cao tạo tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo. 69 Nguyễn Thị Thùy Dương và cs. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vị trí mẫu thu Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Ở đây có hệ sinh thái đa dạng phong phú, điều kiện khí hậu khắc nghiệt đã làm cho sinh vật cũng như nấm sợi có tính thích nghi cao và tạo ra sản phẩm trao đổi chất đặc biệt hơn so với điều kiện khác là một nơi lý tưởng để thu mẫu và phân lập các chủng nấm mốc. Tiến hành thu 12 mẫu đất tại 6 vị trí thuộc huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh. Địa điểm thu mẫu được ghi lại bằng định vị GPS. Hình 1. Vị trí các điểm thu mẫu Cách thu mẫu: Tiến hành 1 kg đất ở độ sâu 5 cm so với mặt đất, thu mẫu nơi có cây cối sinh trưởng. Ký hiệu mẫu từng vị trí lấy mẫu, lưu ở 4 oC đến khi phân lập. 2.2. Phương pháp phân lập Cân 10 g đất cho vào bình tam giác chứa 90 mL dung dịch nước muối sinh lý (9 o/oo) đã được thanh trùng. Đặt bình tam giác chứa mẫu và máy lắc, điều chỉnh thông số 150 vòng/ phút, lắc trong 1 giờ và để yên 30 phút. Tiến hành pha loãng dãy các nồng độ 100, 10-1, 10-2, 10-3, 10-4,… Hút 100 µL dịch ở từng nồng độ pha loãng trải đều lên đĩa Petri chứa môi trường thạch dichloran rose bengal chloramphenicol (DRBC) (TCVN 11039-8:2015) [5]. Các đĩa này được ủ ở nhiệt độ phòng 2 - 5 ngày, quan sát và tách từng loại khuẩn lạc nấm sang môi trường PDA. 2.3. Phương pháp định danh bằng hình thái Các mẫu phân lập được tiến hành khảo sát hình thái khuẩn lạc 5 - 10 ngày tuổi ghi nhận màu sắc, hình thái đại thể, vi thể. Phương pháp làm tiêu bản quan sát vi thể: hấp khử trùng đĩa petri có chứa giấy thấm, lame, lamelle ở 121 oC, 20 phút. Cắt miếng thạch môi trường PDA có thể tích 1 cm3 đặt lên miếng lame, cấy vi nấm xung quanh miếng thạch đậy lamelle, nhỏ nước cất vô trùng vào giấy thấm, đậy nắp đĩa petri lại và ủ trong 72 giờ. Sau khi ủ, dùng kẹp vô trùng gắp nhẹ lamelle đặt lên một miếng lame 70 Phân lập và tuyển chọn các chủng vi nấm có khả năng chịu mặn thu thập tại Cần Giờ khác có chứa 1 giọt nước cất thanh trùng và xem hình thái vi thể dưới kính hiển vi (độ phóng đại 40X, 63X, 100X). Dựa vào các khóa phân loại nấm tiến hành phân loại dựa vào vi thể và đại thể. 2.4. Khảo sát khả năng chịu mặn của mẫu phân lập Cấy 3 điểm theo hình tam giác đều tương ứng v ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: