Danh mục

Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn Pseudomonas phát huỳnh quang có khả năng đối kháng với nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.15 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đã được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn ra dòng Pseudomonas phát huỳnh quang có khả năng đối kháng nấm R. solani Kuhn. Các mẫu đất thuộc vùng rễ của năm loại cây trồng (cây lúa, bắp, mía, hành và huệ) được thu trên địa bàn 5 huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Lai Vung và Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn Pseudomonas phát huỳnh quang có khả năng đối kháng với nấm Rhizoctonia solani Kuhn Năm 2021 Hội thảo Quốc gia Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 20 PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN VI KHUẨN Pseudomonas PHÁT HUỲNH QUANG CÓ KHẢ NĂNG ĐỐI KHÁNG VỚI NẤM Rhizoctonia solani Kuhn 1 Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ TÓM TẮT1 Nghiên cứu đã được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn ra dòng Pseudomonas phát huỳnh quang có khả năng đối kháng nấm R. solani Kuhn. Các mẫu đất thuộc vùng rễ của năm loại cây trồng (cây lúa, bắp, mía, hành và huệ) được thu trên địa bàn 5 huyện Tháp Mười, Thanh Bình, Tam Nông, Lai Vung và Lấp Vò thuộc tỉnh Đồng Tháp. Từ 80 mẫu đất thu thập, 39 dòng Pseudomonas phát huỳnh quang đã được phân lập và làm thuần. Kết quả đánh giá khả năng đối kháng cho thấy hầu hết các dòng Pseudomonas đều thể hiện khả năng đối kháng nấm R. solani với hiệu suất đối kháng từ 10,25 - 22,56%. Trong đó, ba dòng vi khuẩn TB.ND-1502, TB.ND-1701 và LV.ND-3202 thể hiện khả năng đối kháng cao hơn các dòng còn lại. Dòng vi khuẩn triển vọng LV.ND-3202 được chọn để khảo sát khả năng tạo sinh khối trong 3 loại môi trường nhân nuôi lỏng gồm King’s B, PMS và Succinate. Kết quả cho thấy môi trường King’s B lỏng cho mật số vi khuẩn cao nhất. Từ khóa: đối kháng, Pseudomonas phát huỳnh quang, Rhizoctonia solani. ABSTRACT Isolation and selection of fluorescent Pseudomonas strains having antagonistic ability to Rhizoctonia solani Kuhn The research was carried out to isolate and select antagonistic strains of fluorescent Pseudomonas against Rhizoctonia solani Kuhn. Soil samples of rhizophere of rice, maize, sugarcane, onion and tuberose plants were collected at 5 districts Thap Muoi, Thanh Binh, Tam Nong, Lai Vung and Lap Vo, Dong Thap province. From 80 soil samples, 39 strains of fluorescent Pseudomonas were isolated and purified. Results showed that most Pseudomonas strains had antagonistic ability against R. solani with antagonistic efficacy at approximately 10.25 - 22.56%. Among them, three strains of Người phản biện: ThS. Nguyễn Quốc Thái. 105 Lê Thanh Toàn và ctv. TB.ND-1502, TB.ND-1701 and LV.ND-3202 had higher antagonistic efficacy than other strains. The strain of LV.ND-3202 was chosen to evaluate biomass at 3 kinds of media including liquid King’s B, PMS and Succinate. The result indicated that the medium of liquid King’s B had highest bacterial density. Keywords: antagonistic, fluorescent Pseudomonas, Rhizoctonia solani. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ gây bệnh cây đang được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều. Chẳng hạn vi Tại Việt Nam, cây lúa là cây trồng khuẩn Pseudomonas monteilli vk58 có chủ lực với khoảng 2/3 dân số tập trung khả năng ức chế mạnh vi khuẩn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Ralstonia solanacearum (Lê Như Kiểu Thâm canh tăng vụ, lượng phân bón và và ctv., 2007). Tương tự, Lại Văn Ê thuốc hóa học được sử dụng ngày càng (2003) ghi nhận vi khuẩn Pseudomonas nhiều trên các ruộng lúa (Nguyễn Thị spp. có khả năng đối kháng với nấm Xuân Mai, 2016). Đây là những nguyên Fusarium sp. và R. solani Kuhn. Từ đó, nhân dẫn đến sự xuất hiện nhiều dịch nghiên cứu đã được thực hiện với mục bệnh trên lúa như bệnh cháy bìa lá, lúa tiêu phân lập và tuyển chọn các dòng vi von, đạo ôn hay đốm vằn. Trong đó, bệnh khuẩn vùng rễ Pseudomonas phát huỳnh đốm vằn do nấm Rhizoctonia solani Kuhn quang có khả năng đối kháng đối với được xem là bệnh hại lúa quan trọng ở nấm R. solani Kuhn. đồng bằng sông Cửu Long và thường xuyên có mặt trên đồng ruộng. Thuốc bảo 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP vệ thực vật được nông dân sử dụng để đối NGHIÊN CỨU phó bệnh đốm vằn vì thuốc có khả năng phòng trị bệnh với hiệu quả nhanh. 2.1. Nguồn nấm bệnh Nhưng việc lạm dụng thuốc hóa học là Nấm R. solani AG206 (có độc tính một trong những nguyên nhân gây ô cao) được cung cấp từ phòng thí nghiệm nhiễm môi trường, làm mất cân bằng hệ Phòng trừ Sinh học, Bộ môn Bảo vệ thực sinh thái tự nhiên, gây bùng phát và tái vật, Trường Đại học Cần Thơ. phát dịch hại, xuất hiện quần thể dịch hại kháng thuốc, đặc biệt là để lại tồn dư hóa 2.2. Thu thập mẫu đất, phân lập và chất trên nông sản, gây độc cho con xác định vi khuẩn Pseudomonas phát người và nhiều loài động vật. Vì vậy, huỳnh quang biện pháp sinh học đang được các nhà Các mẫu đất đã được thu thập ở 80 nghiên cứu quan tâm và đánh giá cao ruộng (cây lúa, bắp, mía, hành và huệ) tại trong quản lý bệnh, giúp cân bằng sinh các huyện Tháp Mười, Lai Vung, Tam học, bảo vệ môi trường và an toàn thực Nông và Thanh Bình, thuộc tỉnh Đồng phẩm cho con người. Trong đó, ứng dụng Tháp. Mẫu đất được bảo quản trong túi vi sinh vật có lợi như nhóm vi khuẩn nylon và đưa về phòng thí nghiệm, trữ ở Pseudomonas spp. để quản lý tác nhân 5ºC trước khi phân lập. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: