Danh mục

Phân lập vi sinh vật từ dạ dày bò định hướng ứng dụng xử lý rác thải nông nghiệp giàu cellulose

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 793.67 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tuyển chọn những chủng vi sinh vật có hiệu quả phân giải cellulose cao phù hợp cho định hướng ứng dụng sản xuất các chế phẩm xử lý chất thải nông nghiệp giàu cellulose.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân lập vi sinh vật từ dạ dày bò định hướng ứng dụng xử lý rác thải nông nghiệp giàu celluloseTạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 36A, 2018PHÂN LẬP VI SINH VẬT TỪ DẠ DÀY BÒ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG XỬ LÝ RÁC THẢI NÔNG NGHIỆP GIÀU CELLULOSE LÊ HỒNG THÍA, NGUYỄN VĂN ĐOÁN, CHÂU THỊ THẢO MY, LÂM TRÚC PHƯƠNG Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường, Trường đại học Công nghiệp Tp. Hồ Chí Minh lehongthia@iuh.edu.vnTóm tắt. Hệ vi sinh vật trong dạ dày bò rất phong phú, có vai trò chính trong việc tiêu hóa các loại thức ăngiàu cellulose. Nhằm tuyển chọn các chủng vi sinh vật có tiềm năng ứng dụng để phân hủy phế phẩm nôngnghiệp giàu cellulose, 37 chủng vi khuẩn và 4 chủng nấm phân lập từ dạ dày bò được kiểm tra các đặc tínhsinh lý và đặc điểm khuẩn lạc. Trong số đó, 18 chủng vi khuẩn và 3 chủng vi nấm có hoạt tính phân giảicellulose bằng enzyme ngoại bào khi được kiểm tra trên môi trường chứa carbomethyl cellulose (CMC).Năm chủng vi khuẩn và 2 chủng nấm có hoạt tính phân giải cellulose mạnh nhất, với chỉ số D/d>2.5 (đườngkính vòng phân giải/đường kính khuẩn lạc) đối với vi khuẩn D/d>1.5 đối với nấm mốc được lựa chọn vàđịnh bằng giải trình tự vùng gen 16S rRNA và ITS, theo thứ tự. Kết quả phân tích cho thấy, các chủng K9,Db1, T8, và Db7, N1 và N2 lần lượt là Bacillus flexus, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Acinetobactercalcoaceticus, Aspergillus versicolor và Aspergillus terreus với mức độ tin cậy trung bình và cao, có tiềmnăng ứng dụng để sản xuất các chế phẩm vi sinh vật phân giải phế phẩm nông nghiệp giàu cellulose.Từ khoá. 16S rRNA, cellulase, dạ dày bò, ITS, vi sinh vật phân giải cellulose. ISOLATION AND IDENTIFICATION OF RUMEN CELLULOLYTIC BACTERIA FOR AGRICULTURAL BYPRODUCT BIO-DEGRADATIONAbstract. Cow rumen microbes play an important role in cellulose digestion in animal nourishment. Toselect potential microorganisms for cellulose bio-degradation in agricultural byproducts, thirty-sevenbacteria strains and four mold strains which were isolated from the cow rumen were identified and describedcharateristics and physiology of colony and cells. Among them, eighty bacteria strains and three moldstrains showed cellulose-degrading activities on carbomethyl cellulose (CMC) medium. Five bacteriastrains and two mold strains with highest of cellulose-degrading activities, due to hydrolyzed CMC halosdiameters/colony diameter >2.5 for bacteria and >1.5 for molds, were selected for identify by 16S rRNAor ITS, respectively, gene sequencing. The results indicated that K9, Db1, T8, và Db7, N1 and N2 strainswere Bacillus flexus, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Acinetobacter calcoaceticus, Aspergillusversicolor và Aspergillus terreus, respectively, with similarity index at medium and high level.Keywords. 16S rRNA, cellulase, cellulolytic bacteria, cow rumen, ITS.1 GIỚI THIỆUViệt Nam là một trong những quốc gia có nền nông nghiệp phát triển. Cùng với xu hướng phát triển, hằngnăm lượng phế phẩm từ quá trình chế biến các sản phẩm nông sản, thực phẩm là rất lớn, nhất là các phếphẩm giàu cellulose, với khoảng gần 900 triệu tấn [1, 2]. Lượng chất thải này đã và đang gây khó khăn choviệc xử lý, đe dọa ô nhiễm môi trường với những địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp [3].Bên cạnh đó, một số thói quen xử lý chất thải giàu cellulose như đốt, chôn lấp thường gây hậu quả nghiêmtrọng tới môi trường đất, không khí, hệ vi sinh vật, cây trồng [4, 5].Dạ dày của động vật nhai lại không có các tuyến tiêu hoá nhưng có vai trò rất quan trọng, không những lànơi chứa thức ăn mà ở đây còn xảy ra rất nhiều quá trình phân giải và phản ứng hoá học giúp cho việc tiêuhoá chất xơ như quá trình lên men, phân giải các chất hữu cơ, tổng hợp và hấp thu các chất dinh dưỡng [6,7]. Khác với động vật có dạ dày đơn như lợn, ngựa, dạ dày bò có cấu tạo phức tạp gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổong, dạ lá sách và dạ múi khế. Dạ cỏ ở trâu bò trưởng thành chiếm tới 80-90% dung tích toàn bộ dạ dày và70-75% dung tích cơ quan tiêu hoá. Lông nhung ở thành dạ cỏ rất phát triển đã làm tăng bề măt tiếp xúc© 2018 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh PHÂN LẬP VI SINH VẬT TỪ DẠ DÀY BÒ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG XỬ LÝ RÁC THẢI 87 NÔNG NGHIỆP GIÀU CELLULOSEvới thức ăn lên nhiều lần. Trong dạ cỏ trâu bò có một lượng lớn vi sinh vật bao gồm vi khuẩn, vi nấm,protozoa [8]. Từ năm 1941 cho đến nay, những công trình nghiên cứu đã cho thấy có tới hơn 200 loài vikhuẩn dạ cỏ đã được mô tả [9]. Tổng số vi khuẩn có trong dạ cỏ thường vào khoảng 109-1010 tế bào/g chấtchứa dạ cỏ. Trong dạ cỏ vi khuẩn ở thể tự do chiếm khoảng 25-30%, số còn lại bám vào các mẩu thức ăn,trú ngụ ở các nếp gấp biểu mô và bám vào protozoa [8]. Nhờ hoạt động của hệ vi sinh vật này, thức ăn giàucellulose được tiêu hoá và tạo thành các chất dinh dưỡng như acid béo, acid amin, vitamin [10]. Hệ vi sinhvật trong dạy dày động vật nhai lại được đánh giá có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong việc xử lý phế phụphẩm nông nghiệp giàu cellulose [11].Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tuyển chọn những chủng vi sinh vật có hiệu quả phân giải cellulosecao phù hợp cho định hướng ứng dụng sản xuất các chế phẩm xử lý chất thải nông nghiệp giàu cellulose.2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Vật liệu nghiên cứuCác mẫu dạ dày bò được thu nhận từ Trại giết mổ tập trung tỉnh Đồng Nai. Mẫu dạ dày được bảo quản ở4oC trong các thùng giữ lạnh với các túi đá khô suốt trong quá trình vận chuyển. Các mẫu đưa về phòngthí nghiệm được bảo quản trong tủ lạnh ở 4oC cho đến khi sử dụng để phân lập vi sinh vật và không bảoquản quá 24 giờ.2.2 Phương pháp nghiên cứuPhân lập vi sinh vật phân giải celluloseCác chủng vi sinh vật trong dịch dạ dày bò được phân lập trên môi trường cơ bản chứa nguồn carbon duynhất là carboxymethyl cellulose (CMC), với thành phần b ...

Tài liệu được xem nhiều: