Con người và động vật Con người từ lúc được hình thành hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Loài vượn người, do sử dụng thịt thú rừng chín mà bộ não ngày càng phát triển, dần dần tách khỏi thú hoang dại mà trở thành con người. Con người đã sử dụng các phương tiện săn bắt còn thô sơ như đuổi, vây, dồn động vật vào hang hố hay hồ nước rồi tìm cách bắt và giết chết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân loại động vậttrình nông nghiệp, phân loại côn trùng, quá trình phát triển của côn trùng, phương thức sinh sản của côn trùng Phân loại động vậtTỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI ĐỘNG VẬTI. Con người và động vậtCon người từ lúc được hình thành hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên. Loàivượn người, do sử dụng thịt thú rừng chín mà bộ não ngày càng phát triển,dần dần tách khỏi thú hoang dại mà trở thành con người. Con người đã sửdụng các phương tiện săn bắt còn thô sơ như đuổi, vây, dồn động vật vàohang hố hay hồ nước rồi tìm cách bắt và giết chết. Về sau khoảng ba vạnnăm trước Công nguyên, loài người mới biết dùng lao, cung tên và một vàicạm bẫy thô sơ để bắt thú - Con người thời đại đồ đá đã biết rõ những loàiđộng vật như ngựa, bò rừng. tê giác, voi, trâu rừng là nhưng thú ăn thịt màhọ săn bắt, cũng như họ đã biết các loài chim như Gà rừng, Trĩ, Công, Vịt,Ngỗng... là những loài chim cho thịt ngon.Nhiều dấu tích khảo cổ học đã chứng minh là con người đã săn bắt chim thúrừng để lấy thịt từ những thời đại xa xưa... Trong quá trình tăng trưởng về số lượng, mối cân bằng giữa con người và động vật đã không còn giữ vững được như trước - Con người đã dùng mọi hình thức có thể từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hiện đại để săn bắt các loài động vật trên cạn ở rừng cao cũng như ở đồi núi và đông bằng, cho tới các động vật ở nước, từ suối, sông, ao, hồ đến biển sâu..Chính vì tác động của con người như vậy mà số lượng động vật đã thay đổihằng năm. Có những loài trở thành hiếm, có loài đang có nguy cơ bị tiêu diệttrên toàn thế giới. Nhưng con người cũng đã chủ động thuần hoá để chănnuôi từ những loài thú đầu tiên như chó, mèo, ngựa, lợn, bò, thỏ... cho đếncác loài chim như Bồ câu, Gà, Vịt... Rồi khi biết được lợi ích của nhiều loàiđộng vật khác, người ta đã bắt để nuôi như Ong, Hươu, Nai, Khỉ, Tắc kè,Trăn, Rắn. Cóc...II. Sự phân loại thế giới động vậtLoài người đã có nhu cầu sắp xếp các loài động vật được quan sát từ rất lâu.Đó là sự phân loại; sự phân loại này đã được chỉnh lý dần dưới ánh sáng củakhoa học hiện đại để có hệ thống phân loại mà ngày nay chúng ta đã biết.Thông thường, người ta chia giới động vật, nghĩa là tổng hợp tất cả các loàiđộng vật thành có xương sống và không xương sống. Các động vật có xươngsống đều có một bộ xương bao gồm một cột sống do các đốt sống tạo thành,còn các động vật không xương sống không có một cột sống như vậy. Thựctế lại rất phức tạp, bởi giữa các loài động vật có xương sống bao gồm cả cá,lưỡng cư, bò sát, chim và thú chỉ chiếm phần rất ít của giới động vật, khoảng40.000 loài trên tổng số khoảng 1.100.000 loài (hay hơn nữa).Các ngành:Trong hệ thống phân loại, người ta chia ra các ngành. Ví dụ ngành Có dâysống gồm nhưng động vật có một dây sống (ít nhất cũng là ở trạng thái thai),một loại que mềm dịu, tiền thân của cột sống. Do các loài động vật có dâysống không nhiều nên người ta xếp chúng vào một ngành. Ngành là một đơnvị lớn của thế giới động vật. Mỗi ngành được đặc trưng bởi một cấu trúc giảiphẫu xác định. Các ngành khác thuộc về động vật không xương sống. Cácngành quan trọng là ngành Thân mềm (thường có một vỏ cứng bao bọc),ngành Da gai (trong đó có Sao biển), ngành Chân khớp (với thân có giáp:côn trùng, giáp xác, nhện...) và ngành Ruột khoang (trong đó có San hô,Sứa)...Có những sự sai khác lớn trong cấu tạo giải phẫu của dại diện các ngànhnày. Ví như, phần lớn các động vật có cấu tạo đối xứng hai bên, thì Da gai,Ruột khoang có đối xứng toả tròn, nghĩa là sắp xếp quanh một trục. Các loàiChân khớp và cả Giun đốt (như Giun đất, đỉa...) có cấu trúc chia đốt; cơ thểcủa chúng gồm một số đốt liên tiếp, chứa hầu như các cơ quan giống nhau.Các lớp, bộ, họ, chi, loài, giống:Mỗi ngành lại được chia ra các lớp, bao gồm các bộ và cứ tiếp tục như thế.Ví dụ các loài chim Bồ câu có tên chữ Latinh (có giá trị quốc tế) là Columbado Linné (Carl Linnaeus) , nhà sinh vật học Thụy Điển, đặt ra năm 1758,gồm có Bồ câu rừng (Gầm ghì đá) - Columba livia Gmelin , Bồ câu nhà -Columba livia domestica Gmelin và Bồ câu nâu - Columba punicea(Blyth). Trong mỗi tên các loài, thì chữ đầu là tên chi (Genus), chữ thứ hailà tên loài (Species) được xác định, còn tên thứ ba là tên nhà động vật học đãmô tả loài đó, có khi người ta thêm cả năm mô tả để tiện việc xác định và tracứu. Như trên, chi Columba bao gồm các loài Bồ câu rừng, Bồ câu nhà, Bồcâu nâu. Chi Columba và một số chi khác lân cận như Streptopelia ,Treron... họp thành họ Bồ câu Columbidae. Họ này nằm trong bộ Bồ câuColumbiformes , thuộc lớp Chim AvesTên khoa học của sinh vật được viết bằng tiếng Latin được khởi sướng bởiCarl Linnaeus, nhà thực vật học Thụy Điển. Cũng giống như tiếng Việt nógợi cho chúng ta hình dáng của loài vật, ví dụ Columbia punicea , tên gọichim Bồ câu nâu (từ chữ puniceus có nghĩa là nâu), hoặc nơi sinh sống vàtập quán, ví dụ Bồ câu nhà - Columbia livia domestica (do ...