Danh mục

PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 2

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.37 MB      Lượt xem: 28      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay thi trắc nghiệm là một hình thức thi rất phổ biến tại các nước trên thế giới. Nhờ vào đặc điểm luôn có sự rõ ràng của đáp án mà những tranh cãi nhọc nhằn trong việc tính điểm được giảm đi rất nhiều. Điều này dẫn đến việc nâng cao tính chính xác, khách quan trong việc đưa ra kết quả bài thi. Bên cạnh đó thời gian để chấm từng bài thi trắc nghiệm là tương đối nhanh, cho nên sẽ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHẦN MỀM THIẾT KẾ VÀ CHẤM ĐIỂM TỰ ĐỘNG BIỂU MẪU THI TRẮC NGHIỆM - 2 Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm LỜI MỞ ĐẦU Hiện nay thi trắc nghiệm là một hình thức thi rất phổ biến tại các nước trên thế giới. Nhờ vào đặc điểm luôn có sự rõ ràng của đáp án mà những tranh cãi nhọc nhằn trong việc tính điểm được giảm đi rất nhiều. Điều này dẫn đến việc nâng cao tính chính xác, khách quan trong việc đưa ra kết quả bài thi. Bên cạnh đó thời gian để chấm từng bài thi trắc nghiệm là tương đối nhanh, cho nên sẽ làm tăng tính hiệu quả trong việc tổ chức thi cử. Hình thức thi trắc nghiệm thường được áp dụng cho các môn học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, các môn ngoại ngữ, tức những dạng kiến thức không đòi hỏi ở khả năng tự luận. Do đó, nền giáo dục của nước ta hiện nay đã ý định chuyển những môn thi có thể sang hình thức trắc nghiệm vào năm 2007, 2008. Đối với Khoa Công Nghệ Thông Tin cùng những Khoa khác của trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên TP. HCM cũng vậy, việc chuyển đổi những môn thi thích hợp sang thi trắc nghiệm là một quy luật tất yếu, nhằm có thể đánh giá chính xác hơn kiến thức của sinh viên (tuy rằng đã có một số môn được áp dụng sang thi trắc nghiệm - chẳng hạn như tiếng Anh, Hợp Ngữ...). Mặc dù đã được ghi nhận nhiều về những ích lợi như vậy, thế nhưng, hình thức thi này đến nay vẫn chưa thể được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Các giải pháp – bao gồm bộ thiết bị chuyên dụng và phần mềm đi kèm – thường có giá thành khá cao, chỉ thích hợp cho các kỳ thi lớn và quan trọng. Ngoài ra, còn phải kể đến sự cứng nhắc trong định dạng của các mẫu bài thi. Điều này có nghĩa rằng mẫu thi phải cố định, đối với mỗi thiết bị chấm chỉ dùng được cho các mẫu có sẵn của riêng thiết bị đó mà thôi. Từ những bất cập như trên, giải pháp được luận văn lựa chọn là tận dụng các thiết bị thường thấy trong điều kiện Việt Nam để áp dụng vào việc thi trắc nghiệm. Đó chính là những chiếc máy tính cá nhân, máy scan đang được sử dụng rộng rãi hàng ngày trong từng công sở, trường học, thậm chí ngay cả các hộ gia đình. Chúng sẽ đóng vai trò như những thiết bị đầu vào và xử lý cho quá trình chấm thi. Khi sử -9- Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm dụng các thiết bị này, hình thức thi trắc nghiệm sẽ giảm được giá thành, cũng như tăng thêm tính khả dụng, khi có thể áp dụng tại hầu hết mọi nơi tại Việt Nam. Luận văn này gồm 4 chương có nội dung như sau: o Chương 1. Tổng quan: giới thiệu bối cảnh, lý do thực hiện đề tài cũng như các giải pháp hiện thời có liên quan, từ đó rút ra hướng tiếp cận của luận văn để thực hiện đề tài. o Chương 2. Cơ sở lý thuyết: trình bày sơ lược về các lý thuyết của xử lý ảnh, của mạng nơron, cũng như ứng dụng của chúng trong đề tài. o Chương 3. Thiết kế phần mềm: tài liệu phân tích và thiết kế chương trình. o Chương 4. Thực nghiệm, đánh giá và tổng kết: nêu đánh giá về toàn bộ đề tài, trình bày những kết quả đã đạt được cũng như các hạn chế của đề tài, từ đó đề xuất những hướng nghiên cứu trong tương lai. - 10 - Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Yêu cầu thực tế và lý do thực hiện đề tài: Trong những năm gần đây, việc thi cử luôn là một chủ đề thời sự rất được quan tâm. Chuyện gian lận quay cóp trong các kỳ thi, kết quả điểm thi không chính xác, thường theo ý kiến chủ quan của người chấm thi dẫn đến việc khiếu kiện, đáp án kỳ thi tuyển sinh không nhất quán, rõ ràng, v.v..., hầu như năm nào cũng xảy ra, gây nhiều bức xúc. Do đó, nhu cầu cần có một phương pháp thi – chủ yếu áp dụng với các môn khoa học tự nhiên - cho kết quả chính xác hơn được đặt ra. Trong bối cảnh đó, thi trắc nghiệm - dạng thi mà mỗi bài thi có một đáp án rõ ràng kèm theo – là một giải pháp được nhắc đến. Đối với một kỳ thi trắc nghiệm được tổ chức và quản lý tốt, minh bạch, kết quả thi của thí sinh sẽ khách quan, không còn phụ thuộc nhiều vào người chấm bài nữa. Ngoài ra, việc chấm thi sẽ mau lẹ. Tuy nhiên, câu hỏi lại được đặt ra rằng: khi phương pháp thi trắc nghiệm có những ưu điểm như vậy nhưng tại sao vẫn chưa được phổ biến ở Việt Nam. Bộ Giáo Dục Việt Nam đã từng có ý định chuyển các môn thi thích hợp trong kỳ thi tuyển sinh đại học sang hình thức thi trắc nghiệm, thế rồi đã phải dời lại cho đến tận năm 2008, cột mốc mà đến giờ hiện vẫn còn chưa chắc chắn. Ngay như Khoa Công Nghệ Thông Tin của trường Khoa Học Tự Nhiên của chúng ta, tuy đã áp dụng ở một số môn như Tiếng Anh, Hợp Ngữ..., thi trắc nghiệm vẫn còn tương đối xa lạ. Sau khi phân tích đi tìm các nguyên nhân, ta nhận thấy rằng dù đã từng áp dụng thi trắc nghiệm ở một số môn tại nhiều nơi, thế nhưng nước ta vẫn còn thực hiện cách thức chấm bài thủ công, nguyên nhân chính là do ở kinh phí. Và vì chấm như vậy, cho nên kết quả được đưa ra rất chậm và đôi lúc còn chưa khách quan (do người chấm nhầm lẫn trong lúc chấm ...), không đảm bảo được tính chính xác như bản chất của hình thức thi trắc nghiệm. Trong khi đó, để có thể chấm tự động, đòi - 11 - Phần mềm thiết kế và chấm điểm tự động biểu mẫu thi trắc nghiệm hỏi phải có thiết bị chuyên dụng với giá thành tương đối cao (vì thường có giải pháp phần mềm riêng đi kèm). Muốn vậy, kỳ thi phải lớn và thu lệ phí đầu vào cao. Điều này là không khả thi trong điều kiện của Việt Nam. Tiếp nữa, các mẫu bài thi có sẵn cho các thiết bị chuyên dụng đó thường cố định, không khả chuyển, việc tạo ra các mẫu mới là có nhưng khá khó khăn, phức tạp và tốn kém. Do vậy, đòi hỏi cần có một giải pháp giải quyết toàn diện các bất cập đó là một đòi hỏi chính đáng. 1.2 Mục t ...

Tài liệu được xem nhiều: