Phân tích ảnh hưởng của hoạt động đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh tại các ngân hàng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Số trang: 14
Loại file: pdf
Dung lượng: 391.93 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của hoạt động đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng dựa trên dữ liệu thu thập được từ 14 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn kể từ khi các ngân hàng bắt đầu niêm yết trên HOSE đến thời điểm ngày 31/12/2020. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích ảnh hưởng của hoạt động đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh tại các ngân hàng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Working Paper 2021.1.5.03 - Vol 1, No 5 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn An Huy1 Sinh viên K56 Ngân hàng - Khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam Kim Hương Trang Giảng viên Khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của hoạt động đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng dựa trên dữ liệu thu thập được từ 14 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn kể từ khi các ngân hàng bắt đầu niêm yết trên HOSE đến thời điểm ngày 31/12/2020. Phân tích kết quả mô hình hồi quy đa biến, nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của hoạt động đổi mới sáng tạo sản phẩm đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Hoạt động đổi mới sáng tạo tổ chức có tác động ngược chiều đến kết quả kinh doanh trong khi hoạt động đổi mới sáng tạo quy trình trong nghiên cứu không thể hiện mối quan hệ với kết quả kinh doanh của ngân hàng. Từ khóa: Đổi mới sáng tạo, ngân hàng, kết quả kinh doanh, Việt Nam. ANALYZE THE IMPACT OF INNOVATION ACTIVITIES ON BUSINESS RESULTS OF BANKS LISTED ON THE HO CHI MINH STOCK EXCHANGE Abstract We conducted this research to aim at evaluating the impact of innovation activities on the business results of banks based on the data collected from 14 banks listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE) during the period from when banks started listed on HOSE to December 31, 2020. By analyzing the results of the multiple regression model, this research has indicated the positive influence of product innovation activities on the banks’ business results. Organizational innovation activities have negatively impacted business results, while process innovation activities in this research have not revealed the relationship with the business results of banks. Keywords: Innovation, banks, business results, Vietnam. 1 Tác giả liên hệ, Email: anhuy29101999@gmail.com FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 5 (08/2021) | 36 1. Giới thiệu về nghiên cứu Hoạt động đổi mới sáng tạo đã và đang trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia (Phùng, 2013). Chính vì vậy mà nhiều nước trên thế giới đều coi hoạt động đổi mới sáng tạo là trung tâm của chiến lược phát triển cũng như rất chú trọng đến chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Lê, 2019). Không nằm ngoài xu thế trên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW “về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” giúp phát triển và nâng cao năng lượng đổi mới sáng tạo quốc gia, coi đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, hoạt động đổi mới sáng tạo còn là một trong các nhân tố mang tính quyết định giúp doanh nghiệp tạo ra các giá trị và duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường thay đổi nhanh chóng và phức tạp hiện nay (Ranjit, 2004). Chính vì thế, các lãnh đạo doanh nghiệp đều thể hiện sự quan tâm đến hoạt động đổi mới sáng tạo và đầu tư nhiều hơn vào hoạt động này với kỳ vọng đem lại lợi tức đầu tư cao (Porter, 1999). Ngành tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng cũng đã chứng kiến sự chuyển đổi nhanh chóng trong suốt 2 thập kỉ qua nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động đổi mới sáng tạo, đặc biệt là tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (Ratten, 2008; Rishi & Saxena, 2004). Hàng loạt dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng với giá trị gia tăng ngày càng đa dạng đã được phát triển trong suốt thời gian qua, ví dụ như ATM, ngân hàng điện thoại (mobile banking), ngân hàng trực tuyến (internet banking), thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance), thanh toán hoá đơn... (Malik, 2014). Tại Việt Nam, hoạt động đổi mới sáng tạo của ngành ngân hàng cũng được thể hiện một cách rõ rệt thông qua các sản phẩm, dịch vụ mới như ngân hàng tự phục vụ (SSB) Livebank của TPBank, không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab của Vietcombank, khu trải nghiệm giao dịch ngân hàng điện tử E-Zone của BIDV...và các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại (mobile banking) như F@st mobile của Techcombank, ACB Online của ACB, My Ebank của Sacombank,… Nhìn chung, sự tiến bộ trong công nghệ đã kéo theo sự thay đổi về hành vi người dùng trong mọi khía cạnh của đời sống, từ nơi làm việc, hoạt động giải trí, giao tiếp cho đến các mối quan hệ cá nhân. Những thay đổi này có tác động mạnh mẽ trong các ngành dịch vụ, nơi mà khía cạnh thông tin là vô cùng quan trọng (Miles, 2000), và ngân hàng là tâm điểm trong quá trình thay đổi ấy bởi sự gắn liền mật thiết đến thông tin và tiền tệ (González & Francisco, 2011). Hoạt động đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng sẽ giúp gia tăng hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ và thoả mãn các nhu cầu cá nhân đối với từng khách hàng (Wachira, 2013), giảm thiểu chi phí trong việc lưu trữ, xử lý và truyền thông tin bằng cách số hoá, tối ưu hoá các quy trình dựa trên việc phân tích các dữ liệu thực tế (González & Francisco, 2011). Tuy nhiên, sự tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ tại ngân hàng không phải lúc nào cũng song hành với quy trình ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích ảnh hưởng của hoạt động đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh tại các ngân hàng niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Working Paper 2021.1.5.03 - Vol 1, No 5 PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn An Huy1 Sinh viên K56 Ngân hàng - Khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Ngoại Thương, Hà Nội, Việt Nam Kim Hương Trang Giảng viên Khoa Tài chính ngân hàng Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, Việt Nam Tóm tắt Chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tác động của hoạt động đổi mới sáng tạo đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng dựa trên dữ liệu thu thập được từ 14 ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn kể từ khi các ngân hàng bắt đầu niêm yết trên HOSE đến thời điểm ngày 31/12/2020. Phân tích kết quả mô hình hồi quy đa biến, nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hưởng tích cực của hoạt động đổi mới sáng tạo sản phẩm đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Hoạt động đổi mới sáng tạo tổ chức có tác động ngược chiều đến kết quả kinh doanh trong khi hoạt động đổi mới sáng tạo quy trình trong nghiên cứu không thể hiện mối quan hệ với kết quả kinh doanh của ngân hàng. Từ khóa: Đổi mới sáng tạo, ngân hàng, kết quả kinh doanh, Việt Nam. ANALYZE THE IMPACT OF INNOVATION ACTIVITIES ON BUSINESS RESULTS OF BANKS LISTED ON THE HO CHI MINH STOCK EXCHANGE Abstract We conducted this research to aim at evaluating the impact of innovation activities on the business results of banks based on the data collected from 14 banks listed on the Ho Chi Minh Stock Exchange (HOSE) during the period from when banks started listed on HOSE to December 31, 2020. By analyzing the results of the multiple regression model, this research has indicated the positive influence of product innovation activities on the banks’ business results. Organizational innovation activities have negatively impacted business results, while process innovation activities in this research have not revealed the relationship with the business results of banks. Keywords: Innovation, banks, business results, Vietnam. 1 Tác giả liên hệ, Email: anhuy29101999@gmail.com FTU Working Paper Series, Vol. 1 No. 5 (08/2021) | 36 1. Giới thiệu về nghiên cứu Hoạt động đổi mới sáng tạo đã và đang trở thành động lực chính thúc đẩy sự phát triển kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của các quốc gia (Phùng, 2013). Chính vì vậy mà nhiều nước trên thế giới đều coi hoạt động đổi mới sáng tạo là trung tâm của chiến lược phát triển cũng như rất chú trọng đến chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Lê, 2019). Không nằm ngoài xu thế trên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TW “về một số chủ trương, chính sách, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4” giúp phát triển và nâng cao năng lượng đổi mới sáng tạo quốc gia, coi đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế. Không chỉ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế của đất nước, hoạt động đổi mới sáng tạo còn là một trong các nhân tố mang tính quyết định giúp doanh nghiệp tạo ra các giá trị và duy trì lợi thế cạnh tranh trong môi trường thay đổi nhanh chóng và phức tạp hiện nay (Ranjit, 2004). Chính vì thế, các lãnh đạo doanh nghiệp đều thể hiện sự quan tâm đến hoạt động đổi mới sáng tạo và đầu tư nhiều hơn vào hoạt động này với kỳ vọng đem lại lợi tức đầu tư cao (Porter, 1999). Ngành tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng cũng đã chứng kiến sự chuyển đổi nhanh chóng trong suốt 2 thập kỉ qua nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động đổi mới sáng tạo, đặc biệt là tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (Ratten, 2008; Rishi & Saxena, 2004). Hàng loạt dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng với giá trị gia tăng ngày càng đa dạng đã được phát triển trong suốt thời gian qua, ví dụ như ATM, ngân hàng điện thoại (mobile banking), ngân hàng trực tuyến (internet banking), thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh toán quốc tế, phân phối bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance), thanh toán hoá đơn... (Malik, 2014). Tại Việt Nam, hoạt động đổi mới sáng tạo của ngành ngân hàng cũng được thể hiện một cách rõ rệt thông qua các sản phẩm, dịch vụ mới như ngân hàng tự phục vụ (SSB) Livebank của TPBank, không gian giao dịch công nghệ số Digital Lab của Vietcombank, khu trải nghiệm giao dịch ngân hàng điện tử E-Zone của BIDV...và các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại (mobile banking) như F@st mobile của Techcombank, ACB Online của ACB, My Ebank của Sacombank,… Nhìn chung, sự tiến bộ trong công nghệ đã kéo theo sự thay đổi về hành vi người dùng trong mọi khía cạnh của đời sống, từ nơi làm việc, hoạt động giải trí, giao tiếp cho đến các mối quan hệ cá nhân. Những thay đổi này có tác động mạnh mẽ trong các ngành dịch vụ, nơi mà khía cạnh thông tin là vô cùng quan trọng (Miles, 2000), và ngân hàng là tâm điểm trong quá trình thay đổi ấy bởi sự gắn liền mật thiết đến thông tin và tiền tệ (González & Francisco, 2011). Hoạt động đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng sẽ giúp gia tăng hiệu quả trong việc cung cấp dịch vụ và thoả mãn các nhu cầu cá nhân đối với từng khách hàng (Wachira, 2013), giảm thiểu chi phí trong việc lưu trữ, xử lý và truyền thông tin bằng cách số hoá, tối ưu hoá các quy trình dựa trên việc phân tích các dữ liệu thực tế (González & Francisco, 2011). Tuy nhiên, sự tiến bộ nhanh chóng trong công nghệ tại ngân hàng không phải lúc nào cũng song hành với quy trình ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đổi mới sáng tạo Ngân hàng niêm yết Giao dịch chứng khoán Năng lực cạnh tranh Giao dịch công nghệ sốGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu Hợp đồng thuê khoán khảo sát
3 trang 359 0 0 -
500 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CĂN BẢN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
69 trang 202 0 0 -
25 trang 172 0 0
-
7 trang 152 0 0
-
Ứng dụng mô hình ARIMA-GARCH để dự báo chỉ số VN-INDEX
9 trang 146 1 0 -
104 trang 140 0 0
-
Giải thuật ngữ Chứng khoán, Môi giới, Đầu tư
217 trang 132 0 0 -
Những thách thức đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam và giải pháp khắc phục
13 trang 120 0 0 -
Bài giảng Phát triển vùng và địa phương: Bài 1 - Nguyễn Xuân Thành
10 trang 110 0 0 -
68 trang 104 0 0