Danh mục

Phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên học sinh tại tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 792.37 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

WISC-V là một trong các công cụ sử dụng trong đánh giá nhận thức, trí thông minh của trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi 11 tháng. Bài viết này trình bày kết quả phân tích một số bằng chứng về độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên 176 khách thể là học sinh từ lớp 1 đến lớp 11 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên học sinh tại tỉnh Thừa Thiên HuếHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0043Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 224-231This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY VÀ ĐỘ HIỆU LỰC CỦA TRẮC NGHIỆM TRÍ THÔNG MINH WISC-V TRÊN HỌC SINH TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Đào Minh Đức Khoa Tâm lí Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. WISC-V là một trong các công cụ sử dụng trong đánh giá nhận thức, trí thông minh của trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi 11 tháng. Bài viết này trình bày kết quả phân tích một số bằng chứng về độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên 176 khách thể là học sinh từ lớp 1 đến lớp 11 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉ lệ nam và nữ là 50%. Kết quả nghiên cứu chỉ ra hệ số Alpha của toàn thang đo (0,91) và từng tiểu thang đo: Xếp khối (0,81), Tương đồng (0,92), Ma trận (0,94), Nhớ dãy số (0,87), Mã hóa (0,91), Từ vựng (0,92), Trọng lượng hình ảnh (0,93); Ghép hình (0,94), Nhớ hình ảnh (0,89), Tìm biểu tượng (0,90), Số học (0,93), Nhớ chữ số (0,76). Các tiểu thang đo có sự tương quan chặt chẽ, tập hợp theo 5 nhóm nhân tố. Các bằng chứng trong nghiên cứu cho thấy, trắc nghiệm trí thông minh WISC-V có giá trị sử dụng trong nghiên cứu và đánh giá lâm sàng trên nhóm khách thể tham gia nghiên cứu. Từ khóa: WISC-V, trắc nghiệm trí thông minh WISC-V, độ tin cậy, độ hiệu lực, hệ số Alpha của WISC-V.1. Mở đầu Một trong các công cụ đánh giá nhận thức của lứa tuổi học sinh là trắc nghiệm trí thôngminh (Wescher Intelligence Scale for Children phiên bản thứ 5- WISC-V) sử dụng để đánh giátrí thông minh của trẻ em từ 6 đến 16 tuổi 11 tháng (Weschler, 2014a). Trắc nghiệm trí thôngminh WISC-V được xây dựng dựa trên lí thuyết của Cattel - Horn - Carroll (CHC). Lí thuyếtCHC là mô hình hệ thống các năng lực trí tuệ chung trong mối liên quan với các khía cạnh nănglực học tập (Weschler, 2014b). WISC là thang khả năng nhận thức được biết đến trên toàn thếgiới. WISC-V được phát triển để đánh giá toàn diện hoạt động trí tuệ nói chung, bao gồm: Xácđịnh học sinh trong trường có khuyết tật học tập cụ thể và chất lượng dịch vụ giáo dục; Xácđịnh trẻ khuyết tật trí tuệ hoặc năng khiếu; Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt độngnhận thức; Đánh giá tác động của chấn thương não (Kranzler, J. H., Benson, N., & Floyd, R. G.(2016). WISC đã được sửa đổi thường xuyên trong bảy thập kỉ qua, kết hợp những tiến bộ tronglĩnh vực đánh giá trí tuệ, cập nhật hệ điểm chuẩn để phù hợp với thay đổi trình độ của dân số,cập nhật nội dung các mục đánh giá để phù hợp với thay đổi về văn hóa và công nghệ, và để đápứng nhu cầu thực tế và lâm sàng của xã hội hiện đại. Tại Việt Nam, trắc nghiệm WISC đã được sử dụng nhiều và đây là công cụ phổ biến đểđánh giá trí thông minh trên trẻ em Việt Nam, là công cụ nghiên cứu để đưa ra các kết luận khoahọc và đánh giá lâm sàng đưa ra các can thiệp trị liệu. Năm 2011, Đại học Giáo dục thuộc Đạihọc Quốc gia là một trong các bên tham gia nghiên cứu về hiệu quả của trắc nghiệm WISC-IVNgày nhận bài: 4/3/2020. Ngày sửa bài: 16/3/2020. Ngày nhận đăng: 24/3/2020.Tác giả liên hệ: Đào Minh Đức. Địa chỉ e-mail: minhduc1174@hnue.edu.vn224 Phân tích độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm trí thông minh WISC-V trên học sinh...tại Việt Nam, đã tiến hành tập huấn sử dụng trắc nghiệm WISC-IV sử dụng đo lường trí thôngminh trên khách thể tại Việt Nam, cung cấp chỉ số FSIQ và 4 chỉ số phụ: Tư duy hiểu lời nói Tưduy tri giác, Trí nhớ làm việc và Tốc độ xử lí. Đến năm 2015, Khoa Tâm lí Giáo dục, TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội đã phối hợp với Đại học Saint John ở Mỹ tổ chức tập huấn về sử dụngtrắc nghiệm WISC-V tại Việt Nam. Năm 2019, Viện Tâm lí học lâm sàng đã tiến hành thíchứng trắc nghiệm WISC-V trên 814 khách thể và đưa vào ứng dụng nghiên cứu khoa học và đánhgiá lâm sàng tại Việt Nam. Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu về hiệu quả thực tiễn về độ tin cậy, độ hiệu lực của trắcnghiệm trí thông minh WISC-V trên trẻ em từ 6 tuổi đến 16 tuổi 11 tháng, tương ứng với lớp 1đến lớp 11 tại Tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này là một phần trong nghiên cứu về độ tincậy và độ hiệu lực của WISC-V trên trẻ em Việt Nam của Viện Tâm lí học lâm sàng tháng 12năm 2019 mà tác giả là 1 trong các thành viên tham gia nghiên cứu. Nghiên cứu này hướng tớilàm phong phú thêm kho tàng các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam về trí thông minh và bổ sungcác số liệu nghiên cứu về đánh giá trí thông minh dựa trên WISC-V tại Việt Nam.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khách thể, công cụ và phân tích số liệu2.1.1. Khách thể và công cụ nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: