Phân tích lỗi sai khi sử dụng trợ từ: Nghiên cứu trường hợp sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, trường Đại học Thủ Dầu Một
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 1,015.57 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu này đã phân tích các lỗi sai khi sử dụng trợ từ của sinh viên học Ngành Ngôn ngữ Hàn, trường Đại học Thủ Dầu Một theo trình độ sơ cấp và trung cấp và đề xuất hàm ý giải pháp giảng dạy trợ từ hiệu quả. Tác giả đã sử dụng, quan sát 120 bài viết của sinh viên, quan sát và phân tích lỗi sai trợ từ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích lỗi sai khi sử dụng trợ từ: Nghiên cứu trường hợp sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, trường Đại học Thủ Dầu Một PHÂN TÍCH LỖI SAI KHI SỬ DỤNG TRỢ TỪ:NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN QUỐC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Trần Thị Thanh Hằng 1 1. Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Nghiên cứu này đã phân tích các lỗi sai khi sử dụng trợ từ của sinh viên học Ngành Ngôn ngữHàn, trường Đại học Thủ Dầu Một theo trình độ sơ cấp và trung cấp và đề xuất hàm ý giải pháp giảngdạy trợ từ hiệu quả. Tác giả đã sử dụng, quan sát 120 bài viết của sinh viên, quan sát và phân tích lỗisai trợ từ. Kết quả phân tích cho thấy : khi trình độ học tiếng Hàn tăng lên thì lỗi sai khi sử dụng trợ từcó xu hướng giảm đi. Loại lỗi trợ từ sinh viên mắc nhiều nhất là lỗi “thay thế”, lần lượt tiếp theo là lỗi“bỏ sót”, “bổ sung”, “hình thức và diễn ngôn”. Từ kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy trợ từ, khắc phục, giảm thiểu lỗi sai cho sinh viên. Từ khoá : trợ từ, trợ từ tiếng Hàn Quốc, lỗi sai ngôn ngữ, lỗi sai trợ từ, 한국어 조사, 조사오류, 외국어 오류.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích các hình thức lỗi sử dụng trợ từ khi viết của sinhviên học tiếng Hàn theo từng cấp độ từ sơ cấp đến trung cấp. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để đềxuất giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy trợ từ trong tiếng Hàn. Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dínhđiển hình với sự kết hợp giữa trợ từ (조사) và vĩ tố (어미), quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngaytrong bản thân từ. Sử dụng trợ từ hiệu quả và nghiên cứu lỗi khi sử dụng trợ từ là một trong nhữngchủ đề luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm (trích dẫn). Đặc biệt đối với trợ từ cách (격조사),người học tiếng Hàn ở mọi cấp độ sơ cấp đến trung, cao cấp thường gặp khó khăn và mắc lỗi nhiềunhất khi sử dụng (Jang Kyeong Hee, 2019) Một số nghiên cứu trong thời gian gần đây chỉ ra rằng, việc dạy và học tiếng Hàn đang hướngđến mục đích nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực diễn đạt của chủ thể nói thông qua ngôn ngữ(Hoàng Thị Yến, 2016; Nguyễn Thị Nguyệt Minh, 2021; Nguyễn Thị Ngọc Bích và Nguyễn ĐứcLong, 2022). Chính vì vậy tính lưu loát (유창성) khi giao tiếp được chú trọng rèn luyện và giảngdạy hơn tính chính xác của câu (문장의 정확성) khi viết. Tuy nhiên, “tính chính xác” và “tính lưuloát”, có mối quan hệ tương hỗ. Người học tiếng Hàn ở giai đoạn trung-cao cấp, cần sử dụng ngônngữ một cách chính xác và phù hợp hơn so với giai đoạn sơ cấp, để thực hiện được điều này, việchiểu, áp dụng ngữ pháp chính xác là điều cần thiết. Đặc biệt trợ từ không đơn thuần chỉ đóng vai trò là chức năng thuộc về ngữ pháp trong câu,mà còn mang nhiều ý nghĩa đa dạng khác, vì vậy cần phải giảng dạy và học trợ từ ngay từ giai đoạnsơ cấp và phải được học tập củng cố ở giai đoạn trung cấp, cao cấp. Nghiên cứu này phân tích lỗisai khi sử dụng trợ từ của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc theo từng cấp độ từ sơ cấpđến trung cấp, tìm ra nguyên nhân lỗi sai và nắm bắt các các lỗi sai điển hình, từ đó đề xuất giảipháp nâng cao hiệu quả giảng dạy trợ từ. Điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu liên quan trước đó bao gồm: thứnhất, đa dạng hoá đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu này xem xét và phân tích lỗi sai trợ từ kể cảtrợ từ cách trong quá trình học môn viết tiếng Hàn của người học từ sơ cấp đến trung cấp. Thứ hai,phân tích đánh giá lỗi sai sử dụng trợ từ trong đàm thoại, giao tiếp. Nghiên cứu này phân tích câu 651đặt trong văn mạch và ngữ cảnh cụ thể để tìm ra lỗi sai trợ từ chứ không chỉ tìm lỗi trợ từ trong mộtcâu thuần tuý. Nghiên cứu này sẽ giải quyết các vấn đề bao gồm: Thứ nhất, mối quan hệ giữa sử dụng sai trợtừ với người học tiếng Hàn theo từng cấp độ. Cụ thể, Trợ từ được giảng dạy đầu tiên ở trình độ sơcấp. Người học sơ cấp từ sử dụng trợ từ không thành thạo, chuyển sang giai đoạn trung cấp, cao cấpcó thể sẽ giảm dần các lỗi sai trợ từ do trình độ ngoại ngữ được nâng cao hay không? Hoặc mốiquan hệ giữa lỗi sai trợ từ và cấp độ học sẽ theo hình thái chữ U (U-shaped learning). Nghĩa là lỗisai trợ từ sẽ tăng theo cấp độ học? Thứ hai, kiểm định sự khác biệt mức độ sai trợ từ ở cấp độ sơcấp và trung cấp.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm trợ từ trong tiếng Hàn Theo từ điển ngữ pháp và tiếng Hàn (2014), trợ từ được định nghĩa là “một loại hình vị phụthuộc, bổ sung thêm ý nghĩa hoặc thể hiện quan hệ ngữ pháp được gắn phía sau thể từ”. Theo Đạitừ điển quốc ngữ (2015) trợ từ là loại vĩ tố có chức năng “trợ nghĩa” hoặc biểu thị quan hệ ngữ pháp“khác nghĩa” được gắn phía với thể từ hoặc phó từ . Trong tiếng Hàn, trợ từ là một từ, nhưng không giống như những từ khác, nó không có tínhđộc lập và chủ yếu được kết hợp với một thể từ (danh từ, đại từ hoặc tu từ) để diễn đạt mối quan hệgiữa danh từ đứng trước với các thành phần câu khác hoặc để diễn đạt thêm ý nghĩa (Jo Hee Young,2022). Theo đó, khác với tiếng Anh, trợ từ trong tiếng Hàn có thể đặt bất cứ chỗ nào và di chuyểntự do trong câu, đồng thời có thể dễ dàng gắn vào danh từ đứng trước để thêm nhiều ý nghĩa khácnhau. Theo Koo Young Geun và Gu Bon Kwan (2008) định nghĩa khái niệm trợ từ là “một phần tửkết hợp với một từ hoặc nhiều đơn vị từ để biểu thị mối quan hệ giữa từ đó với các từ khác hoặc bổsung thêm ý nghĩa đặc trưng vốn có của nó”. Theo Joo Kyung Hee (2009), trợ từ là một loại thể từđược thêm vào trong câu nhằm biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói. Tóm lại, trợ từ trong tiếng Hàn mang những đặc tính như sau. - Thứ nhất, không được sử dụng độc lập mà phải gắn sau các từ hoặc sử dụng kết hợp với cáctrợ từ khác. Ví dụ các trường hợp sử dụng trợ từ (1) Trợ từ gắn với vĩ tố: 아무리 먹어도 배가 부르지가 않아다. (2) Trợ từ kết hợp sử dụng với một trợ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích lỗi sai khi sử dụng trợ từ: Nghiên cứu trường hợp sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc, trường Đại học Thủ Dầu Một PHÂN TÍCH LỖI SAI KHI SỬ DỤNG TRỢ TỪ:NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH NGÔN NGỮ HÀN QUỐC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Trần Thị Thanh Hằng 1 1. Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Thủ Dầu MộtTÓM TẮT Nghiên cứu này đã phân tích các lỗi sai khi sử dụng trợ từ của sinh viên học Ngành Ngôn ngữHàn, trường Đại học Thủ Dầu Một theo trình độ sơ cấp và trung cấp và đề xuất hàm ý giải pháp giảngdạy trợ từ hiệu quả. Tác giả đã sử dụng, quan sát 120 bài viết của sinh viên, quan sát và phân tích lỗisai trợ từ. Kết quả phân tích cho thấy : khi trình độ học tiếng Hàn tăng lên thì lỗi sai khi sử dụng trợ từcó xu hướng giảm đi. Loại lỗi trợ từ sinh viên mắc nhiều nhất là lỗi “thay thế”, lần lượt tiếp theo là lỗi“bỏ sót”, “bổ sung”, “hình thức và diễn ngôn”. Từ kết quả phân tích, tác giả đã đề xuất các giải phápnhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy trợ từ, khắc phục, giảm thiểu lỗi sai cho sinh viên. Từ khoá : trợ từ, trợ từ tiếng Hàn Quốc, lỗi sai ngôn ngữ, lỗi sai trợ từ, 한국어 조사, 조사오류, 외국어 오류.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu này nhằm mục đích phân tích các hình thức lỗi sử dụng trợ từ khi viết của sinhviên học tiếng Hàn theo từng cấp độ từ sơ cấp đến trung cấp. Kết quả phân tích sẽ là cơ sở để đềxuất giải pháp nâng cao hiệu quả giảng dạy trợ từ trong tiếng Hàn. Tiếng Hàn là ngôn ngữ chắp dínhđiển hình với sự kết hợp giữa trợ từ (조사) và vĩ tố (어미), quan hệ ngữ pháp được diễn đạt ngaytrong bản thân từ. Sử dụng trợ từ hiệu quả và nghiên cứu lỗi khi sử dụng trợ từ là một trong nhữngchủ đề luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm (trích dẫn). Đặc biệt đối với trợ từ cách (격조사),người học tiếng Hàn ở mọi cấp độ sơ cấp đến trung, cao cấp thường gặp khó khăn và mắc lỗi nhiềunhất khi sử dụng (Jang Kyeong Hee, 2019) Một số nghiên cứu trong thời gian gần đây chỉ ra rằng, việc dạy và học tiếng Hàn đang hướngđến mục đích nâng cao năng lực giao tiếp và năng lực diễn đạt của chủ thể nói thông qua ngôn ngữ(Hoàng Thị Yến, 2016; Nguyễn Thị Nguyệt Minh, 2021; Nguyễn Thị Ngọc Bích và Nguyễn ĐứcLong, 2022). Chính vì vậy tính lưu loát (유창성) khi giao tiếp được chú trọng rèn luyện và giảngdạy hơn tính chính xác của câu (문장의 정확성) khi viết. Tuy nhiên, “tính chính xác” và “tính lưuloát”, có mối quan hệ tương hỗ. Người học tiếng Hàn ở giai đoạn trung-cao cấp, cần sử dụng ngônngữ một cách chính xác và phù hợp hơn so với giai đoạn sơ cấp, để thực hiện được điều này, việchiểu, áp dụng ngữ pháp chính xác là điều cần thiết. Đặc biệt trợ từ không đơn thuần chỉ đóng vai trò là chức năng thuộc về ngữ pháp trong câu,mà còn mang nhiều ý nghĩa đa dạng khác, vì vậy cần phải giảng dạy và học trợ từ ngay từ giai đoạnsơ cấp và phải được học tập củng cố ở giai đoạn trung cấp, cao cấp. Nghiên cứu này phân tích lỗisai khi sử dụng trợ từ của sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc theo từng cấp độ từ sơ cấpđến trung cấp, tìm ra nguyên nhân lỗi sai và nắm bắt các các lỗi sai điển hình, từ đó đề xuất giảipháp nâng cao hiệu quả giảng dạy trợ từ. Điểm khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu liên quan trước đó bao gồm: thứnhất, đa dạng hoá đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu này xem xét và phân tích lỗi sai trợ từ kể cảtrợ từ cách trong quá trình học môn viết tiếng Hàn của người học từ sơ cấp đến trung cấp. Thứ hai,phân tích đánh giá lỗi sai sử dụng trợ từ trong đàm thoại, giao tiếp. Nghiên cứu này phân tích câu 651đặt trong văn mạch và ngữ cảnh cụ thể để tìm ra lỗi sai trợ từ chứ không chỉ tìm lỗi trợ từ trong mộtcâu thuần tuý. Nghiên cứu này sẽ giải quyết các vấn đề bao gồm: Thứ nhất, mối quan hệ giữa sử dụng sai trợtừ với người học tiếng Hàn theo từng cấp độ. Cụ thể, Trợ từ được giảng dạy đầu tiên ở trình độ sơcấp. Người học sơ cấp từ sử dụng trợ từ không thành thạo, chuyển sang giai đoạn trung cấp, cao cấpcó thể sẽ giảm dần các lỗi sai trợ từ do trình độ ngoại ngữ được nâng cao hay không? Hoặc mốiquan hệ giữa lỗi sai trợ từ và cấp độ học sẽ theo hình thái chữ U (U-shaped learning). Nghĩa là lỗisai trợ từ sẽ tăng theo cấp độ học? Thứ hai, kiểm định sự khác biệt mức độ sai trợ từ ở cấp độ sơcấp và trung cấp.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm trợ từ trong tiếng Hàn Theo từ điển ngữ pháp và tiếng Hàn (2014), trợ từ được định nghĩa là “một loại hình vị phụthuộc, bổ sung thêm ý nghĩa hoặc thể hiện quan hệ ngữ pháp được gắn phía sau thể từ”. Theo Đạitừ điển quốc ngữ (2015) trợ từ là loại vĩ tố có chức năng “trợ nghĩa” hoặc biểu thị quan hệ ngữ pháp“khác nghĩa” được gắn phía với thể từ hoặc phó từ . Trong tiếng Hàn, trợ từ là một từ, nhưng không giống như những từ khác, nó không có tínhđộc lập và chủ yếu được kết hợp với một thể từ (danh từ, đại từ hoặc tu từ) để diễn đạt mối quan hệgiữa danh từ đứng trước với các thành phần câu khác hoặc để diễn đạt thêm ý nghĩa (Jo Hee Young,2022). Theo đó, khác với tiếng Anh, trợ từ trong tiếng Hàn có thể đặt bất cứ chỗ nào và di chuyểntự do trong câu, đồng thời có thể dễ dàng gắn vào danh từ đứng trước để thêm nhiều ý nghĩa khácnhau. Theo Koo Young Geun và Gu Bon Kwan (2008) định nghĩa khái niệm trợ từ là “một phần tửkết hợp với một từ hoặc nhiều đơn vị từ để biểu thị mối quan hệ giữa từ đó với các từ khác hoặc bổsung thêm ý nghĩa đặc trưng vốn có của nó”. Theo Joo Kyung Hee (2009), trợ từ là một loại thể từđược thêm vào trong câu nhằm biểu hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc của người nói. Tóm lại, trợ từ trong tiếng Hàn mang những đặc tính như sau. - Thứ nhất, không được sử dụng độc lập mà phải gắn sau các từ hoặc sử dụng kết hợp với cáctrợ từ khác. Ví dụ các trường hợp sử dụng trợ từ (1) Trợ từ gắn với vĩ tố: 아무리 먹어도 배가 부르지가 않아다. (2) Trợ từ kết hợp sử dụng với một trợ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lỗi sai khi sử dụng trợ từ Trợ từ tiếng Hàn Quốc Kỹ năng học tiếng Hàn Giao tiếp tiếng Hàn Ngôn ngữ Hàn Quốc Trường Đại học Thủ Dầu MộtGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 92 0 0
-
Giáo trình Hán ngữ Han Yu: Quyển 4
77 trang 78 0 0 -
384 tình huống thực hành đàm thoại tiếng hàn: phần 2
182 trang 63 1 0 -
Nguyên tắc lịch sự của hành vi nịnh trong tiếng Hán (Qua ngữ liệu bộ phim Bản lĩnh Kỷ Hiểu Lam)
8 trang 60 0 0 -
Xác định khía cạnh môi trường tại Trường Đại học Thủ Dầu Một theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015
8 trang 51 0 0 -
Topik theo chủ đề - Từ vựng tiếng Hàn
102 trang 46 0 0 -
9 trang 44 0 0
-
Từ điển Việt - Hàn hiện đại: Phần 2
221 trang 34 0 0 -
Ebook Get it Korean speaking 1: Part 1
63 trang 33 0 0 -
9 trang 32 0 0