Phân tích nhân quả cho mối quan hệ giữa tăng trưởng, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 750.27 KB
Lượt xem: 21
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI ở Việt Nam sử dụng số liệu hàng năm cho giai đoạn 1990-2016. Từ đó, chiều hướng nhân quả được xem xét qua mô hình VECM và đã cung cấp bằng chứng cho mối quan hệ ngắn hạn từ FDI và xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng trong dài hạn là mối quan hệ nhân quả song phương giữa FDI và tăng trưởng kinh tế và nhân quả đơn phương từ xuất khẩu đến FDI và tăng trưởng kinh tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích nhân quả cho mối quan hệ giữa tăng trưởng, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam PHÂN TÍCH NHÂN QUẢ CHO MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG, XUẤT KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ThS.Trần Thị Tùng Quyên1, ThS.Lê Thỵ Hà Vân2, ThS.Ngô Nữ Mai Quỳnh3 (1) Trường Đại học Quang Trung; (2)(3)Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI ở Việt Nam sử dụng số liệu hàng năm cho giai đoạn 1990-2016. Phương pháp tiếp cận tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) đã được sử dụng để thực hiện nghiên cứu. Kiểm định đường bao qua ARDL cho kết quả về mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI. Từ đó, chiều hướng nhân quả được xem xét qua mô hình VECM và đã cung cấp bằng chứng cho mối quan hệ ngắn hạn từ FDI và xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng trong dài hạn là mối quan hệ nhân quả song phương giữa FDI và tăng trưởng kinh tế và nhân quả đơn phương từ xuất khẩu đến FDI và tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: tăng trưởng, xuất khẩu, FDI, ARDL, nhân quả Granger 1. Giới thiệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là một trong những chủ đề quan trọng và thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu. Do những biến động trong các dòng vốn ngắn hạn, các nước kém phát triển và đang phát triển chuyển trọng tâm từ việc thu hút các dòng vốn ngắn hạn sang dòng vốn FDI bởi những tác động lâu dài của FDI. Tuy nhiên, sự hiểu biết về những tác động lâu dài và lợi ích của FDI là không rõ ràng và thường ít có được sự thống nhất giữa các quốc gia, điều này gây nên khó khăn trong việc xác định tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các nhà làm chính sách, vấn đề quan trọng hơn là nắm bắt được tác động dài hạn và ngắn hạn của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần phải hiểu biết một cách chắc chắn bằng cách nào FDI được thu hút vào một quốc gia và ảnh hưởng của nó trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào, và những cơ chế mà qua đó FDI được cho là sẽ mang lại sự thay đổi trong nền kinh tế. Duttaray, Dutt và Mukhopadyay (2008) xem xét các vấn đề trong việc tìm hiểu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế sử dụng phương trình hồi quy chéo giữa các quốc gia. Họ nhấn mạnh rằng FDI được đo bằng tỷ lệ của dòng chảy FDI trong đầu ra có một tác động tích cực đến tăng trưởng bằng cách đưa ra một hệ số tích cực trong phương trình hồi quy. Tuy nhiên, khi biến xuất khẩu được đưa vào trong phương trình hồi quy, hệ số của FDI có thể trở thành tiêu cực hoặc tích cực (Borensztein và cộng sự, 1998). Hơn nữa, họ nhấn mạnh rằng các hệ số tích cực trong phương trình che đậy các cơ chế mà qua đó FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng. Với vấn đề ước lượng chệch do tính nội sinh, hệ số tích cực không cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về quan hệ nhân quả đơn hướng từ FDI tới tăng trưởng sản lượng, cũng như các quan hệ nhân quả có thể ở cả hai hướng. Mỗi yếu tố trong các yếu tố tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI đều có một nền tảng lý thuyết phù hợp để có thể ảnh hưởng đến các biến khác. Việc làm nổi bật sự tương tác giữa các biến này là vấn đề rất có ý nghĩa nhưng không kém phần phức tạp. Nếu không nắm bắt chiều hướng và mô hình của cơ chế giữa các biến này có thể cản trở chính sách hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, để xây dựng được các chính sách phù hợp thì điều quan trọng là phải điều tra mối quan hệ giữa các biến này. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên cho trường hợp ở Việt Nam. Một số nghiên cứu trước đây đã khám phá những tác động của xuất khẩu và FDI đến tăng trưởng kinh tế, nhưng hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp kiểm định nhân quả Granger song phương, hoặc là thông qua các mô hình hồi quy đa biến. Bài viết này 81 nghiên cứu mối quan hệ động giữa xuất khẩu, FDI và tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ một chuỗi thời gian từ năm 1990 đến năm 2016 thông qua cách tiếp cận từ mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) và mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Với cách tiếp cận này sẽ cho phép chúng tôi khám phá mối quan hệ động dài hạn và ngắn hạn và chiều hướng nhân quả giữa các biến. Bài viết này được cấu trúc như sau. Phần tiếp theo sẽ cung cấp tổng quan các tài liệu nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm. Trong phần 3 là thảo luận về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Phần 4 trình bày các kết quả thực nghiệm cùng với việc phân tích các kết quả thu được. Phần 5 kết thúc với một số kết luận và hàm ý chính sách. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.2. Nghiên cứu lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và xuất khẩu Lý thuyết xuất khẩu nhằm giải thích tại sao các nước trao đổi thương mại với nhau, trong khi lý thuyết FD ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích nhân quả cho mối quan hệ giữa tăng trưởng, xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam PHÂN TÍCH NHÂN QUẢ CHO MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG, XUẤT KHẨU VÀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM ThS.Trần Thị Tùng Quyên1, ThS.Lê Thỵ Hà Vân2, ThS.Ngô Nữ Mai Quỳnh3 (1) Trường Đại học Quang Trung; (2)(3)Trường Đại học Quy Nhơn Tóm tắt: Nghiên cứu điều tra mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI ở Việt Nam sử dụng số liệu hàng năm cho giai đoạn 1990-2016. Phương pháp tiếp cận tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) đã được sử dụng để thực hiện nghiên cứu. Kiểm định đường bao qua ARDL cho kết quả về mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI. Từ đó, chiều hướng nhân quả được xem xét qua mô hình VECM và đã cung cấp bằng chứng cho mối quan hệ ngắn hạn từ FDI và xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế, bằng chứng trong dài hạn là mối quan hệ nhân quả song phương giữa FDI và tăng trưởng kinh tế và nhân quả đơn phương từ xuất khẩu đến FDI và tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: tăng trưởng, xuất khẩu, FDI, ARDL, nhân quả Granger 1. Giới thiệu Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kim ngạch xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế là một trong những chủ đề quan trọng và thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà nghiên cứu. Do những biến động trong các dòng vốn ngắn hạn, các nước kém phát triển và đang phát triển chuyển trọng tâm từ việc thu hút các dòng vốn ngắn hạn sang dòng vốn FDI bởi những tác động lâu dài của FDI. Tuy nhiên, sự hiểu biết về những tác động lâu dài và lợi ích của FDI là không rõ ràng và thường ít có được sự thống nhất giữa các quốc gia, điều này gây nên khó khăn trong việc xác định tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các nhà làm chính sách, vấn đề quan trọng hơn là nắm bắt được tác động dài hạn và ngắn hạn của FDI đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, cần phải hiểu biết một cách chắc chắn bằng cách nào FDI được thu hút vào một quốc gia và ảnh hưởng của nó trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào, và những cơ chế mà qua đó FDI được cho là sẽ mang lại sự thay đổi trong nền kinh tế. Duttaray, Dutt và Mukhopadyay (2008) xem xét các vấn đề trong việc tìm hiểu tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế sử dụng phương trình hồi quy chéo giữa các quốc gia. Họ nhấn mạnh rằng FDI được đo bằng tỷ lệ của dòng chảy FDI trong đầu ra có một tác động tích cực đến tăng trưởng bằng cách đưa ra một hệ số tích cực trong phương trình hồi quy. Tuy nhiên, khi biến xuất khẩu được đưa vào trong phương trình hồi quy, hệ số của FDI có thể trở thành tiêu cực hoặc tích cực (Borensztein và cộng sự, 1998). Hơn nữa, họ nhấn mạnh rằng các hệ số tích cực trong phương trình che đậy các cơ chế mà qua đó FDI ảnh hưởng đến tăng trưởng. Với vấn đề ước lượng chệch do tính nội sinh, hệ số tích cực không cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về quan hệ nhân quả đơn hướng từ FDI tới tăng trưởng sản lượng, cũng như các quan hệ nhân quả có thể ở cả hai hướng. Mỗi yếu tố trong các yếu tố tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI đều có một nền tảng lý thuyết phù hợp để có thể ảnh hưởng đến các biến khác. Việc làm nổi bật sự tương tác giữa các biến này là vấn đề rất có ý nghĩa nhưng không kém phần phức tạp. Nếu không nắm bắt chiều hướng và mô hình của cơ chế giữa các biến này có thể cản trở chính sách hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, để xây dựng được các chính sách phù hợp thì điều quan trọng là phải điều tra mối quan hệ giữa các biến này. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ các vấn đề nêu trên cho trường hợp ở Việt Nam. Một số nghiên cứu trước đây đã khám phá những tác động của xuất khẩu và FDI đến tăng trưởng kinh tế, nhưng hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng những phương pháp kiểm định nhân quả Granger song phương, hoặc là thông qua các mô hình hồi quy đa biến. Bài viết này 81 nghiên cứu mối quan hệ động giữa xuất khẩu, FDI và tăng trưởng kinh tế trong khuôn khổ một chuỗi thời gian từ năm 1990 đến năm 2016 thông qua cách tiếp cận từ mô hình tự hồi quy phân phối trễ (ARDL) và mô hình véc tơ hiệu chỉnh sai số (VECM). Với cách tiếp cận này sẽ cho phép chúng tôi khám phá mối quan hệ động dài hạn và ngắn hạn và chiều hướng nhân quả giữa các biến. Bài viết này được cấu trúc như sau. Phần tiếp theo sẽ cung cấp tổng quan các tài liệu nghiên cứu cả về lý thuyết và thực nghiệm. Trong phần 3 là thảo luận về dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Phần 4 trình bày các kết quả thực nghiệm cùng với việc phân tích các kết quả thu được. Phần 5 kết thúc với một số kết luận và hàm ý chính sách. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.2. Nghiên cứu lý thuyết 2.2.1. Lý thuyết về mối quan hệ giữa FDI và xuất khẩu Lý thuyết xuất khẩu nhằm giải thích tại sao các nước trao đổi thương mại với nhau, trong khi lý thuyết FD ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tăng trưởng kinh tế Đầu tư trực tiếp nước ngoài Kim ngạch xuất khẩu Lý thuyết xuất khẩu Quan hệ giữa FDI và xuất khẩu Lý thuyết tăng trưởngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kinh tế học vĩ mô: Phần 1 - N. Gregory Mankiw, Vũ Đình Bách
117 trang 723 3 0 -
Nguồn lực tài chính phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam
3 trang 248 0 0 -
10 trang 216 0 0
-
13 trang 193 0 0
-
Đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam
3 trang 170 0 0 -
Ứng dụng mô hình ARDL nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam
9 trang 165 0 0 -
Bài giảng Kinh tế phát triển: Chương 3 - PGS .TS Đinh Phi Hổ
35 trang 164 0 0 -
Tác động của lao động và nguồn vốn đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
5 trang 157 0 0 -
Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và ngân sách giáo dục tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012
4 trang 152 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán căn hộ chung cư trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
12 trang 144 0 0