Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là tác phẩm nằm trong loại hình kí và thuộc thể loại bút kí văn học. Bút kí văn học có dung lượng gần như truyện ngắn, ghi chép về những sựkiện, con người có thực, đồng thời trình bày trực tiếp cảm nhận, suy nghĩ của tác giả về những sự kiện, con người ấy.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG? Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJ PHÂN TÍCH TÁC PHẨM AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?I. Về thể loại - loại hình Ai đã đặt tên cho dòng sông ? là tác phẩm nằm trong loại hình kí và thuộc thể loạibút kí văn học. Bút kí văn học có dung lượng gần như truyện ngắn, ghi chép về những sựkiện, con người có thực, đồng thời trình bày trực tiếp cảm nhận, suy nghĩ của tác giả vềnhững sự kiện, con người ấy. Đọc một bút kí, cái mà người ta chờ đợi trước hết là tính cóvấn đề của nó, gắn liền với việc tác giả thể hiện được những khám phá sâu sắc về đốitượng, đề xuất được những tư tưởng, quan niệm có ý nghĩa đối với đời sống hiện tại. Ranh giới giữa bút kí văn học và tuỳ bút văn học nhiều khi khá nhập nhằng, đặc biệttrong trường hợp tác giả quan tâm nhiều tới việc biểu lộ cái tôi nghệ sĩ phóng khoáng, tựdo, giàu tiềm lực văn hoá của mình và chọn một hình thức diễn tả có duyên, đầy màu sắcbiểu cảm, chứa đựng nhiều liên tưởng, tưởng tượng độc đáo... Do có những đặc điểm vừanói, Ai đã đặt tên cho dòng sông ? cũng có thể được xem là một thiên tuỳ bút đặc sắc (xemthêm phần nói về thể tuỳ bút ở bài Người lái đò Sông Đà).II. Tiếp cận văn bản Viết về bất cứ dòng sông nào trên trái đất, người ta cũng cần có, cần thể hiện đượcmột tình yêu tha thiết, lắng sâu và một sự am tường không hề sách vở về những vấn đề địalí, lịch sử và văn hoá gắn liền với chúng. Bởi các dòng sông luôn là cái nôi của những vùng,những nền văn hoá đa dạng, lắm sắc màu và là đối tượng mà các cư dân sống trong vòngtay của chúng phải vô hạn biết ơn. Viết về con sông Hương cũng cần và lại càng cần nhưvậy. Đây là một thách thức nhưng là thách thức đã được chuyển hoá thành niềm giục giãđầy tự nhiên, đầy xao xuyến trong tâm hồn những ai yêu sông Hương, yêu Huế. May thay,chúng ta đã có được những nhà thơ, nhà văn tài năng vượt qua được các thách thức nóitrên để tặng cho sông Hương những tác phẩm bất hủ[1]. Trong những nhà thơ, nhà văn đócó Hoàng Phủ Ngọc Tường, người đã viết nên một thiên tuyệt bút có nhan đề là Ai đã đặttên cho dòng sông ? Vang lên từ nhan đề, trước hết, câu hỏi Ai đã đặt tên cho dòng sông ? có dáng dấpcủa một thoáng ngẩn ngơ rất thi sĩ (và theo chính tác giả cho biết thì đó là câu hỏi của mộtthi sĩ đích thực). Từ thoáng ngẩn ngơ này, bao nhiêu ấn tượng về cái đẹp của sông Hươngsẽ ùa về trong tâm trí, khơi lên mạch viết dạt dào cảm xúc về nhan sắc thiên phú củadòng nước êm đềm chảy qua Huế cố đô. Vang lên những lần khác trong tác phẩm[2], câuhỏi biến thành một nỗi suy tư thâm trầm, đánh động bao vốn liếng văn hoá tích tụ trongngười viết và cũng đòi nó phải được hiện diện trên trang giấy. Vậy đó, ta đang nói đếnnhững mạch cảm hứng lớn đã dẫn dắt nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đến và đi với sôngHương, để rồi tiếp nữa, làm một cuộc viễn du vào lòng muôn độc giả, đóng vai người truyềncảm hứng cho họ bộc lộ tình yêu xứ sở hết sức thiết tha của mình. Thông thường, người ta hay sử dụng phép nhân hoá khi miêu tả thiên nhiên. Kểcũng là điều dễ hiểu, bởi trong văn học, các đối tượng không bao giờ xuất hiện như những http://www.hoc360.vn Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Giáo dục IDJkhách thể tự nó mà như những vật thể hiện nỗ lực của con người nhằm chủ quan hoátoàn bộ thế giới khách quan. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã nhân hoá sông Hương.Nhưng nhân hoá ở đây không chỉ là nhân hoá trong từng đoạn miêu tả rời rạc với mục đíchlàm cho câu văn, hình ảnh trở nên sinh động. Ông đã thực sự xây dựng sông Hương thànhmột nhân vật, một con người, để được chuyện trò, đối thoại cùng nó. Điều này hoàn toànhợp lẽ, bởi chẳng phải ta vẫn quen nghĩ rằng các dòng sông vừa là kẻ đồng sáng tạo, vừa làchứng nhân lịch sử, văn hoá của một vùng đất hay sao ? Dưới ngòi bút tài hoa và cái nhìnđầy mê đắm, trân trọng của tác giả, sông Hương cũng có một cuộc đời phong phú trải quanhiều giai đoạn, khi gian truân, khi êm đềm. Giữa lòng Trường Sơn, nó chính là một cô gáiDi-gan phóng khoáng và man dại, có bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.Còn khi đã ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ,trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Sông Hương có phần tâm hồnsâu thẳm, có vẻ mặt lúc trầm mặc, lúc vui tươi, có thái độ đầy ân tình với Huế khi dành chocố đô điệu slow tình cảm vô cùng giàu ý nghĩa... Tác giả đã thực sự trở thành một tri kỉcủa sông Hương, hiểu ngọn ngành khí chất của nó, và hơn thế, còn chu đáo đề xuất vớichúng ta một cách nhìn toàn diện về người bạn của mình : Nếu chỉ mải mê nhìn ngắmkhuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bảnchất của sông Hương.... Ông dõi theo từng khúc quanh, nét lượn, bước ngoặt rất cụ thểcủa sông Hương để nói với độc giả về những ý tứ mà sông Hương muốn biể ...