Ðồng chí là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và của thơ ca Việt Nam hiện đại. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, đánh dấu sự xuất hiện cuả một nhà thơ mới trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Phân tích tác phẩm Đồng Chí - Ngữ văn lớp 9 Đồng Chí Em hãy phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Ðồng chí là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và của thơ ca ViệtNam hiện đại. Hễ nói tới thơ Chính Hữu là người ta không thể không nghĩ đến Ðồngchí. Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc năm 1947, đánhdấu sự xuất hiện cuả một nhà thơ mới trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ lúc đầu dán ở báo tường đơn vị, sau in vào báo Sự thật, rồi được chép vào sổtay các cán bộ, chiến sĩ, được phổ nhạc, trở thành tải sản chung của mọi người. Ðồng chí là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa người vàngười trong cách mạng và kháng chiến. Ðồng chí trong ngôn ngữ sinh hoạt chính trịvà đời thường đã thành tiếng xưng hô quen thuộc, khi lý tưởng cách mạng đoàn kết,gắn bó mọi người đã bắt rễ sâu vào đời sống. Nhưng mấy ai đã cảm nhận được nộidung tình cảm phong phú mới mẻ chứa đựng trong hai tiếng ấy? Ðể làm hiện lên nội dung mới lạ trong những từ ngữ quen thuộc, nhà thơ phảidùng phép lạ hóa. Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ bắt đầu từ những cái khác biệtvà xa lạ. Ðây là lời của những người đồng chí tự thấy cái mới lạ của mình: Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi hai người xa la Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau. Mỗi người một quê, đất đai canh tác khác nhau, tập quán, phong tục hẳn làcũng khác. Miền biển nước mặn, đất phèn. Vùng đồi trung du đất ít hơn sỏi đá. Nhữngcon người tự nhận là xa lạ, cách nhau cả một phương trời và chẳng hẹn hò quen nhau.ấy thế mà có một sức mạnh vô song, vô hình biến họ thành đôi tri kỷ: Súng bên súng đầu gác bên đầu Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ. Ðó là cuộc sống và chiến đấu chung đã làm thay đổi tất cả. Hai dòng thơ chỉ cómột chữ chung: Ðêm rét chung chăn, nhưng cái chung đã bao trùm tất cả. Súngbên súng là chung chiến đấu, đầu sát bên đầu thì chung rất nhiều: không chỉ là gầnnhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ, lý tưởng. Ðêm rét chung chăn làmột hình ảnh thật cảm động và đầy ắp kỷ niệm. Những người từng kháng chiến ở ViệtBắc hẳn không ai quên cái rét Việt Bắc và của vùng rừng núi nói chung. Hồi ấy nhàthơ Tố Hữu từng viết: Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, Gió qua rừng Ðèo Khế giósang. Cũng không ai quên được cuộc sống chung gắn bó mọi người: Bát cơm sẻnữa, chăn sui đắp cùng. Ðắp chăn chung trở thành biểu tượng của tình thân hữu, ấmcúng, ruột thịt. Những cái chung ấy đã biến những con người xa lạ thành đôi tri kỷ Hai chữ Ðồng chí đứng riêng thành một dòng thơ là điều rất có ý nghĩa. Nhàthơ hoàn toàn có thể viết thế này: Ðêm rét chung chăn thành đôi đồng chí. Ðồngchí và tri kỷ đều cùng một vần bằng, vần trắc, hai chữ hoàn toàn có thể thay thếnhau mà không làm sai vận luật, mà bài thơ có thể rút ngắn được một dòng. Nhưngnếu viết như thế thì hỏng. Ðêm rét chung chăn có nghĩa hai chữ Ðồng chí rộng lớnvô cùng. Tri kỷ là biết mình và suy rộng ra là biết về nhau. Ðồng chí thì khôngphải chỉ biết nhau, mà còn phải biết được cái chung rộng lớn gắn bó con người trênmọi mặt. Hai chữ Ðồng chí đứng thành một dòng thơ đầy sức nặng suy nghĩ. Nó nângcao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ các đoạn sau. Ðồng chí là cái có thể cảm nhậnmà không dễ nói hết. Phần hai bài thơ nói đến tình cảm chung của những người đồng chí. Những câuthơ chia thành anh, tôi, nhưng giữa họ đều là chung cả. Ðoạn hai của bài thơ đượcmở đầu bằng những dòng tâm sự nhớ nhà. Bây giờ họ chia sẻ với nhau những tìnhcảm quê hương và gia đình. Ðối với các chàng trai áo nâu ra trận lần đầu nhớ nhà lànỗi niềm thường trực: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay. Ðối với người nông dân, làm ruộng là quan trọng nhất, những việc ấy đành nhờbạn thân làm hộ. Gian nhà tổ ấm cũng đành chịu hy sinh: mặc kệ gió lung lay. Câuthơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn như muốn nâng đỡ con người vượt lên cái bấtđắc dĩ của hoàn cảnh. Thẻ hỏi ai có thể mặc kệ để cho gió làm xiêu đổ nhà mình?Ðó là một thoáng tếu nhộn làm se lòng người. Hai dòng thơ đầy ắp nỗi nhớ, mặc dùtới dòng thứ ba thì chữ nhớ mới xuất hiện Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Người lính trong thơ Chính Hữu đã rất nhớ nhà, nhớ quê nhưng họ thương nhấtvẫn là người ở nhà nhớ họ, dõi theo tn tức của họ, những người ở nơi nguy hiểm. Hìnhảnh giếng nước là nơi dân làng gặp gỡ sáng sáng, chiều chiều. Gốc đa là nơi dânlàng nghỉ ngơi những khi trưa nắng. Những lúc ấy họ sẽ hỏi thăm những người trai ratrận. Nhưng giếng nước, gốc đa cũng là nơi hò hẹn, tình tự lứa đôi: Trăm năm dầulỗi hẹn hò, Cây đa bến cũa con đò khác đưa. Biết bao là nhớ nhung. Nhưng ngườilính không nói là mình nhớ, chỉ nói ai khác nhớ. Ðó cũng là cảnh mình tự vượt lênmình, những dòng thơ nén ...